Phương pháp chuỗi giá trị.

Một phần của tài liệu đề cuong- Phân Tích Lợi Ích Của Việc Phát Triển Chuổi Cung Ứng Rau Rừng Tại Tỉnh Gia Lai (Trang 28)

Áp dụng phương pháp chuỗi giá trị nhằm tìm hiểu vai trò nhiệm vụ của các tác nhân trong chuỗi, tính toán sự phân phối lợi nhuận và chi phí marketing. Các chỉ tiêu dùng trong phương pháp chuỗi giá trị bao gồm:

•Sơ đồ chuỗi giá trị

•Phân phối chi phí và lợi nhuận giữa các bên tham gia: tính chi phí và lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi trên một kg rau rừng

•Tính toán tỷ trọng trong chi phí 1 kg rau rừng và tỷ trọng lợi nhuận 1 kg rau rừng của các tác nhân trong chuỗi giá trị.

•Mục tiêu phân tích tỷ trọng trong chi phí, lợi nhuận: xác định tỷ trọng mà hộ sản xuất và các tác nhân khác nhận được trong sản phẩm cuối cùng.

Trong đó:

 Tổng chi phí = giá vốn + chi phí marketing

 Chi phí marketing = CP vận chuyển + CP bốc xếp + CP đóng gói + CP hao hụt…  Giá vốn của nông dân = chi phí vật chất + chi phí lao động + chi phí sau thu hoạch  Giá vốn của người thu gom = giá bán của nông dân

 Giá bán của người bán lẻ = giá bán của người thu gom

 Lợi nhuận (nông dân) = giá bán – chi phí sản xuất ra 1 kg rau rừng  Lợi nhuận (trung gian) = giá bán – chi phí đầu tư cho 1 kg rau rừng

Đối với sản xuất nông nghiệp thì việc xây dựng chi phí gia đình là rất khó, nó tùy thuộc vào từng điều kiện sản xuất của từng vùng. Hơn nữa, trong sản xuất nông nghiệp, họ không tính chi phí lao động gia đình và người nông dân không có thói quen hạch toán chi phí, tập quán “ lấy công làm lãi” đã trở nên rất quen thuộc đối với các hộ nông dân. Chính vì vậy, họ chỉ quan tâm tới thu nhập hỗn hợp tính trên một đơn vị diện tích, tính trên công lao động và làm ra càng nhiều sản phẩm càng tốt.

Một phần của tài liệu đề cuong- Phân Tích Lợi Ích Của Việc Phát Triển Chuổi Cung Ứng Rau Rừng Tại Tỉnh Gia Lai (Trang 28)