8.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp
Phƣơng pháp này chủ yếu dựa trên các tài liệu từ nhiều nguồn có sẵn: tƣ liệu, số liệu thống kê, các báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, điều tra, khảo sát, đánh giá... liên quan đến nội dung bạo lực học đƣờng.
8.2. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi tự ghi
Nghiên cứu chủ yếu sử dụng phƣơng pháp điều tra khảo sát qua phiếu trƣng cầu ý kiến bằng bảng hỏi tự ghi với kích thƣớc mẫu là 200, nghiên cứu đƣợc tiến hành đối với học sinh lớp 10, lớp 11, lớp 12 của 2 trƣờng THPT Lƣơng Ngọc Quyến và trƣờng THPT Dƣơng Tự Minh. Cách chọn mẫu là ngẫu nhiên thuận tiện. Mỗi khối chọn đại diện 3 lớp. Đề tài sử dụng các thông tin định lƣợng thu đƣợc từ bảng hỏi dƣới dạng thông tin đã xử lý bằng chƣơng trình SPSS 13.0
Cơ cấu mẫu của đề tài cụ thể nhƣ sau: Trường học: (đơn vị: %)
- Trƣờng THPT Lƣơng Ngọc Quyến: 100 (chiếm 50%) - Trƣờng THPT Dƣơng Tự Minh: 100 (chiếm 50%) Giới tính: (đơn vị: %)
- Học sinh nam: 103 (chiếm 51,5 %) - Học sinh nữ: 97 (chiếm 48,5 %) Khối lớp: (đơn vị: %)
- Học sinh lớp 10: 70 (chiếm 35 %) - Học sinh lớp 11: 66 (chiếm 33 %) - Học sinh lớp 12: 64 (chiếm 32 %)
28
8.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện để thu thập những thông tin định tính nhằm làm phong phú thêm cho những thông tin định lƣợng. Việc chọn đối tƣợng để phỏng vấn là có chủ định, đó là những ngƣời có liên quan đến mục tiêu, nội dung nghiên cứu. Trong quá trình phỏng vấn, cá nhân nào am hiểu về vấn đề, nội dung nào trong nghiên cứu thì điều tra viên sẽ hỏi sâu về vấn đề đó. Đối tƣợng thu thập thông tin của phƣơng pháp phỏng vấn sâu bao gồm: 06 học sinh, 01 giáo viên, 01 phụ huynh học sinh.
29