Hướng phát triển đề tà

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ OPENFLOW TRONG TỐI ƯU HÓA NĂNG LƯỢNG TẠI TRUNG TÂM DỮ LIỆU (Trang 86)

Chương 4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀ

4.2Hướng phát triển đề tà

Mặc dù kết quả nghiên cứu đã cho thấy có sự tiết kiệm trong mạng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, vẫn chưa kiểm nghiệm được thật các chất lượng dịch vụ, chưa tiến hành dự báo được lưu lượng đầu vào, chưa có các thiết bị trong mạng dự phòng cho các trường hợp xảy ra sự cố. Trong tương lai có thể phát triển mở rộng đồ án này theo các hướng sau:

 Phát triển thuật toán tối ưu, tính toán nhanh hơn và cho kết quả tối ưu hơn.

 Đưa hệ thống ra triển khải trên các thiết bị thật ( các switch tích hợp openflow và card NetFPGA)

 Kết hợp các phương pháp tối ưu trên với các kỹ thuật tiết kiêm năng lượng mà đã tìm hiểu được trong chương 1

KẾT LUẬN

Ngày nay, vấn đề về môi trường và vấn đề năng lượng là hai vấn đề quan trọng, khiến cả thế giới quan tâm. Nó ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống của con người. Tài nguyên thì có hạn nhưng mức sử dụng tài nguyên thì không ngừng ra tăng.Chính vì thế nhiều công trình nghiện cứu đã được đưa ra nhằm để đảm bảo tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Trong khi đó, trung tâm dữ liệu mạng với hàng nghìn các thiết bị mạng - gồm các switch và server cũng tiêu tốn một lượng năng lượng đáng kể so với toàn bộ năng lượng tiêu thụ trên thế giới, và nó cũng đã sản sinh ra một lượng khí thải Cacbon đáng kể, góp phần vào việc gây hiệu ứng nhà kính và gây lên hiện tượng nóng lên của trái đất. Do đó việc tối ưu năng lượng trong trung tâm dữ liệu mạng không những đem lại lợi ích cho nhà cung cấp với chi phí vận hành giảm, đem lại lợi ích cho người sử dụng với mức phí sử dụng thấp mà còn góp phần bảo vệ môi trường thêm xanh - sạch. Trong đồ án này, tác giả và nhóm nghiên cứu đã mở rộng đồ hình mạng trung tâm dữ liệu lên k=6 và k=8, đồng thời kết hợp hai module thích ứng trạng thái đường liên kết (LSA) và module Tối ưu có khả năng điều tiết năng lượng tiêu thụ trong mạng tỷ lệ với nhu cầu lưu lượng dao động của người dùng. Kết quả cho thấy tỉ lệ phần trăm tiết kiệm được trong mạng càng tăng khi mà kích thước của trung tâm dữ liệu tăng lên, và cho thấy hiệu quả khi tích hợp hai module trên đã tiết kiệm hơn so với chỉ dùng duy nhất module Optimizer khoảng 1-2%. Tác giả và nhóm nghiên cứu hi vọng phương pháp tiết kiệm trên có thể kết hợp được với nhiều phương pháp hiện nay để tạo ra một hệ thống tiết kiệm được tối đa cho các mạng trung tâm dữ liệu góp phần vào xây dựng các trung tâm dữ liệu xanh trong tương lai.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ OPENFLOW TRONG TỐI ƯU HÓA NĂNG LƯỢNG TẠI TRUNG TÂM DỮ LIỆU (Trang 86)