4)ĐÀO TẠO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC:

Một phần của tài liệu vấn đề thất nghiệp trong suy giảm kinh tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 35)

2. BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP:

4)ĐÀO TẠO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC:

Trong những năm vừa qua, chính phủ cùng với các cơ quan như : bộ lao động thương binh và xã hội, bộ tài chính, bộ nông nghiệp...cùng với các địa phương trên cả nước, đã có những chính sách đào tạo nghề cho các địa phương. Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. c tiêu thoát nghèo vào năm 2010 đã cận kề, trong khi tỷ lệ hộ đói nghèo hiện nay ở nông thôn miền núi đang còn rất cao. Bên cạnh giải pháp mang tính đối phó như xuất khẩu lao động, thành lập các khu kinh tế … thì dạy nghề và tạo việc làm tại chỗ là khả thi hơn cảTheo ý kiến cá nhân tôi việc hướng nghiệp dạy nghề tại chỗ cho thanh niên là việc nên làm và chắc chắn sẽ có hiệu quả thiết thực, bền vững nhất. Hướng nghiệp dạy nghề cho thanh niên cần nắm rõ tâm lý và đặc điểm, phải căn cứ vào vùng nguyên liệu và nhu cầu của từng vùng. Hiện nay đa số trung tâm hướng nghiệp dạy nghề đang tập trung nhiều về các nghề như điện, điện tử, sửa chữa xe máy, cơ khí... Trong khi không ít cơ sở kiểu này hiện không có việc làm. Bên cạnh việc mở lớp cần kết hợp với mở ra các công xưởng, kêu gọi các nhà đầu tư về các vùng, đầu tư vốn vay cho họ, khuyến khích họ mở ra các cơ sở sản xuất; Ngành lao động - xã hội phối hợp với các cơ sở này, để đào tạo nghề cho thanh niên. Tất nhiên ban đầu phải hỗ trợ kinh phí cho họ học nghề, tổ chức đào tạo miễn phí. Đảng và Nhà nước nên đặt mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng nguồn lực lao động cho nền sản xuất theo hướng Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày mai là chính, để có chính sách kêu gọi, hỗ trợ vốn, giao nhiệm vụ đào tạo cho các công ty, có chính sách miễn giảm hoặc không thu thuế, kéo các nhà đầu tư về với nông thôn, miền núi. Hướng nghiệp cho thanh niên phải theo cách vừa học, vừa làm, phải đa dạng hoá,

nhưng phải có thu nhập hỗ trợ, để lôi cuốn, thu hút thanh niên tham gia. Không ít thanh niên hiện nay muốn tự chủ cuộc sống, muốn kiếm tiền chính đáng, nhưng do hoàn cảnh không có việc làm. Mở ra các cơ sở sản xuất tại các địa phương, ngoài tổ chức hướng nghiệp, dạy nghề trực tiếp cho thanh niên, vừa không phải lo nơi ăn ở, ngủ nghỉ cho họ, bởi họ ăn cơm nhà đi học. Bên cạnh đó công tác tập hợp, quản lý thanh niên rất thuận lợi, nhằm đưa hoạt động thanh niên đi vào nề nếp như trước đây. Hiện nay xu thế cho con em đi học nghề đang phát triển, nhưng do không có kinh phí, lại lo học xong không có vốn làm ăn, học phí ăn ở, đi lại, học hành, ngoài khả năng của nhiều bậc phụ huynh. Trong khi nguồn lao động của chúng ta đại bộ phận lại chưa qua đào tạo. Các cơ sở dạy nghề chỉ tập trung ở thành phố, Thị xã…là những cản trở không nhỏ cho việc học nghề của thanh niên nông thôn, miền núi.Vì vậy ngay từ bây giờ các nhà hoạch định chính sách xã hội phải xem việc Hướng nghiệp, dạy nghề cho thanh niên nói chung, thanh niên nông thôn, miền núi nói riêng là việc làm cấp bách và rất cần thiết.

Một phần của tài liệu vấn đề thất nghiệp trong suy giảm kinh tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 35)