MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC Ở CÁC DOANH NGHIỆP NƯỚC TA VÀ NƯỚC NGOÀ

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC (Trang 29 - 32)

CÁC DOANH NGHIỆP NƯỚC TA VÀ NƯỚC NGOÀI

Nhà quản trị nhân lực phải là nhà khoa học và nhà nghệ thuật.

Nhà quản trị phải có kiến thức về tính quy luật của sự phát triển tự nhiên và xã hội, cũng như tư duy nói chung về một lĩnh vực riêng biệt nào đó. Đó chính là hệ thống các kiến thức, phương pháp không chỉ có trên giấy tờ mà còn phải được áp dụng trong thực tế. Đây là đòi hỏi về mặt khoa học.

Nhà quản trị phải có năng lực bẩm sinh, thông minh, có tài thuyết phục. Có khả năng lôi kéo người khác về phía mình, có khả năng ra quyết định một cách nhanh chóng, dễ hoà hợp, tự tin xử lý tình huống trong thực tế. Bởi vì bản chất con người luôn luôn thay đổi có thể do tác động bên ngoài, cũng có thể do bản thân con người tự thay đổi. Đây chính là đòi hỏi mang tính nghệ thuật. Nhà quản trị giỏi phải kết hợp được cả tính nghệ thuât và tính khoa học vào công tác quản trị nhân lực.

Một số kinh nghiệm trong công tác quản trị nhân lực ở các doanh nghiệp Việt Nam

Công tác quản trị nhân lực trong DN nhà nước hiện nay đang được các nhà quản lý DN (giám đốc) quan tâm. Dựa trên nhu cầu sử dụng lao động của DN để có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bố trí sắp xếp và quản lý lực lượng lao động của đơn vị. Hàng năm DN lên kế hoạch lao động trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình, để làm sao vùa đảm bảo lao động để hoàn thành nhiệm vụ vả sử dụng lao động có hiệu quả nhất. Doanh nghiệp lên bảng phân loại lao động hiện có theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giới tính, tuổi đời để có kế hoạch sắp xếp, bố trí sử dụng giải quyết chế độ hưu chí cho người lao động. Đồng thời có kế hoạch đào tạo, tuyển mộ để đảm bảo đủ chất lượng và số lượng lao động. Công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng lao động và tạo động lực trong lao động của doanh nghiệp nước ta hiện nay học tập rất nhiều ở các doanh nghiệp nước ngoài, nhất là kinh nghiệm quản trị của các nhà quản trị gia Nhật Bản.

Kinh nghiệm của các nhà quản trị gia Nhật Bản

Trong một thập kỷ trở lại đây, Nhật Bản là một quốc gia có nền kinh tế phát triển thần kỳ mặc dù đây là nước xếp vào diện khan hiếm tài nguyên trên thế giới. Điều đó đặt ra câu hỏi cho rất nhiều nhà doanh nghiệp trên thế giới. Có nhiều kết luận khẳng định “sự thành công của nền kinh tế Nhật Bản chủ yếu dựa vào sự kết hợp khéo léo giữa sắc thái văn hoá dân tộc vào công tác quản

trị nhân lực trong doanh nghiệp để tạo nên một mối quan hệ đặc thù trong các doanh nghiệp của Nhật Bản” để học tập kinh nghiệm của họ chúng ta đi sâu vào một số nguyên tắc của các ông chủ Nhật Bản.

1. Về tuyển chọn nhân sự

Để phục vụ cho việc tuyển người được chính xác, các công ty thường dựa vào các phương châm sau:

- Chỉ tuyển vào Công ty những người có đầu óc linh hoạt nhanh nhẹn, nhạy bén.

- Am hiểu công việc, có tinh thần công tác với đồng nghiệp.

- Căn cứ trên nhu cầu nhân sự phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty, ưu tiên những người làm tại các xí nghiệp vệ tinh và những sinh viên mới tốt nghiệp phù hợp chuyên ngành cần chọn .

2. Đào tạo và huấn luyện nghề nghiệp

Trong các Công ty Nhật Bản, tất cả các nhân viên mới được tuyển dụng đều phải trải qua quá trình đào tạo của Công ty đó là hai giai đoạn sau:

Giai đoạn đào tạo tổng quát thời gian kéo dài từ 4-6 tháng. Giai đoạn chuyên môn kéo dài suốt thời gian làm việc.

3. Phát huy nhân tố con người của Công ty

- Chế độ thu dụng suốt đời.

- Chế độ trả lương, thăng chức theo thâm niên công tác.

- Có sự điều chỉnh của ông chủ và người làm về việc phân phối lợi nhuận. - Cách đối sử ông chủ với người làm như người thân trong gia đình. - Hoạt động của nhóm không chính thức của Công ty.

- Chế độ làm việc theo thời gian linh hoạt tại nhà.

Tóm lại, quản trị nhân lực là một trong khâu then chốt của quản trị doanh nghiệp. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng công tác này cũng rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải có sự thận trọng, mềm dẻo, khôn khéo và phải vận dụng nguyên

tắc quản trị có tình, có lý. Nói tóm lại, người làm công tác quản trị nhân lực phải có tâm, có đức và có trí tuệ.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC (Trang 29 - 32)