Xây dựng chính sách khách hàng trong hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh Đồng Nai (Trang 72)

Chính sách khách hàng của mỗi NHTM được xây dựng trên cơ sở phân loại khách hàng theo các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.

Căn cứ vào kết quả phân loại khách hàng, các NHTM có chính sách cụ thể áp dụng với từng khách hàng và nhóm khách hàng theo ưu đãi đối với khách hàng được xếp hạng chất lượng cao và ngược lại, cụ thể:

- Chính sách về lãi suất tiền vay và các loại phí có liên quan. - Các điều kiện vay vốn (tài sản đảm bảo, hạn mức tín dụng, …)

3.3.3.5 Tài sản đảm bảo tiền vay

Các NHTM thực hiện việc đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính Phủ và NHNN, đồng thời phù hợp với chiến lược kinh doanh của các NHTM.

Quy định về đảm bảo tiền vay của các NHTM bao gồm một số nội dung sau: - Giới hạn về các loại tài sản được nhận là đảm bảo nợ vay

- Các tài liệu liên quan đến tài sản đảm bảo theo quy định

- Quy định về việc định giá và kiểm tra, giám sát, định giá lại tài sản đảm bảo như: công trình đang xây dựng ít nhất 01 tháng/ lần kiểm tra, đối với bất động sản định kỳ 01 năm/ lần kiểm tra hoặc khi có biến động lớn về giá, đối với động sản thì định giá 06 tháng/ lần, …

- Tỷ lệ cho vay so với giá trị tài sản đảm bảo: khoảng 80% giá trị tài sản

- Các loại hình cho vay, bảo lãnh có tài sản hoặc không có tài sản đảm bảo: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước thì tùy khách hàng có thể không có tài sản đảm bảo; bảo lãnh thanh toán thì bắt buộc phải có tài sản đảm bảo để giảm rủi ro.

3.3.3.6 Đánh giá các rủi ro phát sinh đối với việc phát triển các loại hình sản phẩm tín dụng mới. phẩm tín dụng mới.

Hoạt động tín dụng truyền thống đem lại thu nhập lớn cho các NHTM nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro lớn. Việc phát triển các loại hình sản phẩm tín dụng mới, nhất là các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại (phát hành và thanh toán thể tín dụng nội địa và quốc tế, bao thanh toán, …) là cần thiết và phù hợp nhằm cơ cấu lại dư nợ tín dụng, đa dạng hóa sản phẩm, góp phần giảm thiểu rủi ro của hoạt động tín dụng.

Tuy nhiên, bất cứ một loại sản phẩm tín dụng mới nào của các NHTM được nghiên cứu và cung cấp ra thị trường đều phải được nhận diện rõ rang, đầy đủ về tất cả các rủi ro có thể xảy ra cho các NHTM. Đối với các sản phẩm tín dụng mang hàm

lượng công nghệ cao (thẻ tín dụng, …) ngoài các rủi ro tín dụng nói chung, vấn đề an toàn, bảo mật của hệ thống công nghệ thông tin cần được quan tâm thích đáng.

3.3.4 Xây dựng hệ thống các công cụ đo lường và định hướng rủi ro tín dụng:

Phân loại khách hàng: Các NHTM tiến hành phân loại khách hàng qua việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng từ đó các NHTM có chính sách tín dụng phù hợp với từng khách hàng và nhóm khách hàng.

Phân loại khoản vay: Khoản vay được thực hiện phân loại theo chất lượng và mức độ rủi ro. Khoản vay có chất lượng cao thì tỷ lệ rủi ro thấp và ngược lại. Các NHTM phân loại khoản vay thường xuyên để theo dõi, phân tích và có phương hướng xử lý kịp thời với các rủi ro phát sinh trong từng khoản vay để giúp bảo toàn vốn và thu được lợi nhuận.

Định dạng rủi ro tín dụng: các chi nhánh trong hệ thống các NHTM trên địa bàn phải được thực hiện phân loại về mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng để giúp cho các cấp điều hành chỉ đạo, khắc phục kịp thời các tồn tại, đối phó với các rủi ro tiềm ẩn từ đó giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả và chất lượng của hoạt động tín dụng.

3.3.5 Quản lý, giám sát danh mục cho vay:

Định hướng tới trong hoạt động tín dụng của các NHTM là xây dựng được một danh mục cho vay an toàn, hiệu quả. Vốn cho vay phải được phân bổ một cách hợp lý vào các lĩnh vực, ngành nghề theo các giới hạn quy định, tránh tập trung tín dụng quá mức, thực hiện phân tán rủi ro nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất và hạn chế tối đa rủi ro tín dụng.

Danh mục cho vay phải được rà soát và có các báo cáo định kỳ về xu hướng rủi ro, các nguy cơ rủi ro chính, các lĩnh vực rủi ro cao của danh mục và các biện pháp áp dụng để giảm thiểu rủi ro.

