CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG 201.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây dựng 2011 (Trang 54)

- Nhà ăn trường DL HP 21.567.447 21.567.447 Nhà điều khiển trung

621 Nhà ăn DL HP nhà ăn DL HP

CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG 201.

TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG 201.

3.1. Ưu điểm:

-Về tổ chức bộ máy quản lý:

Công ty đã xây dựng được một bộ máy quản lý hết sức tinh gọn, các phòng ban trong công ty cà các đội thi công thường xuyên hoạt động phối hợp, hỗ trợ cho nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ chung của đơn vị, giúp lãnh đạo của Công ty giám sát thi công, quản lý kinh tế, tổ chức sản xuất được hợp lý, khoa học, kịp thời. Vì vậy, Công ty luôn có uy tín trên thị trường trong lĩnh vực đầu tư Xây dựng cơ bản, đứng vững trong cạnh tranh và phát triển trong cơ chế thị trường.

-Về bộ máy kế toán:

Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức hợp lý, đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ cao, sự phân công công tác kế toán một cách rõ ràng cả về quyền hạn và trách nhiệm tới từng người, giúp cho công tác kế toán vận hành tốt, không có sự chồng chéo đan xen

Phòng tài chính - kế toán của công ty với những nhân viên có trình độ, năng lực nhiệt tình, trung thực, lại được bố trí những công việc cụ thể phù hợp với trình độ, khả năng của mỗi người, tạo điều kiện để mỗi cá nhân phát huy hết khả năng của mình. Vì vậy, bộ máy kế toán đã góp phần đắc lực vào công tác quản lý kinh tế của Công ty, được Ban giám đốc đánh giá cao. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở Công ty được cập nhật một cách đầy đủ, kịp thời, phục vụ cho công tác phân tích quản lý kinh tế.

-Về hệ thống chứng từ và phương pháp kế toán

Hệ thống chứng từ được tổ chức hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ, tuân thủ các nguyên tắc và chế độ kế toán, đảm bảo phản ánh đúng, chính xác các nghiệp vụ kinh tế, tạo điều kiện cho việc ghi sổ và đối chiếu kiểm tra. Các chứng từ

bắt buộc, công ty áp dụng và nếu cần thì sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, song vẫn đảm bảo các yếu tố trong chứng từ theo quy định. Với các chứng từ mang tính hướng dẫn, Công ty áp dụng phù hợp với doanh nghiệp.

Phương pháp kế toán Công ty sử dụng là phương pháp kê khai thường xuyên, phù hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý của Công ty là phản ánh một cách kịp thời và thường xuyên tình hình sản xuất kinh doanh và cung cấp thông tin một cách kịp thời cho các nhà quản trị.

- Về hình thức sổ kế toán: Công ty lựa chọn hình thức sổ Nhật ký chung

là phù hợp với chế độ kế toán hiện hành đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra đối chiếu chi tiết trên chứng từ. Ngoài ra, Công ty sử dụng phần mềm kế toán đã góp phần giảm bớt được khối lượng công việc ghi chép, đồng thời đáp ứng được đầy đủ thông tin đối với từng yêu cầu quản lý của Công ty. Hệ thống sổ kế toán bao gồm đầy đủ hai hệ thống sổ chi tiết và sổ tổng hợp, đảm bảo theo dõi một cách chi tiết tới từng công trình, hạng mục công trình và tổng hợp cho toàn công ty.

- Về hệ thống tài khoản được áp dung đúng theo chế độ và được mở chi

tiết đến cấp 2, cấp 3 cho từng công trình, hạng mục công trình, đảm bảo phản ánh đúng nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Về công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm

Đối tượng tính giá thành sản phẩm là các công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao. Hàng quý, CPSX sẽ được tập hợp theo bốn khoản mục chi phí: CPNVLTT, CPNCTT, CPMTC, CPSXC. Chi phí phát sinh liên quan đến đối tượng nào thì được hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Chi phí liên quan đến nhiều đối tượng thì sẽ được phân bổ cho từng đối tượng theo CPNVLTT.

