GIÁM ĐỐC XÍ NGHIỆP

Một phần của tài liệu luận văn khoa quản trị doanh nghiệp Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Xí Nghiệp Khảo Sát Thiết Kế Và Xây Dựng Công Trình (Trang 27)

Và Xây Dựng Công Trình

Nhiệm vụ của giám đốc và các phòng ban như sau:

Giám đốc: Là người điều hành sản xuất kinh doanh của toàn Xí nghiệp, được cấp trên bổ nhiệm, đề cao trách nhiệm cá nhân, tăng cường kỷ luật hành chính, là người đứng đầu và chịu trách nhiệm trước Nhà nước, và trước cán bộ công nhân viên Xí nghiệp về mọi hoạt động của Xí nghiệp.

Giúp việc cho Giám đốc là hai Phó giám đốc:

Phó giám đốc kinh doanh: Phụ trách về hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp, quản lý phòng hành chính và phòng kế toán tài chính.

Phó giám đốc kỹ thuật: Phụ trách về mặt kỹ thuật và quản lý các phòng kỹ thuật kế hoạch và phòng tư vấn thiết kế.

Phòng kỹ thuật-Kế hoạch : Là phòng chuyên trách về kỹ thuật, theo dõi phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách kịp thời, chính xác theo yêu cầu quản lý của Xí nghiệp.

P.GIÁM ĐỐC KINH DOANH KINH DOANH

GIÁM ĐỐC XÍ NGHIỆP NGHIỆP P.GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT PHÒNG KỸ THUẬT KẾ HOẠCH PHÒNG TƯ VẤN THIẾT KẾ PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG K.TOÁN TÀI CHÍNH Xưởng cơ khí Đội xây dựng số 6 Đội xây dựng số 5 Đội xây dựng số 4 Đội xây dựng số 3 Đội xây dựng số 2 Đội xây dựng số 1 Ban chỉ huy TC

Phòng Tư vấn thiết kế: Tư vấn thiết kế, lập dự toán; tư vấn giám sát; tư vấn kiểm định chất lượng; tư vấn lập dự án các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, công trình hạ tầng đô thị và khu công nghiệp.

Phòng kế toán tài chính: Là phòng tham mưu giúp giám đốc quản lý điều hành các mặt hoạt động kinh doanh thông qua việc quản lý tài chính.

Phòng hành chính: Phòng hành chính giúp Giám đốc trong việc sắp xếp, quản lý hồ sơ, tài liệu của xí nghiệp. Tổ chức tốt công tác cán bộ, quản lý và đề xuất bổ nhiệm cán bộ theo đúng thẩm quyền. Ngoài ra còn phải thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng cho toàn nhân viên trong Xí nghiệp.

II.1.1.4. Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp qua hai năm 2012-2013

Bảng 2.1. Phân tích tình hình kết quả kinh doanh của XNKSVXDCT qua 2 năm 2012-2013

Đơn vị tính: Đồng

STT Chỉ tiêu

Năm So sánh

2012 2013 Mức tăng giảm Tỉ lệ

(%)

1 Doanh thu thuần 67.150.457.026 63.111.042.349 (4.039.414.677) (6,02)

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 674.199.091 697.207.043 23.007.952 3,41

3 Giá vốn hàng bán 65.159.216.791 60.902.083.890 (4.257.132.901) (6,53)

4 Lợi nhuận gộp 1.991.240.235 2.208.958.459 217.718.224 10,93

5 Doanh thu hoạt động tài chính 9.951.897 7.328.468 (2.623.429) (26,36)

6 Chi phí tài chính 413.419.393 789.982.471 376.563.078 91,09

Trong đó: Chi phí lãi vay 396.032.351 762.933.933 366.901.582 92,64

7 Chi phí bán hàng - - - -

8 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.006.647.711 1.789.270.235 (217.377.476) (10,83) 9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh (418.874.972) (362.965.779) 55.909.193 13,35

10 Thu nhập khác 927.556.837 735.064.663 (192.492.174) (20,75)

11 Chi phí khác 427.239.374 250.060.000 (177.179.374) (41,47) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12 Lợi nhuận khác 500.317.463 485.004.663 (15.312.800) (3,06)

13 Lợi nhuận kế toán trước thuế 81.442.491 122.038.884 40.596.393 49,85

14 Chi phí thuế TNDN 20.360.623 30.509.721 10.149.098 49,85

15 Lợi nhuận sau thuế TNDN 61.081.868 91.529.163 30.447.295 49,85

Nguồn: Phòng kế toán tài chính

Nhận xét: Qua kết quả hoạt động kinh doanh 2 năm gần đây, ta thấy doanh thu giảm nhẹ và lợi nhuận tăng nhẹ. Do:

