Vận dụng tối đa các thẩm quyền được trao

Một phần của tài liệu Cơ chế bảo vệ và thúc đầy nhân quyền khu vực ASEAN- thực trạng, viễn cảnh và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 70)

chế. Do mới được thành lập nên việc đánh giá công việc của AICHR, vẫn còn sớm, nhưng xét từ các văn kiện có liên quan, có thể chắc chắn rằng cơ quan này khó có thể có những đóng góp ý nghĩa trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trong khu vực. Hiện tại, không một Ủy ban về nhân quyền nào ở ASEAN, kể cả AICHR, được trao quyền giải quyết các khiếu nại vi phạm nhân quyền do các cá nhân và nhóm trong khu vực trình lên – một minh chứng rõ nét cho sự hạn chế về vai trò và sứ mạng của các cơ quan này. Trong thực tế, từ khi được thành lập đến nay, đã có 16 vụ việc vi phạm nhân quyền được trình lên AICHR song đều bị cơ quan này từ chối thụ lý. Trong khi ở khu vực ASEAN hiện nay chưa có bất kỳ cơ quan tài phán nào về vấn đề quyền con người thì ở châu Âu, châu Mỹ và châu Phi, các tòa án và ủy ban về quyền con người đã được giao thẩm quyền đó thông qua các công ước nhân quyền khu vực.

Trong khi chờ đợi AICHR có thể được trao quyền đầy đủ như các cơ quan nhân quyền tại các khu vực khác của thế giới trong tương lai, ở thời điểm hiện tại, AICHR vẫn có thể phát huy vai trò tuy hạn chế của mình qua việc soạn thảo các phương hướng hành động dựa trên các nhiệm vụ đã được trao quyền. Cụ thể, trong thời gian tới, cơ quan này cần có các biện pháp để người dân các nước trong khu vực biết đến sự tồn tại của Ủy ban và các chức năng, nhiệm vụ của nó. Khả năng tiềm tàng đối với việc xây dựng các nhiệm vụ cụ thể của AICHR xuất phát từ cơ sở pháp lý trong Hiến chương ASEAN , đó là “thúc đẩy và bảo vệ quyền con người”. Thêm vào đó, AICHR cần thúc đẩy sự bảo đảm từ các nước thành viên ASEAN rằng họ sẽ áp dụng những biện pháp để bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo Hiến chương ASEAN mà không thấp hơn các chuẩn mực quốc tế về lĩnh vực này .

Quan trọng hơn, một số điều khoản trong Hiến chương ASEAN cũng như trong điều khoản tham chiếu của AICHR hé mở những khả năng cho việc

nâng cấp cơ chế về quyền con người của khu vực trong tương lai. Thứ nhất, một số nhiệm vụ của AICHR được thiết kế theo hướng mở, tạo thuận lợi cho việc diễn giải chúng theo hướng tích cực nhất, cũng như khả năng thành lập một cơ chế bảo vệ nhân quyền hiệu quả hơn. Thứ hai, trong các nhiệm vụ của AICHR có các yêu cầu về sự tham gia của xã hội dân sự, điều từ trước đến giờ chưa có trong hoạt động của các cơ quan liên chính phủ ASEAN. Sự tham gia của xã hội dân sự sẽ là một đối trọng tích cực với những trì trệ, bảo thủ của các chính phủ trong cơ chế bảo về nhân quyền khu vực này. Thứ ba, các nhiệm vụ của AICHR đặt ra những yêu cầu với các quốc gia về việc phê chuẩn các công ước cốt lõi về nhân quyền, đây là bước đầu tiên trong việc tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người, tạo đà cho sự phát triển và thực hiện quyền con người trong khu vực. Cuối cùng, cả Hiến chương ASEAN và các điều khoản tham chiếu của AICHR và ACWC sẽ được chỉnh sửa trong vòng 5 năm tới, có nghĩa là các nhiệm vụ của cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người sẽ có cơ hội để nâng cấp, cải thiện.

Một phần của tài liệu Cơ chế bảo vệ và thúc đầy nhân quyền khu vực ASEAN- thực trạng, viễn cảnh và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)