Kỳ tính giá thành là quý, vào cuối quý, kế toán kết chuyển chi phí sang TK 154 cho từng công trình, hạng mục công trình. Dựa vào bảng xác nhận khối lượng xây dựng cơ bản dở dang để tiến hành lập thẻ tính giá thành. Có thể thấy, công tác kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang của các công trình được tổ chức một cách khoa học, cung cấp số liệu kịp thời, chính xác cho việc tính giá thành.

Công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm đã phục vụ tốt yêu cầu quản lý, cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị trong việc đề ra các biện pháp để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Ngoài ra, khi tiến hành tổng hợp CPSX và tính giá thành của bất kỳ công trình nào, Công ty cũng có sự so sánh giữa số liệu thực tế và dự toán, nhằm xác định mức độ chênh lệch tuyệt đối, tương đối nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, và tìm biện pháp phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực.

Về kế toán CPNVLTT:

Những chứng từ về NVL trực tiếp phát sinh đều được tập hợp và gửi về phòng Tài chính - kế toán. Nhân viên kế toán kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi mở sổ ghi theo đúng chế độ và yêu cầu công tác kế toán. CPNVLTT được tiết kiệm do Công ty giao cho các đội tự lập kế hoạch mua sắm theo tiến độ thi công và nhu cầu sử dụng vật tư.

Khi có yêu cầu xuất kho, Công ty luôn có bảng định mức vật tư làm cơ sở để so sánh. Bảng định mức vật tư sử dụng cho từng công trình là rất quan trọng, đó là cơ sở để quản lý, theo dõi việc sử dụng NVL trong quá trình xây dựng; từ đó so sánh, đánh giá để có biện pháp sử dụng NVL có hiệu quả, giảm thất thoát, lãng phí. Từ đó, giúp cho việc quản lý và kế toán CPNVLTT chặt chẽ và hiệu quả hơn.

thi công. Đây là hình thức sản xuất phù hợp với các đặc điểm và tình hình sản xuất của Công ty, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư, tiền vốn, có tác động tích cực đến việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Phương thức khoán sản phẩm tạo điều kiện gắn liền lợi ích vật chất của người lao động với chất lượng và tiến độ thi công, xác định rõ trách nhiệm của từng tổ đội thi công.

Về kế toán CPNCTT:

Công ty sử dụng Bảng chấm công để chấm công cho người lao động và theo dõi tiến trình lao động của họ nên đã tạo động lực thúc đẩy người lao động có trách nhiệm với công việc, đảm bảo tiến độ thi công công trình. Ngoài ra, kế toán cũng có Bảng nghiệm thu khối lượng thực hiện để có thể so sánh khối lượng công việc thực tế đã hoàn thành với khối lượng công việc trong Hợp đồng giao khoán, giúp việc trả lương được chính xác. Các chứng từ về chi phí tiền lương được kế toán tâph hợp và phân bổ cho từng công trình, giúp thuận lợi hơn cho việc theo dõi chi phí này.

Về kế toán chi phí sử dụng máy thi công:

Công ty cho phép các đội tự tổ chức đội máy thi công riêng, đồng thời cũng cho phép các đội chủ động thuê máy thi công trong trường hợp cần thiết. Điều này góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Công ty giao. Đối với MTC thuê ngoài, chi phí đi thuê được kế toán hạch toán vào TK 6237 – Chi phí dịch vụ mua ngoài. Đối với MTC của công ty, kế toán sẽ tiến hành tính khấu hao và phân bổ cho từng công trình.

Về chi phí sản xuất chung:

CPSX được hạch toán cho từng công trình. CPSX của công trình nào được kế toán trực tiếp vào công trình đó. Các khoản chi phí cần phân bổ cho nhiều công trình thì sẽ được phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo khoản mục CPNVLTT và CPNCTT, tạo điều kiện cho công tác

quản lý và tổng hợp chi phí chính xác và có hiệu quả.

Tóm lại: Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty được thực hiện rõ ràng, đầy đủ, tính đúng và tính đủ CPSX vào giá thành hạng mục công trình hoàn thành, tác động tích cực đến việc tiết kiệm CPSX và hạ giá thành sản phẩm, tối đa hoá lợi nhuận và nâng cao hiệu quả sản xuất- kinh doanh của Công ty.

Tuy nhiên, công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cũng có những tồn tại cần phải hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây dựng 2011 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w