Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu luận văn khoa quản trị doanh nghiệp Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Xí Nghiệp Khảo Sát Thiết Kế Và Xây Dựng Công Trình (Trang 41)

Bên cạnh những kết quả đạt được, xí nghiệp vẫn còn nhiều tồn tại. Những tồn tại này làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp, do đó xí nghiệp cần khắc phục một số tồn tại về vốn kinh doanh như sau:

Về tình hình vốn kinh doanh của xí nghiệp:

- Cơ cấu vốn kinh doanh chưa có sự cân đối, vốn lưu động chiếm tỉ trọng khá lớn, trên 95 % trong tổng vốn kinh doanh. Mặc dù xí nghiệp muốn đảm bảo khả năng thanh toán tốt khi duy trì một lượng vốn lưu động lớn nhưng xí nghiệp cũng cần đầu tư thêm trang thiết bị, tài sản cố định để phục vụ hoạt động kinh doanh của mình.

- Vốn lưu động dược tăng cường song cơ cấu vốn chưa hợp lí. Khoản mục Nợ phải thu ngắn hạn bình quân quá lớn (80 %), chứng tỏ xí nghiệp đang bị các đơn vị

khác chiếm dụng khoản vốn lớn và việc chiếm dụng vốn này đang có xu hướng gia tăng trong năm 2013 (từ 70,76 % đến 80,16 %).Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến xí nghiệp: Nếu xí nghiệp không giảm được các khoản nợ phải thu thì nó sẽ trở thành nợ khó đòi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

- Vốn cố định không được tăng cường mà bị xí nghiệp cắt giảm; chủ yếu là khoản đầu tư cho tài sản cố định. Tuy chính sách này của xí nghiệp tạm thời có thể nâng hiệu quả sử dụng vốn trong thời kỳ kinh tế khó khăn; nhưng về lâu dài không thể mãi cắt giảm đầu tư cho tài sản cố định – đây là nguồn tài trợ cho máy móc, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh chính của xí nghiệp. xí nghiệp cần đổi mới máy móc và trang thiết bị trong thời gian tới.

Về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:

- Xí nghiệp tăng cường đầu tư cho vốn lưu động, nhưng doanh thu thuần, doanh thu hoạt động tài chính lại giảm, khiến cho các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động đều không tốt: Vòng quay vốn lưu động giảm, số ngày một vòng quay tăng lên, hệ số lợi nhuận trên vốn lưu động bình quân giảm. Điều này chứng tỏ năm 2013 vốn lưu động của xí nghiệp luân chuyển chậm hơn so với năm 2012, xí nghiệp lãng phí một lượng lớn vốn lưu động.

- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả vốn kinh doanh đều tăng nhưng tăng chậm, và nguyên nhân tăng chủ yếu không phải do năng lực hoạt động kinh doanh của xí nghiệp tăng lên.

- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh luôn âm trong giai đoạn 2012 -2013, lợi nhuận xí nghiệp có được là do lợi nhuận khác đem lại.

Nguyên nhân tồn tại:

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những ồn tại và hạn chế trong việc sử dụng vốn kinh doanh song nguyên nhân chủ yếu là do:

- Xí nghiệp chưa có bộ phân chuyên trách để phân tích, cũng như lên kế hoạch hợp lí cho việc phân phối và sử dụng vốn một cách hiệu quả.

- Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, xí nghiệp phải nới lỏng công tác thu hồi công nợ để thu hút khách hàng, và tìm kiếm đối tác. Vì thế khiến cho các khoản nợ phải thu của xí nghiệp tăng lên rất nhiều do bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn.

