THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của Công Ty Cổ Phần Xi Măng Bỉm Sơn tại thị trường miền Bắc (Trang 39)

2008 2009 2010 So sánh 2009/ So sánh 2010/2009 Sản lượngDoanh thuSản lượngDoanh thuSản lượngDoanh thuSản lượngDoanh

THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC

3.1.1. Những thành tựu đạt được và nguyên nhân

Trong 3 năm qua hoạt động tiêu thụ của công ty đã có sự thay đổi đáng kể về hình thức và quy mô, công ty đã gặp không ít khó khăn trong quá trình đổi mới hệ thống kênh phân phối, tuy nhiên dó có sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty nên những khó khăn đó đã dần khắc phục được và hoạt động sản xuất kinh doanh đang đi vào ổn định và khẳng định rõ hơn hiệu quả của nó. Được biểu hiện rõ hơn là công ty đang dần mở rộng thị trường ra các tỉnh phía Bắc, mặc dù sản lượng tiêu thụ của các thị trường này còn ở mức hạn chế. Nó là cơ sở tiền đề trong tương lai khi tiềm lực sản xuất mạnh, công ty sẽ tiếp tục thâm nhập sâu hơn. Năm 2007, thị trường công ty mới chỉ giới hạn ở 7 tỉnh phía Bắc bao gồm: Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Tây, Hà Nội, Sơn La, Lai Châu, tuy nhiên, năm 2008 đã tăng lên 8 tỉnh, thêm tỉnh Hòa Bình, còn năm 2008 con số này đã nâng lên 11 tỉnh bao gồm cả Lào Cai, Phú Thọ và Vĩnh Phúc, năm 2009 đã tăng thêm Yên Bái, Bắc Cạn.

Việc chuyển đổi hình thức phân phối này đã đem lại những hiệu quả dễ nhận thấy đặc biệt là làm giảm đáng kể chi phí sử dụng trong hoạt động bán hàng như: chi phí kho bãi, chi phí nhân viên quản lý, chi phí khấu hao tài sản sử dụng trong bán hàng, chi phí vận chuyển đường ngắn từ chi nhánh tới nhiều địa điểm đại lý. Hơn nữa, một điều quan trọng là bán hàng theo hình thức này sẽ giúp cho công ty rút ngắn được thời gian lưu thông sản phẩm, quay vòng và thu hồi được vốn nhanh, giảm thiểu rủi ro.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của Công Ty Cổ Phần Xi Măng Bỉm Sơn tại thị trường miền Bắc (Trang 39)