Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của Công Ty Cổ Phần Xi Măng Bỉm Sơn tại thị trường miền Bắc (Trang 40)

2008 2009 2010 So sánh 2009/ So sánh 2010/2009 Sản lượngDoanh thuSản lượngDoanh thuSản lượngDoanh thuSản lượngDoanh

3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân

a. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được, công ty vẫn còn những hạn chế trong công tác tiêu thụ sản phẩm mà cần có những giải pháp thích hợp để hạn chế tối đã những yếu kém, tồn tại chưa đạt được.

• Hoạt động nghiên cứu thị trường ở một số ít khu vực thị trường vẫn còn chưa hiệu quả như Thái Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ và những thị trường mới, đây cũng là lý do khiến cho trên khu vực này sản lượng bán buôn còn thấp, nguy cơ mất thị phần là rất lớn.

• Việc tìm kiếm, lựa chọn những NPPC có đủ tiềm năng là tương đối khó khăn.

• Giá bán buôn xi măng trên khu vực miền Bắc là tương đối cao so với các đối thủ cạnh tranh. Điều đó làm hạn chế sản lượng xi măng tiêu thụ trên khu vực Miền Bắc. Thị trường của công ty mới chỉ hạn chế ở 11 tỉnh thành, chưa mở rộng ra các khu vực thị trường khác.

• Các hoạt động xúc tiến thương mại mới chỉ có hiệu quả trên một số khu vực thị trường trọng điểm của công ty, còn tính trên toàn thị trường Miền Bắc vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả cao.

• Chất lượng đội ngũ nhân viên làm công tác thị trường còn yếu kém do vậy nó làm ảnh hưởng đến tính hiệu quả của hoạt động xúc tiến.

b. Nguyên nhân

• Nguyên nhân khách quan:

- Vị trí địa lý của công ty nằm ngay đầu Miền Trung nên so với các công ty đối thủ có địa điểm tại Miền Bắc thì đây là một bất lợi. Bởi đơn giản, khoảng cách xa về khu vực địa lý sẽ làm cho chi phí vận chuyển hàng cao lên, làm tăng giá bán. Chi phí khác liên quan tới bán hàng sẽ tăng lên, đặc biệt là chi phí đi lại cho nhân viên thị trường. Việc nắm bắt sự thay đổi nhu cầu của thị trường sẽ gặp khó khăn hơn.

- Do ảnh hưởng nặng nề bởi sự chỉ đạo điều hành mang tính hành chính từ trước năm 2007 của VICEM nên ngoài những thị trường được phân công tiêu thụ, công ty sẽ bị giới hạn trong việc mở rộng thị trường, đặc biệt là trên khu vực Miền Bắc.

- Chịu ảnh hưởng lớn bởi sự suy thoái của nên kinh tế thế giới, do đó ngành xây dựng cuối năm 2008 bị chững lại, nhu cầu tiêu dùng xi măng tại các thành phố lớn ở Miền Bắc trong thời điểm này ở mức thấp hơn.

- Số lượng đối thủ cạnh tranh lớn, tính trên khu vực Miền Bắc đã có đến trên 22 công ty chuyên sản xuất xi măng lớn nhỏ khác nhau, trong số đó có nhiều đối thủ có thể mạnh về thương hiệu, tiềm lực tài chính như Xi măng Hoàng Thạch, Chinfon, Hải Phòng, Nghi Sơn, Bút Sơn, Phúc Sơn nên sức ép cạnh tranh mà công ty gặp phải là tương đối lớn.

• Nguyên nhân chủ quan:

Hoạt động nghiên cứu thị trường chưa mang lại hiệu quả bởi công ty chưa thực sự chú trọng và đầu tư cho hoạt động này một cách thích đáng, hơn nữa còn chịu ảnh hưởng bởi cơ chế cũ, trình độ của nhân viên thị trường chưa đáp ứng yêu cầu.

Việc tìm kiếm những NPP hội tụ đủ tiêu chuẩn của công ty đặt ra là tương đối khó khăn. Theo trả lời của ông Nguyễn Sỹ Cường, công ty đã đặt ra những tiêu chí cụ thể để lựa chọn nhà cung cấp xi măng cho mình. Những tiêu chí đó bao gồm:

- Công ty phân phối xi măng đó phải có tư cách pháp nhân; - Chuyên kinh doanh về vật liệu xây dựng;

- Có đủ năng lực tài chính với vốn điều lệ trên 1 tỷ đồng; - Điều kiện kho bãi phải tốt, đảm bảo việc bảo quản hàng; - Sản lượng bán tối thiểu phải đạt 2000 tấn/tháng;

- Với những NPP hoạt động kém (trong vòng có 5 – 6 tháng liên tục không đạt tiêu chuẩn đặt ra) sẽ bị loại bỏ.

Đối với một số thị trường mới, và thị trường có nguy cơ mất thị phần thì công ty ưu tiên cao hơn. Không quy định phải đáp ứng tất cả các điều kiện trên. Việc đặt ra những tiêu chí này chỉ nhằm mục đích chọn lọc ra NPP lớn, có chất lượng , công ty có điều kiện chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất. Hơn nữa NPP có chọn lọc sẽ giảm thiểu những tiêu cực có thể xảy ra do cạnh tranh nội bộ từ các NPP lẫn nhau, so với trường hợp có quá nhiều NPP xi măng của công ty trên cùng một địa bàn. Ngoài ra, khó khăn này còn bắt nguồn từ việc, tại những thị trường mới thương hiệu XMBS còn mờ nhạt trong tâm trí người NTD, hoạt động XTTM và nghiên cứu thị trường còn chưa mang lại hiệu quả, do đó nhu cầu mua xi măng của những công ty còn hạn chế. Giá bán buôn của công ty ở thị trường này còn cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Nguyên nhân chủ yếu là chi phí sản xuất và chi phí vận chuyển hàng tới hầu hết thị trường ở các tỉnh miền Bắc của công ty cao hơn.

- Hiệu quả của hoạt động XTTM chưa đồng bộ do trình độ nhân viên thị trường còn hạn chế, công ty lại ít tham gia tổ chức các chương trình sự kiên mang tính PR nên tại những thị trường mới thương hiệu cuả công ty vẫn chưa có sức ấn tượng với công chúng. Chính sách khuyến mại còn chưa kích thích cao mức tiêu thụ do vẫn còn mang tính chung chung chưa cụ thể ở từng khu vực thị trường và mặt hàng nào đó.

- Chất lượng đội ngũ nhân viên thị trường, nhân viên marketing còn hạn chế do ảnh hưởng của công tác tuyển dụng và đào tạo nhân sự. Công ty vẫn còn dành chế độ ưu tiên những con em công nhân viên nên hình thức đổi hạt bố mẹ nghỉ hưu con được vào làm trong công ty vẫn còn tồn tại, trình độ không

đồng đều, điều này làm cho hoạt động tuyển dụng còn mang hình thức chưa thể hiện rõ hiệu quả. Hoạt động đào tạo của công ty đã tốn khá nhiều chi phí nhưng kết quả thu được vẫn không được cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của Công Ty Cổ Phần Xi Măng Bỉm Sơn tại thị trường miền Bắc (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w