- Một nguyên nhân khác làm cho vốn lưu động luân chuyển chậm, nợ phải thu lớn là thời gian thực tế xí nghiệp hoàn thành việc thẩm định, xây dựng cho bên khách hàng thường lâu hơn so với thời gian thi công thực tế, bên khách hàng cần có thời gian thẩm định chất lượng công trình và chưa có đủ tiền thanh toán; điều này gây khó khăn cho xí nghiệp trong việc thu hồi vốn và đầu tư cho các dự án khác.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Xí NghiệpKhảo Sát Thiết Kế Và Xây Dựng Công Trình Khảo Sát Thiết Kế Và Xây Dựng Công Trình

3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sư dụng vốn lưu động nói riêng phụ thuộc vào việc sử dụng tiết kiệm và tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Do vậy các doanh nghiệp cần phải tăng cường các biện pháp quản lý TSLĐ và vốn lưu động. Một số biện pháp:

- Xí nghiệp giao cho phòng Tài chính – kế toán xây dựng chính sách tín dụng cụ thể trình Giám đốc quyết định theo từng thời điểm. chính sách này phải xác định rõ các điều kiện về vốn, tình trạng kinh donah, lợi nhuận và trách nhiệm trả nợ của khách hàng. Mục tiêu của việc xây dựng các tiêu chuẩn tín dụng nhằm giảm khối lượng các khoản thu, rút ngắn kỳ thu tiền. Tuy nhiên, kế hoạch phải xây dựng phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Xây dựng chính sách tín dụng là việc phân loại khách hàng của xí nghiệp về qui mô, ngành nghề, để vừa quản lý có hiệu quả các khoản thu vừa không ảnh hưởng đến doanh thu. Chính sách tín dụng phải đảm bảo mềm dẻo, linh hoạt để thu hút khách hàng tiềm năng.

- Cần đa dạng hóa chính sách chiết khấu nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán đúng hạn, có thể nâng cao tỉ lệ chiết khấu, áp dụng hình thức có thưởng nếu thanh toán đúng hạn hoặc đúng hạn; ngoài ra xí nghiệp cần có chế độ khen thưởng kịp thời cho đội ngũ cán bộ nhân viên thu đòi công nợ, mức thưởng tính trên số thu đòi được.

- Cần có ràng buộc chặt chẽ khi ký hợp đồng với khách hàng. Xí nghiệp cần làm tốt khâu giao kết hợp đồng, phải gắn trách nhiệm của khách hàng thông qua các điều kiện trong hợp đồng, các khoản về thời gian, giao nhận, điều kiện và thời gian thanh toán.

- Định kỳ hàng tháng, hàng quí phòng Tài chính – kế toán phải đối chiếu, tổng hợp, phân tích tình hình công nợ, đặt biệt là các khoản nợ đến hạn, quá hạn. các bản

đối chiếu phải có chữ ký xác định tình trạng công nợ, đối với các khoản nợ khó đòi, không thể thu hồi phải xác định rõ nguyên nhân và biện pháp xử lý kịp thời để tránh tình trạng này xảy ra với các khách hàng khác.

3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, vốn cố định xí nghiệp phải tổ chức tốt việc sử dụng TSCĐ, bao gồm:

- Bố trí dây truyền sản xuất hợp lý, khai thác hết công suất thiết kế và nâng cao được hiệu suất công tác của mấy, thiết bị, sử dụng triệt để diện tích sản xuất, giảm chi phí khấu hao trong giá thành sản phẩm.

- Xử lý dứt điểm những tài sản không cần dùng, hư hỏng chờ thanh lý nhằm thu hồi vốn cố định chưa sử dụng vào luân chuyển, bổ sung thêm cho sản xuất kinh doanh. - Doanh nghiệp thường xuyên quan tâm tới việc bảo toàn vốn cố định, quản lý chặt chẽ TSCĐ về mặt hiện vật, tránh làm mất mát hư hỏng TSCĐ trước thời hạn khấu hao.

- Coi trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên nâng cao trình độ sử dụng và quản lí tài sản cố định

Một phần của tài liệu luận văn khoa quản trị doanh nghiệp Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Xí Nghiệp Khảo Sát Thiết Kế Và Xây Dựng Công Trình (Trang 41)