- Doanh thu thuần năm 2013 giảm 4.039.414.677 đồng so với năm 2012, tỷ lệ tương ứng giảm 6,02 %. Do nguyên nhân:

+ Các khoản giảm trừ doanh thu năm 2013 là 697.207.043 đồng tăng 23.007.952 đồng so với năm 2012, tương ứng tỷ lệ tăng 3,41 %

- Lợi nhuận gộp năm 2013 đạt 2.208.958.459 đồng tăng 217.718.224 đồng so với năm 2012, tương ứng tỷ lệ tăng 10,93 % do giá vốn hàng bán giảm (giảm 6,53 %) nhanh hơn doanh thu thuần (giảm 6,02 %) 0,51 %.

- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cả 2 năm đều âm. Nguyên nhân chủ yếu là do: + Chi phí tài chính quá lớn so với doanh thu từ hoạt động tài chính, năm 2013 là 789.982.471 đồng tăng 789.982.471 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 91,09 %. Trong đó chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng lớn nhất và năm 2013 là 762.933.933 đồng tăng 366.901.582 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 92,64 %.

+ Tuy xí nghiệp không phải bỏ ra chi phí bán hàng nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp cũng rất đáng kể. Nó chiếm

- Tuy lợi nhuận kinh cả 2 năm 2013 và 2012 đều âm nhưng năm 2013 so với năm 2012 đã cải thiện được tình hình kinh doanh. Trong đó:

+ Lợi nhuận gộp tăng 10,93 %

+ Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm nhưng tỷ trọng của nó không đủ lớn để ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh.

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2013 là 1.789.270.235 đồng giảm so với năm 2012 là 217.377.476 đồng, tỷ lệ tương ứng giảm 10,83 %

- Lợi nhuận sau thuế năm 2013 là 91.529.163 đồng, tăng so với năm 2012 là 30.447.295 đồng, tỷ lệ tương ứng tăng là 49,85 %, lợi nhuận hoạt động kinh doanh (tăng 13,35 %), chủ yếu là do góp phần của lợi nhuận từ hoạt động khác.

Kết luận: Như vậy trong năm 2013 tình hình kinh doanh của xí nghiệp có nhiều biến động làm giảm doanh thu, lợi nhuận góp phần chủ yếu từ lợi nhuận khác. Xí nghiệp cần có biện pháp cắt giảm các khoản chi phí, và sử dụng nguồn vốn kinh doanh hợp lý hơn.

II.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn trong xí nghiệp

II.1.2.1. Nhân tố chủ quan

- Trình độ tổ chức hạch toán nội bộ doanh nghiệp và tổ chức quản lý sản xuất.

Để có hiệu quả cao thì bộ máy quản lý doanh nghiệp phải thực sự gọn nhẹ và thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình đồng thời phải phối hợp tốt với nhau trong qúa trình thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Mặt khác trong qúa trình tổ chức hạch toán trong doanh nghiệp những bộ phận thực hiện nhiệm vụ quản lý và sử dụng vốn thực hiện công tác kế toán sẽ phát hiện ra những tiềm năng và những tồn tại trong qúa trình sử dụng vốn để từ đó có nhưng biện pháp phát huy khai thác nhưng tiềm năng và nhưng thành tựu về vốn của doanh nghiệp đồng thời có những biện pháp khắc phục và hạn chế nhưng tồn tại để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nói chung. Công tác quản lý sản xuất cũng có tác động không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu công tác tổ chức sản xuất được thực hiện tốt thì sẽ làm cho qúa trình sản xuất của doanh nghiệp tiến hành bình thường và sẽ giảm được khoản ứa đọng vốn của doanh nghiệp như giảm hàng tồn kho, nguyên vật liệu dự trữ, sử dụng dở dang và bán thành phẩm, chi phí cho sản phẩm hỏng, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp.

- Chu kỳ sản xuất, kỹ thuật sản xuất.

Đây là một nhân tố quan trọng, có liên quan trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn, nếu chu kỳ ngắn doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh để tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu chu kỳ dài doanh nghiệp sẽ có một gánh nặng là ứa đọng vốn và lãi trả các khoản vay hay các khaỏn phải trả.

Các đặc điểm về kỹ thuật sản xuất có tác động gián tiếp tới một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp về hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. Nếu kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp đơn giản thì tỷ trọng về thiết bị máy móc của doanh nghiệp sẽ nhỏ , do đó các chỉ tiêu nói trên của doanh nghiệp sẽ cao nhưng doanh nghiệp sẽ phải đối phó với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Ngược lại, nếu kỹ thuật sản xuất cao, máy móc của doanh nghiệp hiện đại thì các chỉ tiêu trên của doanh nghiệp có thể thấp nhưng doanh nghiệp sẽ có lợi thế trong cạnh tranh.

