Công tác tổ chức tiêu thụ hàng hóa.

Một phần của tài liệu đánh giá công tác quản trị tiêu thụ hàng hóa của Công ty may đức giang những năm qua (Trang 29 - 32)

Với mục tiêu chung là đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng nhanh nhất với chi phí thấp nhất, với dịch vụ hoàn hảo nhất nhưng vẫn đảm bảo doanh thu và lợi nhuận tuyệt đối. Công ty đã hết sức cố gắng trong công tác tổ chức tiêu thụ hàng hoá.

Công ty đã bố trí phân công cho phòng kế hoạch và thị trường tổ chức lập các kế hoạch thu thập thị trường và nghiên cứu thị trường để định hướng cho sản xuất kinh doanh. Phòng kinh doanh thì đảm nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, mở rộng thị trường, xem xét các phương án kinh doanh ký kết các hợp đồng với khách hàng trong nước và quốc tế...kết hợp với các phòng ban khác một cách chặt chẽ và đều giữ vai trò nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Công ty cũng đã mở rộng các mạng lưới bán hàng, tuyển chọn, bố trí lao động vào các vị trí trong cửa hàng như: cửa hàng trưởng, nhân viên bảo vệ, thủ kho...Công ty đã thực hiện các công việc chuẩn bị bán hàng một cách tương đối tốt, các biện pháp hỗ trợ trước, trong và sau bán hàng, xúc tiến quảng cáo...Công ty xác định cung cấp hàng hóa ra thị trường kịp thời, đủ số lượng

Mạng lưới bán hàng trong công ty May đức Giang được thể hiện như sau: Tổng Giám Đốc Trưởng phòng KD Cửa hàng trưởng CH 1 (Tỉnh A) Cửa hàng trưởng CH 2 (Tỉnh B) Cửa hàng trưởng CH 3 (Tỉnh C) Nv Bán hàng Nv Bán hàng Nv Bán hàng Nv Bán hàng Nv Bán hàng Nv Bán hàng

Sơ đồ 2: Mạng lưới tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp

Công ty May Đức Giang đã và đang áp dụng mạng lưới bán hàng theo khu vực địa lý. Đứng đầu là Tổng Giám đốc, người đưa ra các quyết định chính thức về tiêu thụ hàng hoá sau khi tham khảo ý kiến trưởng phòng kinh doanh. Trưởng phòng kinh doanh chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động tiêu thụ hàng hoá toàn công ty cả ở những các tỉnh khác nhau. Dưới đó là các cửa hàng trưởng tham gia trực tiếp vào hoạt động bán hàng, họ có nhiệm vụ quản lý của hàng, nhân viên bán hàng và phản ánh trực tiếp tình hình tiêu thụ hàng hoá thông qua trưởng phòng kinh doanh của Công ty. Các nhân viên bán hàng là người thực hiện nhiệm vụ đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng, kích thích ý muốn của khách hàng đối với sản phẩm của Công ty.

Đây là mạng lưới bán hàng cơ bản nhất. Nó cho phép tiết kiệm được chi phí của nhân viên bán hàng, làm giảm nguy cơ chồng chéo công việc tiêu thụ hàng hoá. Mạng lưới này cho phép tổng giám đốc công ty dễ dàng quản lý hoạt động tiêu thụ hàng hoá, làm cho nhân viên thấy rõ trách nhiệm và cơ hội thăng tiến của mình. Từ đó thúc đẩy lòng yêu công việc, nhiệt tình sáng tạo hơn đối với công việc.

Qua đây ta có thể rút ra nhận xét chung đối vơí công tác tổ chức tiêu thụ hàng hoá trong công ty:

Ưu điểm:

Công tác tổ chức tiêu thụ hàng hoá trong Công ty đã đạt được những kết quả nhất định. Đó là công tác tổ chức chuẩn bị bán hàng tương đối tốt, nguồn hàng được chuẩn bị và dự báo trước nên tình hình tiêu thụ hàng hoá hết sức thuận lợi. Mạng lưới bán hàng ngày càng được mở rộng hơn, các cuộc trưng bày triển lãm được quan tâm và tham dự ngày càng nhiều góp phần quảng bá tốt hơn cho thương hiệu của May Đức Giang. Nhờ sự quan tâm và hỗ trợ kịp thời của ban lãnh đạo công ty cả về vật chất lẫn tinh thần mà công tác tổ chức tiêu thụ hàng hoá thu được kết quả trên. Tuy nhiên trong thực tế, khi tiến hành công tác tổ chức tiêu thụ hàng hóa Công ty còn một số hạn chế mà công ty cần có giải pháp khắc phục kịp thời.

Nhược điểm:

+ Tổ chức nghiên cứu thị trường của Công ty chưa được thực hiện một cách kỹ lưỡng cẩn thận như đúng với tầm quan trọng của nó. Đội ngũ cán bộ nhân viên trong công tác này còn thiếu kinh nghiệm do đó ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động tiêu thụ hàng hóa tại Công ty. Đặc biệt là đối với thị trường quốc tế, một thị trường khó tính nhưng đem lại lợi nhuận cao thì công ty chưa đầu tư và quan tâm nhiều đến công tác nghiên cứu thị trường.

+ Công ty chưa chú ý đến công tác tổ chức mạng lưới bán hàng đều khắp trên các địa bàn. Cần chú ý rằng các mặt hàng mà Công ty đang sản xuất kinh doanh không những chỉ tiêu thụ tại các trung tâm kinh tế, các thành phố mà nó còn có sức tiêu thụ lớn tại các huyện, xã nông thôn.

+ Việc tổ chức bộ máy tiêu thụ hàng hóa còn thiếu hợp lý, nhân viên các phòng phải làm nhiều nhiệm vụ chồng chéo, chức năng không rõ ràng. Cụ thể là phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, phòng này ngoài nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu còn tiến hành quản lý hoạt động kinh doanh trong nước. Hai chức năng này hoàn toàn không ăn khớp với nhau.

+ Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn còn thiếu trong các bộ phận, nhất là bộ phận bán hàng. Các nhân viên bán hàng hầu hết đều là chuyển từ thời bao cấp sang nên sự thích ứng còn chậm, chưa có kinh nghiệm bán hàng trong cơ chế thị trường cạnh tranh. Công ty chưa thường xuyên tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi học thêm các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn.

Công ty cũng chưa coi trọng công tác khen thưởng, kích thích người lao động (kể cả mặt vật chất lẫn tinh thần)

Một phần của tài liệu đánh giá công tác quản trị tiêu thụ hàng hóa của Công ty may đức giang những năm qua (Trang 29 - 32)