hiệu quả. Đây vừa là mục tiêu, vừa là cơ sở cho việc hoàn thiện công tác kế toán trong doanh nghiệp.
3. Các biện pháp nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm tính giá thành sản phẩm
Sau thời gian thực tập, trên cơ sở lý luận đã được học tại trường kết hợp với thực tế ở công ty mà em đã tìm hiểu được, bên cạnh những ưu điểm trong việc hạch toán thì kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn có những mặt cần hoàn thiện hơn. Do vậy để hoàn thiện hơn công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm tăng cường công tác quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự phát triển của công ty Cổ phần CMC em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp sau:
a. Xác định đối tượng tập hợp chi phí:
Hiện nay, đối tượng tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở công ty là chi tiết cho sản phẩm gạch 300x300 và gạch 400x400. Nhưng thực tế khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản phẩm gạch 300x300 và gạch 400x400 màu sáng rẻ hơn màu đậm, vì khi mua màu trắng, màu vàng giá rẻ hơn màu xanh, đỏ, nâu, đen. Theo em khi tiến hành tập hợp khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Kế toán vật tư cần tách riêng màu sáng, màu đậm riêng cho từng sản phẩm gạch 300x300 màu sáng, gạch 300x300 màu đậm, gạch 400x400 màu sáng, gạch 400x400 màu đậm lúc đó việc tính giá thành sẽ chính xác hơn.
Ví dụ:
Đối với 1m² sản phẩm gạch 300x300 sản xuất hết số lượng màu như nhau Màu vàng 25H370M : 0,1 kg x 90.000đ/kg = 9.000 đồng
Màu xanh 110/005: 0,1kg x 135.000đ/kg = 13.500 đồng
Đối với 1m² sản phẩm gạch 400x400 sản xuất hết số lượng màu như nhau Màu vàng 25H370M: 0,11kg x 90.000đ/kg = 9.900 đồng
Xuất nguyên liệu gạch 300x300 màu đậm, kế toán ghi: Nợ TK 621 (CT gạch 300x300 đậm) 13.500đồng
Có TK 1521 13.500đồng
Khi xuất nguyên liệu gạch 400x400 màu sáng. Kế toán ghi: Nợ TK 621 (CT gạch 400x400 sáng) 9.900đồng
Có TK 1521 9.900đồng Xuất nguyên liệu gạch 300x300 màu đậm, kế toán ghi:
Nợ TK 621 (CT gạch 400x400 đậm) 14.850đồng Có TK 1521 14.850đồng
b. Đối với chi phí sửa chữa lớn TSCĐ:
Trong thực tế chi phí sửa chữa tài sản cố định phát sinh trong quá trình sản xuất một kỳ ở Công ty hạch toán ngay vào chi phí cho kỳ đó là chưa đúng, vì thực chất nó còn phát huy hiệu quả ở nhiều kỳ sau. Vì vậy để đảm bảo hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành được chính xác theo tôi doanh nghiệp cần trích trước chi phí sửa chữa cho nhiều kỳ hạch toán, và đây là công việc sửa chữa lớn, sửa chữa hàng năm nên khi công việc sửa chữa lớn hoàn thành kế toán ghi:
Nợ TK 142 Có TK 2413
Sau đó định kỳ phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn vào chi phí các đối tượng được sử dụng TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 142 Có TK 2413
Sau đó định kỳ phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn vào chi phí các đối tượng sử dụng TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 627 Có TK 142
Ví dụ: Cuối tháng 12/2010 Công ty sửa chữa máy ép (thường Công ty tiến hành sửa chữa 1 năm 1 lần) với giá trị là 528.773.843 đồng, Công ty có chu kỳ tính giá thành theo tháng nhưng khi tính giá thành của tháng 12/2010 Công ty lại đưa hết chi phí này vào kỳ tính giá thành tháng 12/2010
Kế toán ghi:
Nợ TK 627 528.773.843đồng Có TK 331 528.773.843đồng
Theo em, vào đầu năm công ty nên lập khấu hao sửa chữa lớn, lập dự toán chi phí sửa chữa lớn… cần tiến hành phân bổ đều cho các tháng, việc tiến hành được phân bổ như sau:
Khi phát sinh chi phí ghi :
Nợ TK 2413 528.773.843đồng Có TK 331 528.773.843đồng Giá trị xuất dùng của mỗi tháng = 528.773.843 = 44.064.486 đồng 12
Và lúc này giá trị sửa chữa TSCĐ tính vào giá thành tháng 12 kế toán ghi: Nợ TK 335
Có TK 2413
Việc phân bổ như vậy mới đảm bảo cho giá thành trong kỳ chính xác, cung cấp cho ban lãnh đạo công ty có cái nhìn đúng đắn về tình hình thực hiện nhiệm vụ giá thành, giúp cho doanh nghiệp có cơ sở thực hiện nhiệm vụ giá thành của kỳ sau, mặt khác tạo cho giá thành ổn định giữa các kỳ.