- Trình độ tập thể lao động, cơ chế khuyến khích và trách nhiệm vật chất trong doanh nghiệp

Nếu công nhân trong doanh nghiệp có trình độ cao để đáp ứng các yêu cầu của dây truyền sản xuất thì máy móc thiết bị của doanh nghiệp sẽ được sử dụng tốt, tận dụng được khả năng của máy móc và do đó nâng cao được năng suất và chất lượng sản phẩm qua đó nâng cao việc sử dụng vốn. Ngược lại, nếu trình độ của người lao động trong doanh nghiệp thấp, không đáp ứng những yêu cầu sản xuất thì sẽ làm cho máy móc trong doanh nghiệp không làm hết khả năng, gây lãng phí do hao mòn và làm giảm chất lượng, năng suất qua đó làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Tuy nhiên để sử dụng tốt tiềm năng về lao động của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải đề ra một cơ chế khuyến khích và nâng cao trách nhiệm vật chất trong doanh nghiệp. Nếu cơ chế này được thực hiện tốt thì tinh thần trách nhiệm và ý thức tập thể người lao động trong doanh nghiệp sẽ cao và sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

II.1.2.2. Nhân tố khách quan

- Các chính sách vĩ mô của nhà nước.

Các chính sách vĩ mô của nhà nước có tác động không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp. Các quy định về khấu hao các tỷ lệ nộp thuế như thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thu trên vốn, các quy định về tài sản cố định, các quy định về bảo vệ môi trường cũng như các chính sách về bảo hộ sản xuất trong nước hay khuyến khích sử dụng nguyên vật liệu trong nước cũng có tác động tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp do nó có tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng cũng có tác động tới kế hoạch của doanh nghiệp như kế hoạch thu mua vật tư, kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch đổi mới công nghệ qua đó tác động đến các chỉ tiêu và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thị trường.

Thị trường có tác động lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Các biến động trên thị trường đầu vào của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu của doanh nghiệp có sản phẩm ngoại nhập phải chịu thêm ảnh hưởng biến động trên thị trường thế giới và tỷ giá trao đổi ngoại tệ. Các biến động trên thị trường đầu ra cũng có tác động lớn tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu quan hệ cung

cầu trên thị trường thay đổi thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp thông qua thay đổi về giá bán và số lượng sản phẩm tiêu thu, hay doanh thu của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp phải có những dự toán chính xác về biến dộng trên thị trường đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp, cũng như phải nắm bắt chính xác các thông tin về chung.

- Các nhân tố khác.

Tiến bộ về khoa học công nghệ: các tiến bộ về khoa học và công nghệ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể đẩy mạnh đầu tư đổi m ới công nghệ sản xuất học tập các kinh nghiệm của doanh nghiệp khác nhưng nó cũng làm cho doanh nghiệp gặp phải những khó khăn do có đối thủ cạnh tranh mới.

Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp; các yếu tố của đối thủ cạnh tranh có thể ảnh hưởng tới qúa trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu đối thủ cạnh tranh sản xuất những sản phẩm tương tự có giá thành thấp hơn của doanh nghiệp thì có thể làm cho doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp giảm đi thị phần của doanh nghiệp giảm và hiệu quả sử dụng vốn sẽ giảm. Ngược lại nếu doanh nghiệp có khả năng này thì doanh nghiệp có lợi thế lớn trong cạnh tranh.

II.2. Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Xí Nghiệp Khảo Sát Thiết Kế Và Xây Dựng Công Trình

II.2.1. Phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh

II.2.1.1. Phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn kinh doanh

Bảng 2.2. Cơ cấu vốn kinh doanh của xí nghiệp giai đoạn 2012 – 2013

Đơn vị tính: VNĐ

STT Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2013/2012

Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TL (%) TT (%) 1 VLĐ bình quân 40714667712 95,4 5 44265154892 97,1 5 3550487180 8,72 1,7 0 2 VCĐ bình quân 1939327642 4,5 5 1296367101 2,8 5 -642960541 -33,2 (1,70 ) 3 VKD bình quân 42653995354 100 45561521993 100 2907526639 6,82 -

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Từ những số liệu phân tích ở biểu trên cho thấy, tổng vốn kinh doanh bình quân của xí nghiệp năm 2012 so với năm 2013 tăng 2907526639 đồng, tỉ lệ tăng 6,82 %. Trong đó:

- Vốn lưu động bình quân năm 2012 so với năm 2013 tăng 3550487180 đồng, tỉ lệ tăng 8,72 %

- Vốn cố định năm 2012 so với năm 2013 giảm 642960541 đồng, tỉ lệ giảm 33,2 %.

