0
Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Quỹ lương của công nhân trực tiếp sản xuất

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ QUỸ TIỀN LƯƠNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HIỆN NAY (Trang 34 -41 )

4- Phân tích tình hình xây dựng quỹ tiền lương trong các khối, phân xưởng và bộ phận trong các doanh nghiệp nhà nước

4.2- Quỹ lương của công nhân trực tiếp sản xuất

Quỹ lương của công nhân trực tiếp sản xuất căn cứ vào hệ số lương và tổng quỹ lương của toàn nhà máy

VTT = HSL x VC

Trong đó

VTT :Quỹ lương của bộ phận trực tiếp HSL :Hệ số để tính lương cho khối trực tiếp VC :Quỹ lương chung của toàn nhà máy

Ví dụ đối với Công ty May 10 thì HSL = 80% quỹ lương nhà máy, Công ty Dệt Hà Nội thì hệ số lương bằng 83%

Quỹ lương khu vực trực tiếp chủ yếu dùng để trả lương khoán sản phẩm và lương thời gian đối với bộ phận không làm được lương khoán. Phần còn lại dùng để trả thưởng, tiền trả cho những ngày nghỉ lễ, nghỉ phép, các khoản phụ cấp còn lại chưa tính vào đơn giá tiền lương

Quỹ lương trực tiếp lại tiếp tục phân bổ cho các phân xưởng căn cứ vào tình hình sản xuất (theo từng loại hàng và số lượng loại hàng) trong từng tháng. Không có tỷ lệ cố định chung

Sau đó từ quỹ lương của phân xưởng sẽ được phân bổ cho các bộ phân trong từng công đoạn của dây chuyền

Đối với phân xưởng may của nhà máy May 10 thì có các bộ phận cắt, may, hoàn thiện, đóng hộp và bộ phân quản lý phục vụ. Đơn giá khoán cho từng bộ phận sẽ được căn cứ vào số lượng người trong từng bộ phận và số cấp bậc công nhân của họ để tính tổng cấp bậc công việc trong từng bộ phận

Ví dụ: Tại phân xưởng may áo sơ mi

Bộ phận cắt có 20 người với tổng số cấp bậc công nhân là 34,5 Bộ phận may có 350 người với tổng số cấp bậc công nhân là 560,3 Bộ phận là có 50 người với tổng số cấp bậc công nhân là 75

Bộ phận đóng hộp có 15 người với tổng số cấp bậc công nhân là 22,5 Bộ phận quản lý phục vụ có 13 người với tổng số cấp bậc công nhân là 22,75 Tổng là 715,05

Từ đó ta có

Đơn giá của bộ phận cắt là

34,5 ---

715,05

= 4,75% Đơn giá của bộ

phận may là

560,3 ---

715,05

= 78,2% Đơn giá của bộ phận hoàn thiện

35 ---

715,05

= 10,47% Đơn giá của bộ

phận đóng hộp là

22,5 --- 715,05

Đơn giá của bộ phận quản lý phục vụ là

22,75 ---

715,05

= 3,17%

Tương tự đối với sản phẩm áo Jắckét ta có đơn giá của các bộ phận như sau

- Công đoạn cắt: 7,05%

- Công đoạn may: 81,18%

- Công đoạn hoàn thiện: 8,63%

- Bộ phận phục vụ: 4,14% Tổng số là 100%

Áo Jắckét không có công đoạn đóng hộp

Trong một đợt sản xuất hàng tháng 10 năm 1998 quỹ lương của phân xưởng may được nhà máy giao là 477.216.000 đồng để làm 300.135 sản phẩm áo sơ mi thì khi đó tổng quỹ lương của từng bộ phận là

Quỹ lương bộ phận cắt: 4,75% x 477.216.000 = 22.667.700

Quỹ lương của bộ phận may: 78,2% x 477.216.000 = 373.182.912 Quỹ lương của bộ phận hoàn thiện: 10,47 x 477.216.000 = 49.694.515 Quỹ lương của bộ phận đóng hộp: 3,14% x 477.216.000 = 14.984.882 Quỹ lương của bộ phận quản lý, phục vụ: 3,17 x 477.216.000 = 15.127.747

