Môi trường hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh Đồng Nai (Trang 38)

Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2006 - 2010 cùng với nhiều thuận lợi rất cơ bản, những khó khăn cũng thánh thức rất lớn, như thiên tai gây thiệt hại nặng nề ở nhiều vùng trong cả nước; dịch cúm gia cầm và nhiều dịch bệnh khác ở người, gia súc, cây trồng; những biến động bất thường về giá cả, nhất là giá xăng dầu và những rào cản mới trong thương mại quốc tế. Đặc biệt, năm 2008 lạm phát tăng cao, tình hình kinh tế - xã hội trong nước có nhiều biến động, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, cùng với sự biến động của thị trường vàng và ngoại tệ.

Suy thoái kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2008 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế nước ta, nhưng dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã điều hành chính sách kinh tế linh hoạt và thận trọng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận được vốn tín dụng rẻ để kích thích sản xuất, kinh doanh. NHNN đã sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ như điều chỉnh hạ dần lãi suất cơ bản, điều chỉnh tỷ giá theo tín hiệu thị trường, từ tháng 11/2008 đến tháng 12/2008 NHNN đã 05 lần hạ lãi suất tiền gửi cơ bản từ 14% còn 8% giúp lãi suất cho vay từ 21% giảm còn 12%, tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc, cho rút trước hạn tín phiếu bắt buộc, điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu, sử dụng linh hoạt thị trường mở giúp các NHTM đảm bảo khả năng thanh khoản, nền kinh tế đã dần trở lại ổn định. Tuy nhiên, tiến trình giải ngân vốn vẫn gặp không ít khó khăn. Nguyên nhân cơ bản vẫn do tình hình kinh tế thế giới và trong nước đang khó khăn, hàng hóa chậm tiêu thụ, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu. Do đó tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2008 thấp nhất trong vòng 03 năm qua chỉ tăng 14,32% so với năm trước; nợ quá hạn (từ nhóm 2 đến nhóm 5) tăng đột biến từ 1,89% so với dư nợ của năm 2007, lên 9,06% so với dư nợ của năm 2008, lên 7,23% so với dư nợ của năm 2009; nợ có khả năng mất vốn từ 0,14 so với dư nợ của năm 2007 lên 0,85% so với dư nợ năm 2008, lên 0,74% so với dư nợ năm 2009.

Bước sang năm 2009, trước những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo NHNN thực hiện chính sách tiền tệ theo hướng linh hoạt và thận trọng, NHNN đã điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản từ 8,5% xuống 7%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 9% xuống còn 7%, lãi suất tái chiết khấu từ 7,5% xuống còn

6,5%, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng từ 6,5% còn 3% và tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi trên 12 tháng từ 2% còn 1%; điều chỉnh tỷ lệ tiền gửi dự trữ bắt buộc ngoại tệ từ 1% còn 0,5%, điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, thực hiện hoán đổi ngoại tệ cho các NHTM để hỗ trợ vốn khả dụng bằng VND, điều chỉnh biên độ tỷ giá giữa VND với USD từ ± 3% lên ± 5% đối với giao dịch mua bán của NHTM, thu mua ngoại tệ để đảm bảo ngoại tệ cho nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu; áp dụng các biện pháp chấn chỉnh thị trường ngoại tệ, kiểm tra và giám sát các sàn giao dịch vàng; ban hành cơ chế lãi suất thỏa thuận cho vay tiêu dùng.

Để mở rộng tín dụng cho nền kinh tế, NHNN chỉ đạo các NHTM cơ cấu lại thời hạn trả nợ và điều chỉnh lãi suất xuống 10,5%/năm. Phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn tại NHTM.