Như vậy, tổng vốn kinh doanh của xí nghiệp tăng lên là do vốn lưu động bình quân tăng lên.

Xé về tỉ trọng:

- VLĐBQ năm 2013 có tỉ trọng là 97,15 %, so với năm 2012 (95,45 %) tăng 1,7 %.

- VCĐBQ năm 2013 có tỉ trọng là 2,85 %, so với năm 2012 (4,55 %) giảm 1,7%.

Như vậy, sau một năm hoạt động qui mô vốn kinh doanh của xí nghiệp tăng lên. Vốn lưu động luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn kinh doanh có xu hướng tăng vào năm 2013. Trong cơ cấu tài sản của xí nghiệp tỉ trọng vốn như vậy khá hợp lý; tuy nhiên cần giảm bớt tốc độ tăng vốn lưu động và ngược lại cần lưu ý đến đầu tư trang thiết bị cho xây dựng nhiều hơn.

II.2.1.2. Phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn lưu động

Bảng 2.3. Phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn lưu động

Đơn vị tính: VNĐ

STT Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2013/ 2012

Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TL (%) TT (%)

1 Tiền và các khoản tương đương tiền bình quân 251.528.531 0,62 344.128.543 0,78 92.600.013 36,81 0,16 2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn bình quân - - - - - - 3 Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân 28.811.543.087 70,76 35.482.153.653 80,16 6.670.610.567 23,15 9,39 4 Hàng tồn kho bình quân 10.965.612.140 26,93 7.468.271.604 16,87 (3.497.340.536) (31,89) (10,06) 5 Tài sản ngắn hạn khác bình quân 685.983.956 1,68 945.601.092 2,14 259.617.137 37,85 0,45 6 Tổng vốn lưu động bình quân 40.714.667.713 100 44.265.154.892 100 3.550.487.180 8,72 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7 Doanh thu thuần bán hàng 67.150.457.026 63.111.042.349 (4.039.414.677) (6,02)

8 Lợi nhuận sau thuế 61.081.875 91.529.163 30.447.288 49,85

Từ bảng 2.3 ở trên có thể thấy:

Tổng vốn lưu động bình quân năm 2013 so với năm 2012 tăng 3.550.487.180 đồng, tương ứng tỉ lệ tăng 8,72 %. Doanh thu thuần bán hàng năm 2013 so với năm 2012 giảm 4.039.414.677 đồng, tỉ lệ giảm 6,02 %. Lợi nhuận sau thuế năm 2013 so với năm 2012 tăng 30.447.288 đồng, tỉ lệ tăng 49,85 %. Như vậy, ta đánh giá việc sử dụng vốn lưu động của xí nghiệp chưa tốt cho dù vốn lưu động bình quân tăng nhưng doanh thu thuần giảm, lợi nhuận sau thuế tăng chủ yếu là do lợi nhuận khác góp phần.

Phân tích chi tiết các khoản mục cho thấy:

- Tiền và các khoản tương đương tiền tăng 92.600.013 đồng, tỉ lệ tăng 36,81 %. - Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 6.670.610.567 đồng, tỉ lệ tăng 23,15 %. - Hàng tồn kho giảm 3.497.340.536 đồng, tỉ lệ giảm 31,89 %.

- Tài sản ngắn hạn khác tăng 259.617.137 đồng, tỉ lệ tăng 37,85 %.

Như vậy, vốn lưu động của xí nghiệp tăng chủ yếu do Tiền và đương đương tiền, nợ ngắn hạn phải thu và tài sản ngắn hạn khác.

Phân tích tỷ trọng các khoản mục ta thấy: Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn nhất và tăng 9,39 % (70,76 % - 80,16%). Tiền và tương đương tiền có tỉ trọng tăng 0,16% (0,62 % đến 0,78 %); Hàng tồn kho giảm 10,06 % (26,93% còn 16,87%). Tài sản ngắn hạn khác tỉ trọng tăng 0,45 % (1,68 % đến 2,14 %).

Như vậy, từ phân tích ta thấy việc phân bổ tài sản của xí nghiệp trong kỳ chưa tốt. Các khoản phải thu chiếm tỉ trọng lớn cho biết xí nghiệp thực hiện công tác thu

Một phần của tài liệu luận văn khoa quản trị doanh nghiệp Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Xí Nghiệp Khảo Sát Thiết Kế Và Xây Dựng Công Trình (Trang 27)