c. Đối với kỳ tính giá thành sản phẩm:
Tất cả các chi phí sản xuất sản phẩm ở Công ty đều tập hợp theo quý, cuối quý mới tính giá thành cho từng loại sản phẩm cũng như giá thành đơn vị sản phẩm. Nhưng thực tế sản phẩm của Công ty sản xuất ra liên tục, sản phẩm hoàn thành nhập kho hàng ngày, không có sản phẩm dở dang. Mặt khác, trên thị trường cạnh tranh mẫu mã và giá cả của sản phẩm cùng loại luôn có sự thay đổi, chính vì vậy mà Công ty nên kết chuyển chi phí sản xuất và tính giá thành theo tháng. Như vậy sẽ làm cho việc cung cấp thông tin được chính xác và kịp thời. Từ đó giúp được ban lãnh đạo Công ty đưa ra cá quyết định đúng đắn phục vụ cho việc xác định kết quả kinh doanh của Công ty.
KẾT LUẬN
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm được coi là chiến lược lâu dài giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và vươn lên dành thắng lợi trong cạnh tranh. Hiểu rõ được vị trí và tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty rất quan tâm đến công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm và điều đó thể hiện là trong nhiều năm qua Công ty luôn phấn đấu nâng cao chất lượng sản phầm bằng cách đầu tư chiều sâu nhập công nghệ giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, hoạt động kinh doanh có lãi, nộp 1 nguồn lớn cho ngân sách Nhà nước, tăng thu nhập cho công nhân viên.
Qua thực tập nghiệp vụ tại Phòng kế toán của Công ty Cổ phần CMC em nhận thấy rằng công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng của Công ty đã đáp ứng được yêu cầu hiện nay của công tác quản lý doanh nghiệp, yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên nếu Công ty có những biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa ở 1 số khâu, 1 số phần hành kế toán thì công tác kế toán của Công ty còn phát huy hơn nữa vai trò của mình đối với sự phát triển của Công ty.
Bằng những kiến thức đã tiếp thu ở trường và sau thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần CMC em đã mạnh dạn đề xuất 1 số ý kiến hy vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở Công ty.
Một số nhận xét đánh giá về công tác Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần CMC trên cơ sở đó nêu lên 1 số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty.
Trên đây là toàn bộ nội dung mà em nghiên cứu trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần CMC. Do hạn chế về thời gian và trình độ bản thân nên mặc dù có nhiều cố gắng trong nghiên cứu nhưng chắc chắn Chuyên đề thực tập của em còn nhiều hạn chế. Vì vậy mong có sự đánh giá góp ý của các thầy cô cùng các bạn đọc để chuyên đề này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Thanh Nga cùng các thầy cô giáo trong bộ môn Kế toán – trường Đại học Lao Động Xã Hội, xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các anh chị trong phòng Tài chính – Kế toán Công ty Cổ phần CMC đã tận tình giúp đỡ để em hoàn thành Chuyên đề thực tập này.