3)HỔ TRỢ CHO NHỮNG NGƯỜI THẤT NGHIỆP:

Một phần của tài liệu vấn đề thất nghiệp trong suy giảm kinh tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 32)

2. BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP:

3)HỔ TRỢ CHO NHỮNG NGƯỜI THẤT NGHIỆP:

Có hai đối tượng khi thu hẹp sản xuất dễ bị cho nghỉ việc nhất là lao động không đạt yêu cầu và hết hạn hợp đồng. Trong cơ cấu lao động Việt Nam, lao động chưa qua đào tạo,không có tay nghề, lao động thủ công luôn chiếm tỉ trọng lớn chiếm tới 76%. Cũng vì thế mà tỉ lệ thất nghiệp của đối tượng này luôn ở mức cao và khả năng tìm lại được việc trong bối cảnh các doanh nghiệp ra sức cắt giảm chi phí như thế này là hết sức khó khăn. Lượng

thất nghiệp hiện nay cũng chiếm gần một nửa là lực lượng lao động trẻ. Khi thất nghiệp, do kinh nghiệm chưa nhiều, khả năng thích ứng chưa cao, khó tìm được công việc mới và rất cần sự hỗ trợ của nhà nước.

Hiện tại, giải pháp giải quyết tình trạng thất nghiệp đang được hy vọng nhiều nhất vẫn là triển khai hiệu quả gói kích cầu của Chính phủ nhằm giúp doanh nghiệp tiếp tục quay vòng sản xuất, duy trì việc làm cho người lao động hoặc giảm tối đa khả năng cắt giảm lao động. Theo một số nghiên cứu thế giới mà chúng tôi tham khảo được thì gói kích cầu tập trung vào trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp mang lại hiệu ứng cao nhất. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, những người có thu nhập cao thường chỉ dùng một phần nhỏ khoản tiền có thêm (nhận được thông qua hoàn/miễn thuế hoặc tiền trợ cấp) để chi tiêu (do nhu cầu thiết yếu của họ đã được đáp ứng), còn lại tiết kiệm đề phòng rủi ro.

Ngược lại những người có thu nhập thấp sẽ có nhu cầu chi tiêu cao hơn từ một đồng nhận được thêm để tiêu dùng nhiều khoản thiết yếu mà còn chưa được đáp ứng đầy đủ. Báo cáo nghiên cứu của Zandi(2004) đã đánh giá hiệu quả của các biện pháp kích cầu.Theo bảng đánh giá: Lượng cầu được tạo ra trên một đô la của gói kích cầu vào “trợ cấp thất nghiệp” là cao nhất trong số các nội dung của gói kích cầu.

Bảng 5: hiệu quả của gói kích cầu

Các nội dung của gói kích cầu Lượng cầu được tạo ra

trên một đôla của gói

Trợ cấp thất nghiệp $1.73

Miễn giảm thu ngân sách cho các bang $1.24

Hoàn thuế một lần $1.19

Tăng tín dụng thuế đối với các gia đình có trẻ em $1.04

Điều chỉnh mức miễn thuế tối thiểu $0.67

Giảm mức thuế suất $0.59

Tăng giãn thuế cho các doanh nghiệp nhỏ $0.24 Cắt giảm thuế đối với cổ tức và lãi trên vốn $0.09

Giảm thuế bất động sản $0.00 Nguồn : Báo cáo của Zandi 2004.h t t p : / / e co n o m y . c o m

Tuy nhiên trong năm nay hệ thống BHTN ở nước mới bắt đầu có hiệu lực nên các khoản chi trả bảo hiểm thất nghiệp sớm nhất nếu có cũng chỉ bắt đầu từ năm 2010. Vì vậy cơ hội sử dụng cơ chế này bị bỏ lỡ.

Mặc dù thời gian qua nhà nước ta đã có nhiều chính sách và biện pháp nhằm khắc phục tình trạng này. Quyết định 217/HĐBT về giải quyết trợ cấp cho người lao động bị thôi việc. Quyết định 176/HĐBT về việc chi trả trợ cấp cho người lao động bị mất việc làm. Nghị định số 96/1988/NĐ-CP quy định về chế độ thôi việc đối với cán bộ công chức. Nghị định số 41/2002 NĐ-CP quy định về các chế độ ưu đãi đối với người lao động bị mất việc làm. Quyết định số 85/2002/QĐ-BTC về quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước…Những chính sách này nhìn chung đã tích cực góp phần khắc phục và tháo gỡ khó khăn trong quá trình chuyển đổi cơ chế và giúp người lao động thuộc diện dôi dư mất việc làm ốn định cuôc sống và có cơ hội tìm kiếm những công việc mới thích hợp.

Tuy nhiên những chính sách và biện pháp trên chỉ phù hợp với giai đoạn đầu của thời kì chuyển đổi nền kinh tế và đồng thời cũng chỉ là những biện pháp tình thế, tính ổn định không cao,chưa mang tầm chiến lược lâu dài. Bởi qua những chính sách này người lao động bị mất việc chỉ nhận được những

khoản tiền trợ cấp ít ỏi, hỗ trợ tạm thời và họ phải tiếp tục tự bươn chải kiếm sống. Đồng thời, những người được nhận trợ cấp một lần thì không có điều kiện để hưởng

chế độ hưu trí khi về già. Đặc biệt đối với lao động trẻ, không có tay nghề,các chính sách này chưa đáp ứng được yêu cầu,mong muốn của họ. Đồng thời gánh nặng chi trả trợ cấp bị dồn cho người sử dụng lao động.

Thực tế nếu chỉ buộc người sử dụng lao động có trách nhiệm thì không thể giải quyết được toàn diện vấn đề thât nghiệp khi chưa thực sự có những biện pháp hiệu quả giúp người lao động tìm việc làm mới.Vấn đề đặt ra cần có một hệ thống các quy định pháp luật một cách khoa học ổn định lâu dài hỗ trợ cho người lao động bị thất nghiệp .

Một phần của tài liệu vấn đề thất nghiệp trong suy giảm kinh tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 32)