Huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự

Một phần của tài liệu Cơ chế bảo vệ và thúc đầy nhân quyền khu vực ASEAN- thực trạng, viễn cảnh và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 73)

Một vấn đề quan trọng nữa là khả năng tham dự của các tổ chức xã hội dân sự vào các hoạt động của cơ chế quyền con người khu vực ASEAN. Các tổ chức xã hội dân sự đã từng có đóng góp lớn trong việc đưa vấn đề nhân quyền và an ninh cn người vào chương trình nghị sự của ASEAN, tuy nhiên trong bối cảnh hiện tại, nhân quyền cơ bản vẫn được xem là công việc giữa các nhà nước thành viên ASEAN. Sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự cũng như các bên liên quan khác vào lĩnh vực này ở ASEAN hiện còn hạn chế . Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu cho thấy tình hình có thể được cải thiện trong những năm tới, cụ thể như sau:

Thứ nhất, “Hướng dẫn về mối quan hệ của ASEAN với các tổ chức phi chính phủ” năm 1986 nêu rằng, “việc chấp thuận hợp tác của ASEAN với một

tổ chức phi chính phủ chủ yếu dựa trên sự đánh giá về những cống hiến tích cực tổ chức đó vào việc công nhận, tăng cường và nâng cao các mục tiêu và mục đích của ASEAN” [28]. Trong Hiến chương ASEAN, quy định này đã được làm mềm đi. Cụ thể, Điều 16 chương V của Hiến chương nêu rằng: “ASEAN có thể hợp tác với các tổ chức ủng hộ Hiến chương ASEAN, cụ thể là các mục tiêu và nguyên tắc của nó”. Như vậy, Hiến chương ASEAN để ngỏ khả năng tham gia của các tổ chức xã hội dân sự, bao gồm các tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực quyền con người. Cụ thể hơn, Điều 1.13 Hiến chương quy định: “Thúc đẩy hình thành một ASEAN hướng về nhân dân, trong đó khuyến khích mọi thành phần xã hội tham gia và hưởng lợi từ tiến trình liên kết và xây dựng cộng đồng ASEAN”. Ró ràng, việc thực hiện quy định này đồng nghĩa với sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự vào các hoạt động của ASEAN, bao gồm cả lĩnh vực nhân quyền .

Một phần của tài liệu Cơ chế bảo vệ và thúc đầy nhân quyền khu vực ASEAN- thực trạng, viễn cảnh và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)