Để chống suy giảm kinh tế, Chính phủ đã sử dụng đồng bộ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ gồm: triển khai các gói kích cầu trị giá 8 tỷ USD tương đương 145 ngàn tỷ đồng (bằng 9%/GDP), trong đó, có hỗ trợ lãi suất 4%/ năm theo Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009 của Chính Phủ để cho các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn ngắn hạn để phát triển sản xuất kinh doanh, với giá trị 17.000 tỷ đồng; Quyết định số 443/QĐ-TTg ngày 04/4/2009 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất 4%/năm để cho các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn trung, dài hạn để đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ; Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở nông thôn. Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg ngày 23/02/2009 về hỗ trợ cho người lao động mất việc làm ở các doanh nghiệp do suy giảm kinh tế; Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; Quyết định số 579/2009/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ lãi suất với các khoản vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội.

Để triển khai các gói kích thích kinh tế thông qua hỗ trợ lãi suất, NHNN đã ban hành thông tư hướng dẫn và tổ chức triển khai đến tất cả các NHTM và Công ty tài chính để giải ngân nguồn vốn này đảm bảo sử dụng gói kích cầu lãi suất sử dụng kịp thời, đúng mục đích, đúng đối tượng để khôi phục sản xuất, kinh doanh tạo nhiều việc làm cho người lao động.

Theo báo cáo của các NHTM trên địa bàn, đến 30/6/2010: Dư nợ hỗ trợ lãi suất ngắn hạn theo Quyết định 131 là 23.203,8 tỷ đồng, số tiền lãi hỗ trợ là 567,76 tỷ đồng; Dư nợ hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn theo Quyết định 443 là 1.475 tỷ đồng, tiền lãi đã hỗ trợ 25,45 tỷ đồng; Dư nợ hỗ trợ lãi suất nông nghiệp, nông thôn theo Quyết định 497 là 7,5 tỷ đồng; Dư nợ cho vay theo Quyết định 579 là 299 tỷ đồng; Dư nợ cho vay theo Quyết định 2072 là 115 tỷ đồng; Dư nợ cho vay theo Quyết định 2213 là 1,1 tỷ đồng.

Trong bối cảnh các nguồn kích cầu cao, số tiền được giải ngân nguồn vốn hỗ trợ lãi suất qua NHTM được kích hoạt gấp nhiều lần giá trị gói kích cầu thì rủi ro lạm phát trở nên cao hơn nhiều. Mặc dù trong năm 2008, 2009 suy giảm kinh tế của nước ta đã chạm đáy nhưng vẫn không ít khó khăn, nhạy cảm, biểu hiện giá cả một số mặt hàng đầu vào như xăng dầu, sắt thép, xi măng, lương thực, thực phẩm có chiều hướng tăng; thị trường chứng khoán sôi động, đã có hiện tượng “bong bóng tài chính”; thị trường bất động sản đã nóng lên, lãi suất huy động tăng trên 9,9%/ năm, sát với trần lãi suất cho vay là 10,5%/ năm; tỷ lệ nợ xấu của các NHTM đang ở mức chưa phải là lớn nhưng tiềm năng nợ xấu gia tăng lại lớn. Một áp lực lớn nữa là chính sách tài khóa trong khi phải tăng chi thì nhiều khoản thu lại giảm do chính sách miễn - giảm thuế và kim ngạch xuất - nhập khẩu giảm.

Trước những diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới và tình hình kinh tế trong nước, mặc dù năm 2008, 2009 và những tháng đầu năm 2010 còn rất nhiều khó khăn ảnh hưởng đến các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng, để góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, việc điều chỉnh chính sách tiền tệ của NHNN đã chuyển từ thắt chặt sang nới lỏng một cách thận trọng, có

kiểm soát và phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô chứ không phải nới lỏng tùy tiện; điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, điều hành tỷ giá theo hướng ổn định tương đối nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, triển khai các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu ngoại tệ; tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh của các công ty kinh doanh vàng. Kiểm soát chặt chẽ các tỷ lệ an toàn hoạt động của các NHTM, cơ cấu lại hệ thống NHTM và hoạt động thanh tra, giám sát, thực hiện có hiệu quả đúng pháp luật cơ chế hỗ trợ lãi suất.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh Đồng Nai (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)