Tình hình khoán quỹ tiền lương trong năm thực hiện

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ QUỸ TIỀN LƯƠNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HIỆN NAY (Trang 25 - 29)

3.1- Tình hình khoán quỹ tiền lương thực hiện theo phương pháp đơn giá sản phẩm nhân với sản phẩm kỳ kế hoạch pháp đơn giá sản phẩm nhân với sản phẩm kỳ kế hoạch

VTH = ĐGSP x QTH

VTH :Quỹ lương thực hiện ĐGSP :Đơn giá sản phẩm

QTH :Khối lượng sản phẩm kỳ kế hoạch

Trong năm thực hiện tiền lương nhận được tuỳ thuộc vào khối lượng sản phẩm làm ra, nên đã phản ánh được hao phí sức lao động của người công nhân bỏ ra, phù hợp với khối lượng sản xuất và năng suất lao động. Tuy nhiên để gắn với kết quả sản xuất kinh doanh cuối cùng là lợi nhuận nộp ngân sách nên nhà nước đã có phương pháp điều chỉnh tính quỹ lương khi doanh nghiệp không bảo đảm các chỉ tiêu lợi nhuận và nộp ngân sách. Đây là một sự đổi mới quan trọng của chế độ tiền lương mới. Để thấy rõ vấn đề ta đi vào phân tích tình hình xây dựng quỹ tiền lương thực hiện của Tổng Công ty giấy Việt Nam trong năm 1997

Bảng tổng hợp tình hình thực hiện tiền lương của Tổng Công ty giấy Việt Nam Chỉ tiêu Kế hoạch năm 1997

đã được thẩm định

Thực hiện 1997

So sánh TH/KH

1. Tổng sản lượng quy đổi(tấn)

2. Tổng doanh thu (tr.đ)

3. Lợi nhuận (tr.đ)

4. Nộp ngân sách (tr.đ)

5. Quỹ tiền lương (tr.đ)

6. Tiền lương bình quân tháng (1000đ) 154.990 1.192.105 67.933 70.250 87.213 966 169.769 1.190.289 55.033 67.599 88.398 894 109,53 99,84 81,73 90,76 101,3 109,32

Trong kỳ thực hiện năm 1997 tổng sản lương đã tăng 9,54% và đơn giá tiền lương là

ĐGKH = Vgiờ x TSP

ĐGKH :Đơn giá kế hoạch đã thẩm định Vgiờ :Suất lương giờ

TSP :Định mức thời gian để làm ra một sản phẩm Vgiờ = 301.609 x (2,7 + 0,36) --- 26 x 8 = 4.442,2 TSP = 126,67 giờ/tấn ĐGKH = 4.442,2 x 126,67 = 562.700 đồng/tấn

Quỹ tiền lương trong năm 1997 sẽ bằng đơn gia thẩm định kế hoạch nhân với mức sản lượng thực hiện

VTH = 169.769 x 562.700 = 95.579 triệu đồng

Nhưng trong năm 1997 do cuộc khủng hoảng kinh tế nên giá giấy giảm mạnh khiến cho doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách đều giảm so với kế hoạch và thực hiện năm 1996

Theo thông tư số 18 liên tịch giữa Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vơi Bộ Tài chính thì quỹ lương sẽ phải giảm đúng bằng mức giảm lợi nhuận so với năm 1996

Và do lợi nhuận năm 1996 là 62.164 triệu nên lợi nhuận năm 1997 đã giảm so với năm 1996 là 62.164 - 55.033 = 7.131 triệu nên theo quy định quỹ lương sẽ phải giảm xuống còn 88.398 triệu đồng (= 95.529 triệu - 7.131 triệu)

Như vậy trong năm kế hoạch mặc dù tổng sản lượng và năng suất lao động tăng nhưng quỹ lương vẫn phải giảm trừ nên việc quy định này là có phần không được thoả đáng. Mặc dù trên tinh thần gắn quỹ tiền lương với kết quả sản xuất kinh doanh đạt được nhưng do biến động thất thường của giá cả trên thị trường có khi là rất lớn. Do đó khi cắt giảm quỹ tiền lương thì nhà nước nên xem xét tới các yếu tố khách quan. Hơn nữa công nhân viên thì cũng chỉ là người làm thuê ăn lương thì họ phải được bảo đảm trả lương đúng với hao phí sức lao động đã phải bỏ ra chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào doanh thu thực hiện

3.2- Tình hình khoán quỹ tiền lương thực hiện theo phương pháp đơn giá nhân với doanh thu thực hiện pháp đơn giá nhân với doanh thu thực hiện

VTH = ĐGKH x DTTH

Trong đó

VTH :Quỹ lương thực hiện

ĐGKH :Đơn giá kế hoạch đã được cơ quan cấp trên xét duyệt DTTH :Doanh thu thực hiện

(Phương pháp xây dựng ĐGKH thì đã phân tích ở trên)