Tình hình trả lương trực tiếp của công nhân sản xuất

Tiền lương thành toán cho công nhân sản xuất căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm mình làm ra và đơn giá tiền lương trên một đơn vị sản phẩm mình làm ra và đơn giá tiền lương trên một đơn vị sản phẩm được tính theo công thức sau

VCNSX = ĐG x Q + VTG +V + PC

Trong đó

VCNSX :Tiền lương khoán nhận được của người công nhân ĐG :Đơn giá tiền lương để làm ra một sản phẩm

VTG :Tiền lương cho những ngày làm công việc khác không phải là lương khoán

VCĐ :Tiền lương cho những ngày người công nhân nghỉ lễ, phép, học, họp PC :Tiền phụ cấp khác ngoài lương gồm phụ cấp ca ba, thêm giờ, máy hỏng, độc hại, trách nhiệm

Phương pháp xác định đơn giá ĐG =Lngày --- -- MSLca Trong đó

ĐG :Đơn giá để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm

∑Lngày: Tổng lương cấp bậc công nhân ngày trong phân xưởng MSLca :Mức sản lượng trong ca

Ví dụ: Tại phân xưởng may có 448 người với tổng hệ số lương là 715,05 nhà máy quy định mức sản lượng trong một ca của phân xưởng là 64700 chiếc áo sơ mi

Đơn giá một áo sơ mi là ĐG =

144.000 x 715,05 ---

64.700

= 1.590 đồng/chiếc

Tuy nhiên trong một số trường hợp thì đơn giá còn được phụ cấp thêm

- Phụ cấp ngắn ngày: Được quy định cho những sản phẩm có số lượng ít hơn 5 ngày đối với sản phẩm áo sơ mi và ít hơn 8 ngày đối với sản phẩm áo Jăckét

Cách xác định sản phẩm có ngày sản xuất trên dây chuyền là Số ngày sản xuất =

Số lượng sản phẩm cần sản xuất --- Định mức sản lượng trong một ca Những sản phẩm đó được phụ cấp 10% đơn giá

- Phụ cấp về tính chất và kết cấu nguyên vật liệu

- Phụ cấp quy định về mật độ mũi chỉ / 1cm theo yêu cầu của khách hàng

- Các khoản phụ cấp quy định khi thay đổi tổ chức sản xuất (nếu có)

Ví dụ: Trong một đợt sản xuất hàng tháng 10 năm 1998, nhà máy giao cho phân xưởng may sản xuất 300.135 sản phẩm tương ứng với quỹ lương nhà máy giao cho là (300.135 x 1.590 = 477.216.000 đồng với đơn giá quy định

thực hiện một áo nhà máy giao cho phân xưởng là 1590 đồng/chiếc do đó đơn giá của bộ phận may là

1.590 x 78,2% = 1.243,4 đ/chiếc

(vì công đoạn may chiếm tỷ trọng 78,2%)

Nhưng theo quy định thì phân xưởng sẽ phải để lại 30% để làm quỹ tiền thưởng, tiền nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ ốm các loại) nên đơn giá tiền lương thực tế là 1243,4 x 70% = 872 đồng/sản phẩm

Cuối kỳ thực hiện sau khi đã trả tiền lương theo sản phẩm khoán, tiền lương kỳ nghỉ lễ, phép, phụ cấp, phần tiền còn lại sẽ được dùng để trả thưởng cho công nhân căn cứ vào cấp bậc công nhân của người lao động

Tiền thưởng của cán bộ công

nhân viên A =

Tổng tiền thưởng của bộ phận --- Tổng tiền lương theo cấp bậc

công nhân của toàn bộ phận x

Tiền lương theo cấp bậc của cán bộ

công nhân viên A Nhận xét về tình hình xây dựng quỹ tiền lương bên trong của doanh nghiệp

Nhìn chung các doanh nghiệp đã tự xây dựng được các phương pháp xây dựng quỹ tiền lương và phương pháp chi trả lương hợp lý, thoả mãn được các nguyên tắc chi trả lương, gắn tiền lương với kết quả hoàn thành

Đối với bộ phận gián tiếp: Quỹ tiền lương đã được gắn với quỹ tiền lương của toàn nhà máy (cụ thể bằng 20% đối với Công ty May 10) trong đó quỹ lương được chia làm hai bộ phận, một phần là tiền lương cơ bản phụ thuộc vào cấp bậc bản thân nên đã tạo nên thu nhập ổn định, khuyến khích nhân viên nâng cao trình độ

