Nhƣ mọi ngƣời bình thƣờng, NKT có quyền tham gia bình đẳng vào đời sống chính trị, công cộng, bao gồm các quyền đƣợc bầu cử, ứng cử, quyền đƣợc giữ các chức vụ trong các cơ quan nhà nƣớc, cũng nhƣ quyền đƣợc tham gia và thành lập các tổ chức xã hội của NKT.
2.1.7.1. Luật Nhân quyền Quốc tế
Tại Điều 21 - UDHR đã khẳng định “mọi ngƣời đều có quyền tham gia quản lý đất nƣớc mình một cách trực tiếp hoặc thông qua các đại diện mà họ đƣợc tự do lựa chọn. Mọi ngƣời đều có quyền đƣợc tiếp cận các dịch vụ công cộng nƣớc mình một cách bình đẳng”.
Tại Điều 29 - ICRPD quy định: “Quốc gia thành viên phải bảo đảm cho NKT có các quyền chính trị và cơ hội hƣởng các quyền đó trên cơ sở bình đẳng với những ngƣời khác, và cam kết: a.Bảo đảm rằng NKT có thể tham gia hiệu quả và trọn vẹn vào đời sống chính trị công cộng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua đại diện do họ tự do lựa chọn, theo đó NKT có quyền và cơ hội bầu cử và đƣợc bầu cử, bằng một số cách nhƣ: i.Bảo đảm rằng thủ tục, cơ sở vật chất phục vụ bầu cử thích hợp, dễ tiếp cận, dễ hiểu, dễ sử dụng; ii.Trong các cuộc bầu cử và trƣng cầu ý dân, bảo vệ quyền của NKT đƣợc bỏ phiếu kín và không bị hăm dọa, quyền ứng cử, quyền giữ chức vụ một cách có hiệu quả và thực hiện mọi chức năng công quyền ở mọi cấp chính quyền, tạo thuận lợi cho việc sử dụng công nghệ hỗ trợ tiên tiến khi cần; iii.Bảo đảm quyền tự do biểu đạt ý kiến của NKT với tƣ cách cử tri, để đạt đƣợc mục đích đó, cho phép NKT có ngƣời trợ giúp do NKT tự chọn, nếu cần và nếu NKT yêu cầu; b.Chủ động thúc đẩy một môi trƣờng cho phép NKT tham gia một cách hiệu quả và trọn vẹn vào các hoạt động xã hội, một cách không phân biệt
đối xử và trên cơ sở bình đẳng với những ngƣời khác, và khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động xã hội, trong đó có: i.Tham gia vào các tổ chức và hiệp hội phi chính phủ có liên quan đến đời sống chính trị xã hội, trong việc quản lý và các hoạt động của các đảng phái chính trị; ii.Thành lập và gia nhập các tổ chức NKT để đại diện cho NKT ở cấp địa phƣơng, khu vực, quốc gia và quốc tế”.
Điều 29 yêu cầu các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho NKT đƣợc thực hiện một cách đầy đủ và hiệu quả những quyền này thông qua các biện pháp nhƣ: bảo đảm các thủ tục, trang thiết bị và tài liệu bầu cử phù hợp, dễ tiếp cận, dễ hiểu, dễ sử dụng với NKT; bảo vệ quyền đƣợc bỏ phiếu kín của NKT; hỗ trợ NKT tham gia các hoạt động chính trị, xã hội ở mọi cấp độ, bao gồm việc tham gia các đảng phái chính trị.
2.1.7.2. Pháp luật Việt Nam
Trong pháp luật Việt Nam, quyền này đƣợc quy định đối với mọi công dân trong đó có NKT và đƣợc ghi nhận trong các Điều 53, 54 của Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung 2001. Theo Điều 54 - Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung 2001 quy định: “Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngƣỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cƣ trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cứ vào Quốc hội, Hội đồng Nhân dân theo quy định của pháp luật”. Điều 53 - Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung 2001 quy định: “Công dân có quyển tham gia quản lý nhà nƣớc và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nƣớc và địa phƣơng, kiến nghị với các cơ quan nhà nƣớc". Các quy định trong Hiến pháp về quyền bầu cử và ứng cử của công dân đƣợc cụ thể hoá trong Điều 2 Luật BCĐBQH và Điều 2 Luật BCĐBHĐND. Theo các Điểu này, việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND đƣợc tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đắng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Điều 4 - Luật NKT quy định về quyền và nghĩa vụ của NKT: “1. NKT đƣợc bảo đảm thực hiện các quyền sau đây: a. Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội; … đ. Các quyền khác theo quy định của pháp luật”.