Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Nguyễn Trãi (Trang 48)

6. Kết luận và đề xuất * Kết luận

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

Hoạt động thẩm định dự án ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng và ngược lại, chất lượng tín dụng phản ánh chất lượng hoạt động thẩm định, đặc biết về mặt hiệu quả tài chính. Trong những năm gần đây, chất lượng tín dụng trung và dài hạn ở ngân hàng Công thương được cải thiện nhưng chưa cao, cơ cấu còn bất hợp lý. Do ngân hàng vẫn trú trọng tới khả năng trả nợ hơn là tính hiệu quả của dự án,

Nguyễn Thị Thu Huyền - TCDN 21.34 Mã SV: BH211086

mặc dù nguồn trả nợ an toàn nhất là nguồn thù từ hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án vay vốn. Ngoài ra, năm 2010 xuất hiện nợ nhóm 2, mặc dù chiếm 0.04% tổng dư nợ nhưng điều đó chứng tỏ rằng có dự án đã qua thẩm định và phê duyệt cho vay nhưng khi vào hoạt động lại không cho kết quả như dự kiến, thậm chí còn không có khả năng trả nợ cho ngân hàng như thỏa thuận, phải xin giãn nợ, chuyển sang nợ quá hạn. Đây là thực tế không tránh khỏi vì hoạt động của ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro, nhưng điều cần lưu ý là chủ dự án gặp khó khăn trong thanh toán vì sản phẩm không có đầu ra hoặc chi phí tăng cao hơn dự kiến. Ngoài ra, với tính toán thời hạn cho vay ở ví dụ dự án cho thấy, tình trạng tính toán thời gian còn chưa chính xác, ngân hàng còn tính toán theo ước tính khả năng trả nợ gốc của dự án. Sau đây là một số nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hiệu quả công tác thẩm định ở Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Nguyễn Trãi.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Nguyễn Trãi (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w