ÔN TẬP TÊN NỐT NHẠC.

Một phần của tài liệu Giáo án Âm nhạc 3 - Chuẩn KTKN (Trang 30)

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

A: Em yêu trường giáo hiền B: Như yêu quê yêu thương.

ÔN TẬP TÊN NỐT NHẠC.

Ngày dạy: 19 - 01-2010. Người soạn: Nguyễn Tường

Anh.

I/ MỤC TIÊU: Hát đúng giai điệu và thuộc lời 2 của bài hát, - kết hợp vận động phụ họa,gõ đệm.

Trình bày bài hát qua cách hát đối đáp, tập biểu diễn theo nhóm. Củng cố việc nhớ tên 7 nốt nhạc qua trò chơi “khuông nhạc bàn tay”. II/ Chuẩn bị: Đàn và hát thuần thục bài hát “ Em yêu trường em”. Bảng phụ, một số động tác vận động phụ họa.

III/ Các hoạt động dạy và học:

1/ Hoạt động 1: Ôn tập lời 1& học hát lời 2 bài “ Em yêu trường em”.

GV chia lớp thành 2 nửa, mỗi nửa hát 1 câu đối đáp nhau cho đến hết lời 1 bằng nối tiếp.

Chia lớp thành 4 tổ , mỗi tổ hát 1 câu nối tiếp cho đến hết bài hát. + Cho 1 em HS đọc lời 2 ở trên bảng.

GV dạy cho các em hát lời 2, có thể dựa trên lời 1 đã học.( GV đệm đàn) + Chú ý những tiếng hát luyến 3 âm: “ nở, đỏ , thế”

Cho các em hát kết hợp gõ đệm theo phách cho lời 2 của bài hát theo dãy.

GV đệm đàn cho cả lớp hòa giọng hát cả 2 lời của bài hát “ Em yêu trường em”. Chia lớp thành 2, nửa lớp hát lời 1, nửa lớp hát lời 2, rồi đổi lại phần trình bày. Hướng dẫn HS ( hoặc gợi ý) các em thực hiện 1 số động tác phụ họa cho bài hát.

Cho từng nhóm HS khá biểu diễn trước lớp, kết hợp vận động phụ họa cho cả 2 lời. GV nhận xét và cho điểm tượng trưng.

2/ Hoạt động 2: Ôn tập tên nốt nhạc.

GV giới thiệu thêm nốt “ Đố” ở khe thứ 3 trên khuông nhạc bàn tay.

Khuông nhạc có 5 dòng , bàn tay chúng ta cũng có 5 ngón tượng trưng cho 5 dòng kẻ. Cho HS chỉ lại vị trí 5 nốt nhạc trên khuông nhạc bàn tay trước đây các em đã được học.

GV giới thiệu thêm vị trí 2-3 nốt La , Si , Đố. ( nốt La nằm ở khe thứ 2 giữa ngón áp úp và ngón giữa, nốt Si nằm trên dòng khẻ thứ 3, nốt Đố nằm ở khe thứ 3).

GV cho các em làm nhiều lần vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc bàn tay để HS nắm và nhớ.

GV chỉ định 2 HS ở 2 tổ lên bảng: Em A nói tên nốt, em B chỉ vị trí trên bàn tay. Em B chỉ khuông nhạc bàn tay, em A phải theo dõi và đọc thành nốt.

3/ Hoạt động 3: Củng cố ,dặn dò. Vừa rồi các em được học hát bài gì? Do nhạc sĩ nào sáng tác?

Giai điệu của bài hát như thế nào? Nội dung của bài hát nói lên điều gì?

Cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần kết hợp gõ đệm theo phách. Nhận xét việc nắm tên các nốt nhạc qua trò chơi ở từng tổ. Xem trước bài hát “ Cùng múa hát dưới trăng” tiết sau học.

__________________________________________________

GIÁO ÁN MÔN: HÁT - NHẠC. LỚP : 3. TIẾT THỨ :41. TUẦN : 21. BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI: CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG.

Nhạc và lời: Hoàng Lân.

Ngày dạy: 26 - 01-2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh. I / MỤC TIÊU. - Hát đúng giai điệu và lời ca. HS biết bài “ Cùng múa hát dưới trăng” là bài hát nhịp 3/8, tính chất tươi vui, nhịp nhàng, nhảy múa.

Giáo dục các em tình bạn bè thân ái.

II/ Chuẩn bị: Hát chuẩn xác bài hát. Đàn , nhạc cụ gõ. Bảng phụ chép lời ca, tranh ảnh minh họa .

III/ Các hoạt động dạy học.

1/ Hoạt động 1: Dạy bài hát “ Cùng múa hát dưới trăng”.

- Giới thiệu: Trong rừng có rất nhiều loài vật vui sống bên nhau với tình thân ái và gắn bó.Vào những đêm trăng sáng thỏ ,hươu ,nai, sóc cùng nắm tay nhau vui chơi nhảy múa. Bài hát “ Cùng múa hát dưới trăng” của nhạc sĩ Hoàng Lân sẽ kể về điều đó.

- GV đọc lời ca từng câu, HS đọc theo.

- Dạy cho HS hát từng câu hát ngắn theo lối móc xích. 2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa.

Cho HS đứng hát , đung đưa theo nhịp 3/8.

HS vừa hát vừa kết hợp vỗ tay theo nhịp, theo phách.

Mặt trăng tròn nhô lên tỏa sáng xanh khu rừng...

Theo nhịp. x x x x

Theo phách. x x x x x x x x x x x x

+ Trò chơi. Hai HS ngồi đối diện nhau, phách 1 từng em vỗ tay, phách thứ 2 và 3 các em lần lượt vỗ vào lòng bàn tay của nhau. Cứ tiếp tục vừa đếm 1-2-3 vừa chơi như hướng dẫn, cần làm thật đều đặn, nhịp nhàng. Khi đã thực hiện thành thạo kết hợp vừa hát vừa chơi.

3 / Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.

- Vừa rồi các em học hát bài gì? ( Cùng múa hát dưới trăng). - Nhạc và lời của ai? ( Hoàng Lân )

- Giai điệu của bài hát như thế nào? ( Vui tươi, nhịp ,nhàng, nhảy múa).

- Nội dung của bài hát nói lên điều gì? ( Tình thân ái và gắn bó của các loài vật

trong rừng, cùng nhau vui chơi nhảy múa trong những đêm trăng sáng).

- GD: Loài vật cũng có tình bạn bè thân ái, như vậy đối với chúng em là những HS cùng học 1 trường thì phải biết làm gì? (Đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau). Về nhà hát thuộc bài hát đúng nhịp và đúng giai điệu.

_________________________________________________

GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP: 3. TIẾT THỨ: 43 TUẦN: 22. BÀI DẠY: ÔN TẬP BÀI HÁT: CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG.

Một phần của tài liệu Giáo án Âm nhạc 3 - Chuẩn KTKN (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w