Trên cơ sở rà soát, phân tích rủi ro ảnh hưởng đến khả năng giảm sút thu nhập và mất vốn của danh mục cho vay hiện tại (do sự thay đổi môi trường kinh doanh,

thay đổi chính sách của Nhà nước, sự biến động của bản than doanh nghiệp và các nguyên nhân thuộc về phía các NHTM, chi nhánh, …) thực hiện việc điều chỉnh danh mục cho vay một cách kịp thời, hợp lý nhằm tạo sự cân đối của danh mục giữa các tài sản có độ rủi ro cao và tài sản có độ rủi ro thấp từ đó tạo ra thu nhập hợp lý và điều tiết được rủi ro.

3.3.6 Trích lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro:

Các NHTM phải thường xuyên thực hiện phân loại tài sản “có”, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động, trong đó có hoạt động tín dụng nhằm chủ động xử lý rủi ro xảy ra, làm lành mạnh hóa tài chính của các NHTM, đặc biệt là các chi nhánh của các NHTM trên địa bàn.

Việc phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn phải được thực hiện theo quy định của NHNN và của các NHTM trực thuộc trong từng thời kỳ.

Hiện tại, hầu hết các NHTM tiến hành phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN Việt Nam.

Khi các NHTM có đủ khả năng về tài chính và đáp ứng đầy đủ điều kiện theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, đồng thời nhằm tiến dần tới thông lệ quốc tế và đáp ứng các quy định của Ủy ban Basel 2, việc phân loại tài sản có và trích lập dự phòng rủi ro được tiến hành theo phương pháp định tính. Theo đó, các NHTM phải xây dựng và được NHNN phê duyệt chính sách trích dự phòng rủi ro và hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế, khả năng trả nợ của khách hàng cũng như khả năng tài chính của bản thân mỗi NHTM. Quy định phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo phương pháp này thể hiện đúng bản chất của việc dự phòng các tổn thất, rủi ro của hoạt động các NHTM. Các tài sản có được dự phòng rủi ro theo chất lượng và khả năng tổn thất thật sự của tài sản, sẽ giúp các NHTM đối phó kịp thời với các tài sản có xu hướng rủi ro.

3.3.7 Ứng dụng công nghệ và phát triển thông tin quản lý rủi ro tín dụng:

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và ứng dụng vào hoạt động ngân hàng sẽ giúp cho NHTM nâng cao năng lực quản trị điều hành, phát triển các loại hình sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Trong đó chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ thông tin sẽ làm tăng tiện ích, mức độ an toàn, tính gắn kết giữa các sản phẩm…của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ ngân hàng, giúp cho NHTM hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.

Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và giám sát rủi ro tín dụng. Trong công tác quản lý rủi ro tín dụng, các số liệu phải phản ánh trung thực và kịp thời tình trạng chất lượng tín dụng của toàn hệ thống để từ đó Ban lãnh đạo có những chỉ đạo sát sao, phù hợp với sự biến động không ngừng của thị trường.

3.4 Các giải pháp hỗ trợ

3.4.1 Đối với Nhà nước:

Đẩy nhanh tiến trình sửa đổi, bổ sung các văn bản quy pháp pháp luật hiện hành để phù hợp với thông lệ và cam kết quốc tế nhằm tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các tổ chức kinh tế và cá nhân có điều kiện thuận lợi trong việc phát triển sản xuất kinh doanh của mình.

Đẩy nhanh tiến trình xây dựng Nghị định hướng dẫn hai Luật NHNN và Luật các TCTD đã được Quốc hội ban hành: Xây dựng Nghị định hướng dẫn hướng phù hợp với các NHTM trong đó đặc biệt là theo hướng tạo điều kiện, môi trường kinh doanh thuận lợi , không phân biệt đối xử, giảm tối đa việc can thiệp trực tiếp vào hoạt động của NHTM …

Ngoài ra, cải cách DNNN, tạo sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp. Việc bảo hộ cho khu vực DNNN là nguyên nhân chính khiến mức nợ khó

đòi, nợ quá hạn tại các NHTM nhà nước cao. Vì vậy, nếu không kiên quyết đẩy mạnh tiến trình cải cách DNNN thì việc cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và các NHTM nói riêng là khó thực hiện.

3.4.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước:

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng: Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về an toàn kinh doanh tiền tệ - ngân hàng. Xây dựng môi trường pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng minh bạch và công bằng nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm an toàn hệ thống tiền tệ, ngân hàng. Các chính sách và quy định pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng góp phần tạo môi trường lành mạnh và động lực cho các NHTM, doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất kinh doanh. Loại bỏ các hình thức bảo hộ, bao cấp, ưu đãi trong lĩnh vực ngân hàng và phân biệt đối xử giữa các NHTM.

- Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Tăng cường hiệu lực những chế tài pháp lý, kinh tế và hành chính bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của người đi vay và bảo vệ quyền lợi chính đáng của các NHTM. Hạn chế và tiến tới xoá bỏ việc hình sự hóa các quan hệ kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng.