Phương pháp này mặc dù có tác dụng khuyến khích doanh nghiệp năng động tìm kiếm thị trường, tăng khối lượng sản phẩm, tăng giá bán. Nhưng nhược điểm của nó là quỹ tiền lương phụ thuộc hoàn toàn vào doanh thu (do đơn giá là cố định theo kế hoạch đã được duyệt) mà doanh thu lại chịu sự chi phối của nhu cầu và giá cả trên thị trường nhất là hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài, hoặc phải cạnh tranh với hàng nước ngoài

Trong kỳ thực hiện có khi khối lượng sản phẩm tăng, năng suất lao động tăng nhưng tiền lương và thu nhập có khi giảm rõ rệt, gây thiệt thòi cho người lao động, giá cả của sức lao động không được bù đắp xứng đáng

Điều này có thể chứng minh qua tình hình thực hiện năm 1998 của khối kinh doanh xăng dầu, thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam

Bảng tổng hợp tình hình thực hiện tiền lương năm 1998 Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh Đơn vị

tính Kế hoạch 1998 Thực hiện 1998 TH98/KH98 1.Sản lượng bán 2.Doanh thu 3.Lợi nhuận 4.Nộp ngân sách 5.Quỹ lương

6.Đơn giá tiền lương

7.Năng suất lao động theo hiện vật m3 tỷ VND tỷ VND tỷ VND tỷ VND đ/1000 tấn/n 4.350.000 13.200 330 3.994 182,7 13,84 277,4 4.506.386 12.295 406,1 5.504,52 170,1628 13,84 324,9 103,6% 93,14% 123,81% 137,82% 93,14% 100% 117,1%

Ta thấy rằng mặc dù năm 1998 sản lượng bán của Công ty tăng so với kế hoạch là 3,6%. Nhưng trong năm đó giá bán xăng dầu giảm 10% nên doanh thu chỉ đạt 93,14% (mặc dù lợi nhuận và nộp ngân sách vẫn vượt chỉ tiêu được

giao nhưng do đơn giá tính trên 1000đ doanh thu không đổi (lấy theo kế hoạch) nên quỹ lương thực hiện là

VTH = 12.295 tỷ x

13,84 --- 1000

= 170,1628 tỷ đồng

Do sản lượng bán tăng lên, hao phí sức lao động cũng tăng lên nhưng quỹ lương thì lại giảm xuống. Bởi vậy nhà nước phải có biện pháp để giảm bớt sự tác động của các yếu tố khách quan, đảm bảo tiền lương cho người lao động

3.3- Các phương pháp khoán quỹ lương thực hiện khác

Để xây dựng quỹ tiền lương gắn với năng suất lao động, chất lương hiệu quả, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và từng thời điểm sản xuất mà các Tổng Công ty, Công ty có các hình thức khoán quỹ lương một cách linh hoạt xuống các đơn vị thành viên

Ví dụ: Công ty Dệt Hà Nội có các hình thức giao khoán cho các đơn vị thành viên

Phương pháp thứ nhất

VTH = ĐGDT x DT x TLCL x TLXK

(Phương pháp này chỉ áp dụng để thanh toán quỹ lương thực hiện) Trong đó

VTH :Quỹ lương thực hiện hàng tháng

ĐGDT :Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu DT :Doanh thu thực hiện trong tháng

TLCL :Tỷ lệ khuyến khích chất lượng sản phẩm

TLXK :Tỷ lệ khuyến khích hàng xuất khẩu (đối với hàng xuất khẩu)

Công thức trên có ưu điểm là quỹ tiền lương đã gắn được với chất lượng sản phẩm và khuyến khích các đơn vị tìm kiếm thị trường nước ngoài

Trong đó

ĐGDT =

VKH

---DTKH DTKH

VKH :Quỹ lương kỳ kế hoạch

DTKH :Doanh thu kỳ kế hoạch tạm tính

Doanh thu để khoán sản phẩm là doanh thu của các đơn vị tính theo giá bán mà thị trường chấp nhận cho những sản phẩm nhập kho của đơn vị, ngoài ra còn có doanh thu gia công, doanh thu khác. Tuỳ theo tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của ccs đơn vị mà Công ty sẽ quyết định đơn giá được hưởng

Phương pháp 2

Quỹ tiền lương của các đơn vị hưởng theo sản phẩm nhập kho

VTH = ĐGSP x Q x CLSP

Trong đó

VTH :Quỹ lương thực hiện

ĐGSP :Đơn giá sản phẩm được xác định căn cứ vào suất lương giờ và định mức lao động

Q :Số lượng sản phẩm CLSP :Chất lượng sản phẩm

Đối với quỹ tiền lương có chỉ tiêu chất lượng sản phẩm thì

- Nếu sản phẩm đạt chất lượng loại I (theo định mức phẩm cấp) thì quỹ lương được hưởng là 100%

- Nếu sản phẩm nhập kho đạt chất lượng loại II thì quỹ lương sản phẩm này chỉ được hưởng 80% quỹ lương khoán

- Công ty sẽ không trả lương cho những sản phẩm đạt chất lượng loại III

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ QUỸ TIỀN LƯƠNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HIỆN NAY (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w