Phần còn lại là quỹ lương biến đổi căn cứ vào cấp bậc công việc và tuỳ thuộc lớn vào kết quả sản xuất nên đã gắn bó nhân viên quản lý với doanh nghiệp

Tuy nhiên hiện nay ở Công ty May 10 cũng như hầu hết các doanh nghiệp đều chưa thực hiện khoán lương đến từng phòng ban

Đối với công nhân trực tiếp sản xuất

Phần lớn công nhân trực tiếp sản xuất trong các doanh nghiệp đều làm lương khoán sản phẩm, trừ một số bộ phận không thể thực hiện được như bộ phận quản lý phân xưởng, bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm...) nhìn chung số người làm lương sản phẩm chiếm tỷ trọng trên 80% tổng số lao

động, điển hình là Công ty May Taxtaco có số người hưởng lương sản phẩm chiếm 93,13%

Nhược điểm

Công tác định mức để tính đơn giá khoán còn chưa sát với thực tế. Có thể chứng minh qua số liệu khảo sát trong một ca làm việc của Công ty May 10 như sau

Thời gian hao phí trong một ca làm việc Tên thời gian hao phí Ký hiệu

Thời gian hao phí cho một lần Số lần lặp lại Tổng thời gian hao phí (phút) 1 2 3 4 5 = 3 x 4 Nhận nguyên vật liệu Kiểm tra máy

Vệ sinh máy Nộp thành phẩm CK1 CK2 CK3 CK4 3,5 5,6 3,3 4,0 1 1 1 1 3,5 5,6 3,3 4,0 Tổng CK 15,4 Cắt chỉ Xâu chỉ Thay suốt Bơm dầu TPV1 TPV2 TPV3 TPV4 1,2 3,5 6,9 1,8 9 4 1 1 10,8 14 6,9 1,8 Tổng PV Vệ sinh cá nhân Uống nước TNC1 TNC2 4,35 2,1 2 3 8,7 6,3 Tổng NC Chờ vật liệu Nghỉ nói chuyện LPTC LPCN 14 2 Nhiều lần 28,0 34,5 Tổng LP 62,5

Tuy nhiên khi phân tích tính toán lại, hợp lý hoá khâu tổ chức và loại bỏ những lãng phí ta xây dựng thời gian tiêu chuẩn như sau

Bảng cân đối thời gian làm việc thực tế dự tính định mức Các loại thời

gian hao phí

Thời gian thực tế Thời gian dự tính trong định mức

Thời gian có thể tiết kiệm

Phút % Phút % Phút TCK TTN TPV TNC TLP 15,4 353,6 33,5 15 62,5 3,2 73,7 7,0 3,1 13 12,9 427,5 24,6 15 2,7 89,1 5,1 3,1 2,5 8,9 62,5 Tổng 480 73,9

Từ bảng trên ta thấy ở khâu chuẩn kết có thể rút ngắn đi 2,5 phút. Ở khâu phục vụ có thể tiết kiệm 8,9 phút thời gian lãng phí do tổ chức nơi làm việc (cung cấp nguyên liệu chậm), lãng phí do công nhân nói chuyện chiếm một tỷ lệ lớn 13%. Tất cả đều có thể giảm để tiết kiệm thời gian là 73,9 phút, chiếm 15,4% tổng thời gian. Như vậy mức sản lượng trong ca làm việc có thể tăng lên và đơn giá khoán sản phẩm có thể giảm xuống, chi phí tiền lương cũng được tiết kiệm

Mặt khác để tính quỹ lương cho các bộ phận trong dây chuyền thì tổng số cấp bậc không tính theo cấp bậc công việc mà tính theo cấp bậc công nhân, nên quỹ lương bộ phận trực tiếp sẽ không được được xác định đúng với chất lượng lao động

III- Phân tích tình hình quản lý quỹ lương ở các doanh nghiệp nhà nước Quản lý quỹ tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo những nội dung sau

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ QUỸ TIỀN LƯƠNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HIỆN NAY (Trang 34 -41 )

×