Quyền tự do biểu đạt, chính kiến, và tiếp cận thông tin

Một phần của tài liệu Quyền của người khuyết tật trong Luật Nhân quyền quốc tế và pháp luật Việt Nam - nghiên cứu so sánh (Trang 37)

2.1.6.1. Luật Nhân quyền Quốc tế

Quyền tự do biểu đạt, chính kiến, và tiếp cận thông tin của tất cả mọi ngƣời đƣợc quy định tại Điều 19 - UDHR: “Mọi ngƣời đều có quyền tự do ngôn luận và

bày tỏ ý kiến; kể cả tự do bảo lƣu quan điểm mà không bị can thiệp; cũng nhƣ tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền bá các ý tƣởng và thông tin bằng bất kỳ phƣơng tiện truyền thông nào, và không giới hạn về biên giới”. Nội dung của quy định này sau đó đƣợc tái khẳng định tại Điều 19 và 20 – ICCPR.

Giống nhƣ mọi ngƣời bình thƣờng, NKT có quyền tự do biểu đạt và tự do chính kiến, bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận, truyền đạt thông tin và ý kiến. Xuất phát từ đặc thù của NKT, Điều 21 - ICRPD quy định rõ: “Các quốc gia thành viên tiến hành mọi biện pháp thích hợp để bảo đảm rằng NKT có thể thực hiện quyền tự do biểu đạt và tự do chính kiến, trong đó có tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin và ý kiến trên cơ sở bình đẳng với những ngƣời khác và bằng bất kỳ hình thức giao tiếp nào họ chọn, nhƣ đã định nghĩa tại điều 2 Công ƣớc này, bao gồm bằng cách: a. Cung cấp thông tin dành cho quảng đại quần chúng cho NKT dƣới các hình thức và công nghệ họ có thể tiếp cận đƣợc, thích hợp với các dạng khuyết tật khác nhau, một cách kịp thời và không thu thêm phí; b.Chấp nhận và tạo điều kiện cho việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, chữ Braille, các hình thức giao tiếp tăng cƣờng hoặc thay thế, và mọi phƣơng tiện, cách thức, dạng giao tiếp dễ tiếp cận khác tùy theo sự lựa chọn của NKT trong mọi trao đổi chính thức; c. Kêu gọi các cơ sở tƣ cung cấp dịch vụ cho quảng đại quần chúng, kể cả qua Internet, cung cấp thông tin và dịch vụ dƣới các dạng dễ tiếp cận và dễ sử dụng cho NKT; d. Khuyến khích các cơ quan truyền thông đại chúng, kể cả nhà cung cấp thông tin qua Internet, làm dịch vụ của họ trở nên dễ tiếp cận đối với NKT; e. Thừa nhận và thúc đẩy việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu”.

Điều 9 - ICRPD cũng nêu rõ: “ 1.Nhằm hỗ trợ NKT sống độc lập và tham gia đầy đủ trên mọi lĩnh vực của đời sống, các Quốc gia thành viên của Công ƣớc này cam kết thực hiện các biện pháp phù hợp để đảm bảo NKT có thể tiếp cận với môi trƣờng vật chất, giao thông, thông tin và truyền thông bao gồm các hệ thống và công nghệ thông tin và truyền thông và các trang thiết bị và dịch vụ khác đƣợc mở ra hay cung cấp cho công chúng cả vùng nông thôn và đô thị một cách bình đẳng...”.

2.1.6.2. Pháp luật Việt Nam

Trong pháp luật Việt Nam, Điều 69 - Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung 2001, quy định: "Công dân có quyển tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền đƣợc thông tin". Điều 2 Luật Báo chí năm 1990 (đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 1999) quy định cá nhân công dân có quyền đăng tải trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng những ý kiến cá nhân của mình không trái với chính sách, pháp luật của nhà nƣớc. Nhà nƣớc tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và không một tổ chức, cá nhân nào đƣợc hạn chế cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. NKT cũng không nằm ngoài các quy định trên.

Thông tin và truyền thông có vai trò quan trọng hỗ trợ NKT hoà nhập với cộng đồng, tăng cƣờng khả năng tìm kiếm việc làm và cơ hội việc làm. Điều 43 - Luật NKT đã quy định khá cụ thể các vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin và truyền thông hƣớng tới NKT: “1. Nhà nƣớc khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin dành cho NKT. 2. Cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của NKT. Đài truyền hình Việt Nam có trách nhiệm thực hiện chƣơng trình phát sóng có phụ đề tiếng Việt và ngôn ngữ ký hiệu dành cho NKT theo quy định của Bộ trƣởng Bộ Thông tin và Truyền thông. 3. Nhà nƣớc có chính sách miễn, giảm thuế, cho vay vốn với lãi suất ƣu đãi và hỗ trợ khác cho hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất và cung cấp dịch vụ, phƣơng tiện hỗ trợ NKT tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông; hỗ trợ việc thu thập, biên soạn và xuất bản tài liệu in chữ nổi Braille dành cho NKT nhìn, tài liệu đọc dành cho NKT nghe, nói và NKT trí tuệ”.

Năm 2006, Việt Nam đã ban hành Luật Công nghệ thông tin, tại khoản 6, Điều 5 Luật nêu rõ: “…có chính sách ƣu đãi để tổ chức, cá nhân có hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đối với nông nghiệp, nông thông, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời tàn tật, ngƣời có hoàn cảnh khó khăn”. Ngoài ra, Thông tƣ số 28/2009/TT-BTTTT ngày 14/9/2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông, quy định về việc áp dụng Tiêu chuẩn, công nghệ hỗ trợ

NKT tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Hiện nay, Bộ Thông tin Truyền thông đang xây dựng và hoàn thiện tiêu chuẩn hỗ trợ NKT tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông, hƣớng dẫn thiết kế các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông đảm bảo tính tiếp cận [31].

Một phần của tài liệu Quyền của người khuyết tật trong Luật Nhân quyền quốc tế và pháp luật Việt Nam - nghiên cứu so sánh (Trang 37)