- Phát triển thị trường tiền tệ an toàn, đồng bộ và mang tính cạnh tranh cao nhằm tạo cơ sở quan trọng cho hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ, huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các NHTM. Tăng số lượng và chủng loại chứng khoán có độ an toàn và tính thanh khoản cao được phép giao dịch trên thị trường mở; đồng thời nới lỏng các hạn chế tiếp cận thị trường đối với các NHTM. Tăng cường sự liên kết hoạt động và quản lý, điều hành giữa các thị trường tiền tệ bộ phận; giữa thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán, trong đó cần nâng cao và hoàn thiện các thị trường: thị trường liên ngân hàng, ngoại tệ, thị trường mở,…Hạn chế can thiệp hành chính vào hoạt động của thị trường tiền tệ.

- Phát triển hệ thống thanh toán: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán, hoàn thiện các đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu cực công, khu vực tư (doanh nghiệp và dân cư), hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán liên ngân hàng, trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất, xây dựng trung tâm thanh toán bù trừ tự động phục vụ các giao dịch bán lẻ, kết nối hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán với hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia.

- Phát triển ứng dụng công nghệ: hoàn thiện các quy định pháp lý liên quan đến việc cung cấp, sử dụng các dịch vụ ứng dụng Internet như: e-banking, home banking,… phù hợp với yêu cầu phát triển kỹ thuật công nghệ hiện đại và triển khai rộng rãi các dịch vụ ngân hàng hiện đại, tạo; xây dựng trung tâm thông tin, dữ liệu, định hướng phát triển công nghệ cho các NHTM thực hiện đồng bộ… Triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thanh tra giám sát. quản trị, điều hành, thông tin, báo cáo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM.

3.4.3 Đối với NHTM:

- Nâng cao năng lực tài chính: Năng lực tài chính của các NHTM nhìn chung là kém, tất cả các chỉ số đều còn là thấp so với các nước trong khu vực. Do đó, để nâng cao năng lực tài chính, các ngân hàng nên thực hiện một số biện pháp như: Khẩn trương tăng vốn điều lệ và xử lý dứt điểm nợ tồn đọng nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh và chống rủi ro.

Đối với các NHTM nhà nước, cần áp dụng các biện pháp thực tế như phát hành cổ phiếu ở mức cần thiết hoặc bán tài sản và thuê lại để bổ sung vốn điều lệ nhằm đạt được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%, xử lý hết nợ tồn đọng.

Đối với các NHTM cổ phần, cần tăng vốn điều lệ thông qua sáp nhập, hợp nhất, phát hành bổ sung cổ phiếu; đối với những NHTM hoạt động quá yếu kém, không thể tăng vốn điều lệ và không khắc phục được những yếu kém về tài chính thì có thể thu hồi giấy phép hoạt động.

- Hiện đại hoá công nghệ, chú trọng hoạt động Marketing, đa dạng hoá và nâng cao tiện ích các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên công nghệ kỹ thuật tiên tiến.

Công nghệ ngân hàng nước ta dù được chú trọng trong thời gian qua nhưng vẫn bị đánh giá là yếu kém. Hiện nay, nhiều ngân hàng đã triển khai các phần mềm hiện đại với chức năng hoạt động trực tuyến (Online), tạo thêm nhiều sản phẩm gia tăng cho khách hàng trong quá trình giao dịch với ngân hàng. Nhìn chung, các phần mềm mà một số NHTM đang ứng dụng đều là những phần mềm thế hệ mới được nhiều ngân hàng trên thế giới đang sử dụng. Tuy nhiên, công tác triển khai chậm và khi triển khai xong, một số bộ phận lại chưa tạo được một cơ chế nhằm khai thác hiệu quả công nghệ đó.

Song song với việc hiện đại hoá công nghệ, các NHTM cần có chính sách khai thác công nghệ hiệu quả thông qua việc phát triển những sản phẩm và nhóm sản phẩm dựa trên công nghệ cao nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ, tạo ra sự đa dạng trong lựa chọn sản phẩm và tăng cường bán chéo (Cross - selling) cho khách hàng. Đồng thời, việc phát triển đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ cũng sẽ góp phần phân tán và hạn chế bớt rủi ro trong quá trình hoạt động.

Ngoài ra, các NHTM cần cải tiến và đơn giản hoá các thủ tục vay vốn nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng.

- Xây dựng chiến lược khách hàng và phát triển mạng lưới: Xây dựng chiến lược khách hàng đúng đắn, ngân hàng và khách hàng luôn gắn bó với nhau, phải tạo ra, giữ vững và phát triển mối quan hệ lâu bền với tất cả khách hàng. Cần đánh giá cao khách hàng truyền thống và khách hàng có uy tín trong giao dịch ngân hàng. Đối với những khách hàng này, khi xây dựng chiến lược ngân hàng phải hết sức quan tâm, gắn hoạt động của ngân hàng với hoạt động của khách hàng, thẩm định và đầu tư kịp thời các dự án có hiệu quả rõ ràng.

Ngoài ra, các đặc tính sản phẩm từ các ngân hàng đều có điểm giống nhau nên việc tạo ra sự khác biệt là hết sức quan trọng. Về chiến lược thu hút tiền gửi, cần xây

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh Đồng Nai (Trang 72)