Các phương hướng tạo động lực

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC (Trang 20 - 23)

Gồm ba phương hướng sau:

- Nhà quản trị phải xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc.

Phải xây dựng các tiêu chuẩn này giúp cho người lao động hiểu được công việc, các hoạt động của tổ chức. Giúp họ hiểu được nhiệm vụ cụ thể của ban thân mình và hiểu yêu cầu doanh nghiệp đối với họ trong qúa trình thực hiện công việc. Đây chính là cơ sở để doanh nghiệp đánh giá khách quan và chính xác mức độ hoàn thành công việc của doanh nghiệp. Và đánh giá thực hiện công việc một cách chính xác sẽ tạo điều kiện cho người lao động thực hiện công việc một cách tốt hơn.

- Nhà quản trị phải tạo điều kiện thuận lợi để người lao động hoàn thành nhiệm vụ. Họ phải cung cấp đầy đủ các điều kiện các điều kiện cần thiết để người lao động hoàn thành được công việc. Hạn chế đến mức tối đa mọi trở ngại để người lao động thực hiện công việc. Phải tuyển chọn, bố trí người lao động phù hợp với công việc.

- Nhà quản trị phải kích thích người lao động bằng:

+ Kích thích vật chất: Là việc sử dụng các yếu tố vật chất để động viên người lao động làm việc tốt hơn. Công cụ cơ bản của doanh nghiệp về mặt vật

chất chỉ trở thành công cụ kích thích tạo động lực cho người lao động trong những điều kiện nhất định.

Tiền lương đảm bảo khả năng tái sản xuất sức lao động. Tiền lương phải có sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động và nó phải lớn hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Tiền lương phải thoả đáng hoặc tương xứng với sự đóng góp của người lao động và phải trả lương công bằng.

Tiền thưởng thực sự kích thích người lao động nếu như chế độ thưởng đáp ứng các nguyên tắc:

- Thưởng phải chọn hình thức và mức thưởng hợp lí.

- Mức thưởng cao quá hoặc thấp quá không tạo ra động lực cho người lao động, ngoài ra, thưởng phải kịp thời công bằng và hợp lí.

+ Kích thích về mặt tinh thần: Đó là việc sử dụng các yếu tố về mặt tinh thần để động viên người lao động làm việc tốt hơn.

- Nhà quản trị tạo ra sự ổn định trong công việc

- Xây dựng bầu không khí tốt trong tập thể người lao động như quan tâm đến người lao động, phát triển văn hoá. Phải tôn trọng, đánh giá đúng khả năng người lao động. Phải quan tâm đến công tác đào tạo, áp dụng các hình thức đào tạo kịp thời đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển của người lao động. Tổ chức thường xuyên và có chất lượng các phong trào thi đua khuyến khích người lao động đạt thành tích cao hơn nữa trong hoạt động lao động của mình. Tránh tình trạng thi đua chỉ mang tính hình thức và không có hiệu quả.

@

Các chính sách về nhân sự

Các chính sách về nhân sự là các chính sách như đào tạo phát triển, tiền lương, tiền thưởng, thăng tiến, kỷ luật.

Những khái niệm này chỉ ra quá trình giúp người lao động tiếp thu kiến thức, học hỏi những kỹ năng mới, thay đổi quan điểm, hành vi và nâng cao khả năng thực hiện công việc.

- Đào tạo: Là hoạt động mà doanh nghiệp cung cấp cho người lao động để họ thực hiện tốt hơn công việc của mình và nâng cao trình độ hiện tại.

- Giáo dục: Là hoạt động nhằm giúp cho người lao động bước vào một nghề mới hoặc chuyển sang một nghề khác thích hợp hơn.

- Phát triển: Là hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi trước mắt giúp cho người lao động thực hiện những công việc trong tương lai hoặc nhằm mục đích phát triển khả năng nghề nghiệp của người lao động.

Trong doanh nghiệp tồn tại cả ba dạng trên, tuy nhiên đào tạo và phát triển thì phổ biến hơn là giáo dục.

Bước 1: Xây dựng mục tiêu

Mục tiêu của đào tạo và phát triển giúp cho người lao động có khả năng thực hiện tốt hơn công việc của mình, nhất là họ không đáp ứng được nhu cầu đề ra hoặc họ mới bước vào nghề. Để giúp họ nắm bắt các nghiệp vụ cụ thể của mình và hoà mình với tập thể, thích ứng với nơi làm việc.

Đào tạo và phát triển còn giúp chuẩn bị đội ngũ kế cận cho doanh nghiệp.

Bước 2: Xác định đối tượng

Việc lựa chọn đối tượng để đào tạo là yếu tố quan trọng. Nó quyết định hiệu quả của việc đào tạo. Nếu doanh nghiệp không xác định đúng đối tượng sẽ gây ra sự lãng phí rất lớn. Ngoài ra, việc đào tạo đúng đối tượng là cơ hội cho người lao động phát huy hết khả năng của mình.

+ Lợi ích vật chất thể hiện bằng tiền lương, tiền thưởng, các loại phụ cấp hay thường gọi là thù lao lao động. Đó là mọi khoản tiền mà người lao động có thể nhận được để đổi lấy sức lao động của mình.

Thù lao lao động phải được trả đảm bảo các nguyên tắc sau thì mới tạo được động lực khuyến khích người lao động:

- Tiền lương phải đủ để nuôi sống gia đình và tái sản xuất ra sức lao động.

- Tiền lương phải trả theo nguyên tắc căn cứ vào kết quả công việc mà người lao động tạo ra, tránh tình trạng trả lương không công bằng vừa không tạo được động lực, vừa gây bất hoà và cản trở khả năng phấn đấu của người lao động.

Nên tiến hành khen thưởng kịp thời bằng lợi ích vật chất để khuyến khích người lao động, tránh tình trạng chậm chễ sẽ làm người lao động chán nản không cố gắng làm việc nữa.

Ngoài ra nhà quản trị giỏi phải quan tâm đến cả lợi ích về mặt tinh thần của người lao động. Phải tạo cho họ môi trường thoáng mát, vệ sinh, thuận lợi.

Không khí làm việc phải thoả mái, hợp tác lẫn nhau và nhà quản trị phải tôn trọng người lao động, thân thiện với họ trong và ngoài giờ làm việc. Ngoài ra, phải cú chế độ nghỉ ốm, thai sản, trợ cấp ốm đau, tai nạn ghi rừ trong hợp đồng lao động. Doanh nghiệp phải quan tâm hoạt động ngoại khoá như tổ chức các buổi giao lưu tìm hiểu pháp luật, chuyên nghành làm việc, các buổi đi thăm quan, du lịch hoặc buổi tổ chức liên hoan văn nghệ.

Chỉ có như thế, người lao động mới yên tâm làm việc, cống hiến hết mình cho doanh nghiệp. Không những họ gắn bó với doanh nghiệp mà còn giới thiệu con cái họ, những người trẻ tuổi và có kiến thức tiếp tục cống hiến cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w