Xác lập Nhiệm vụ, mục tiêu và thiết lập chiến lược sản phẩm 1 Xác lập nhiệm vụ của chiến lược sản phẩm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoạch định chiến lược sản phẩm ở Công ty bánh kẹo hải hà kotobuki (Trang 36 - 38)

1. Xác lập nhiệm vụ của chiến lược sản phẩm

Các nhiệm vụ kinh doanh tổng quát của Công ty được nêu ngay từ khi thành lập Công ty, tuy nhiên các nhiệm vụ này cần phải được xem xét lại sau những khoảng thời gian nhất định do những thay đổi từ môi trường kinh doanh.

Hiện nay nền kinh tế tăng trưởng nhanh, thu nhập người dân tăng lên, nhiệm vụ kinh doanh của Công ty thể hiện rằng: Công ty đạt tới mục tiêu lợi nhuận thông qua việc thoả mãn nhu cầu của một nhóm khách hàng có thu nhập cao bằng việc bán những sản phẩm cao cấp của mình một cách ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Tuy nhiên sự phân cách giàu nghèo ở Việt Nam còn khoảng chênh lệch lớn, mà cầu về sản phẩm bánh kẹo diễn ra trong đại bộ phận dân cư. Chính vì vậy với năng lực của mình Công ty còn hướng tới việc khai thác và mở rộng thị trường ra các tỉnh trên cả nước.

Vậy nên chiến lược sản phẩm phải nhằm vào việc sản xuất và đưa ra thị trường nhưng sản phẩm thoả mãn tốt nhu cầu người tiêu dùng và do đó thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm của nhà máy. Như thế không những cần phải duy trì những sản phẩm hiện nay đang được tiêu thụ tốt mà còn phải cải tiến chất lượng, bao gói, hình thức… để ngày càng nhiều sản phẩm của công ty được người tiêu dùng ưa thích hơn và có những sản phẩm mới phục vụ như cầu thay đổi hoặc củng cố, duy trì thị trường hiện tại của nhà máy mà có những nỗ lực hơn nữa trong việc mở rộng thị trường vào các tỉnh miền Trung và Nam Bộ. Nhưng lưu ý rằng đây là “địa bàn” của một số doanh nghiệp lớn như Kinh Đô (Một doanh nghiệp có sản phẩm chất lượng cao) Biên Hoà (Một doanh nghiệp có giá thành rất thấp), hơn nữa thị hiếu người tiêu dùng ở các vùng này có những điểm khác biệt với thị hiếu người Bắc . Vì vậy công tác nghiên cứu thị trường lại càng phải được tiến hành kỹ lưỡng chu đáo hơn mới có thể phát hiện những đặc tính tiêu dùng của thị trường này.

Có một vấn đề đặt ra là trong khi xác định mục tiêu, phương hướng chiến lược cho và những năm tới, công ty có nên xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài hay không? Trước đây công ty đã từng xuất khẩu sang Trung Quốc, Mông Cổ, và một số nước Trung đông, hơn nữa Việt Nam sẽ ra nhập WTO, vấn đề tìm thị trường ra nước ngoài sẽ là thuận lợi. Nhưng nếu xét thực trạng thiết bị, công nghệ và trình độ công nhân hiện nay thì có thể cho rằng công ty có khả năng xuất khẩu sản phẩm của mình. Nhưng phân

tích sâu một chút sẽ là rất khó thực hiện (nếu không muốn nói là không thể) trong những năm tới (cụ thể là 3 năm tới). Những sản phẩm cao cấp của công ty đạt yêu cầu của thị trường trong nước nhưng không đạt yêu cầu của thị trường nước ngoài, hơn nữa chi phí đầu tư để nghiên cứu thị trường nước ngoài đối với năng lực của công ty là quá lớn. Bởi thế, xuất khẩu là một định hướng tốt nhưng trong phạm vi kế hoạch 3 năm tới, hãy tập trung sức cạnh tranh trên thị trường nội địa, khi xuất hiện cơ hội vươn ra thị trường nước ngoài cần tranh thủ ngay.

2. Xác định mục tiêu

Từ nhiệm vụ đã nêu, trên cơ sở đánh giá khả năng và xu hướng phát triển của thị trường bánh kẹo, Hải Hà - KOTOBUKI đã vạch ra mục tiêu cụ thể như sau:

- Sản xuất kinh doanh có lãi, tăng cường tích luỹ và đóng góp đầy đủ cho ngân sách Nhà nước.

- Kế hoạch doanh thu năm 2003 là 76 tỉ đồng (Tăng 29% so với 2000)

- Mở rộng danh mục sản phẩm, bổ xung chủng loại cho sản phẩm kẹo đồng thời cho ra đời sản phẩm mới phù hợp với mùa hè và sản phẩm bánh mặn cho người kiêng đường.

- Dẫn đầu thị trường miền Bắc về sản phẩm bánh tươi.

- Khai thác tối đa năng lực sản xuất, đạt mức sản lượng 3000 tấn/ năm.

3. Thiết lập chiến lược sản phẩm

Từ sự phân tích hai ma trận SWOT và BCG, đối chiếu với nhiệm vụ tổng quát của Công ty, mục tiêu kinh doanh trong từng thời kì, hoàn cảnh môi trường và thị trường để quyết định phương hướng phát triển sản phẩm.

Với SWOT, các dữ liệu đầu vào được khai thác từ ma trận EFE và IFE ở trên. Trong SWOT chúng ta kết hợp các cơ hội, nguy cơ bên ngoài với các điểm mạnh, điểm yếu bên trong để hình thành nên những phương án chiến lược có thể lựa chọn.

2.1. Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm cao cấp

Như đã phân tích ở hai ma trận SWOT, BCG.

Thu nhập người dân tăng nên cầu về sản phẩm bánh kẹo ngày một gia tăng (SWOT).

Những sản phẩm cao cấp của công ty đều nằm ở ô (dấu hỏi), BCG) . Vì vậy định hướng chiến lược tăng tỷ trọng sản phẩm cao cấp của Hải Hà - KOTOBUKI, là một hướng đi đúng đắn. Hiện nay danh mục sản phẩm cao cấp của công ty bao gồm: Socola, bánh Cookies, kẹo Isomal, bánh tươi. Mỗi

chủng loại có đặc điểm riêng, cần có những phương án phát triển khác nhau.

Bảng 3.8. Phương án phát triển sản phẩm Cookies, Socola Chỉ tiêu Đặc điểm hiện nay Hướng phát triển

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoạch định chiến lược sản phẩm ở Công ty bánh kẹo hải hà kotobuki (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w