Những thành tựu đạt được.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY DOANH NGHIỆP Ở CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI (Trang 33 - 34)

a) Về công tác tổ chức sản xuất

Năm qua, công tác tổ chức sản xuất có nhiều tiến bộ, với nhiều các hợp đồng nhỏ, tiến độ gấp, tính dơn chiếc về sản xuất và chuẩn bị sản xuất lớn. Nhưng hầu hết các hợp đồng đều đạt được tiến độ và đạt cả về tiêu chuẩn lẫn chất lượng. Để đạt dược điều đó Công ty đã thực hiện tốt các công việc sau:

- Cải tiến chế độ giao ban hàng tuần bằng giao ban hàng ngày trong ban Giám đốc và một số phòng chủ chốt, duy trì chế độ báo cáo nhanh hàng ngày và tiếp tục đưa công tác lập kế hoạch sản xuất tuần, tháng có chất lượng gần sát thực tế, cùng với việc phát hiện và chú trọng những khâu sản xuất chậm tién dộ để sản xuất kịp thời.

- Thực hiện đầu tư nâng cấp độ chính xác của thiết bị hiện có bằng hệ thống điều khiển chương trình số, quan tâm đến việc ổn định chất lượng các thiết bị chính của Công ty qua công tác bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời các hư hỏng. Trong năm, đã đai tu, trung tu 33 thiết bị, lắp đặt thêm 45 thiết bị nâng cấp và hiện đại hoá máy doa 3B460 và SUT180 là hai thiết bị lớn và đặc chủng của Công ty.

- Thực hiện kiểm định và cấp giấy phép sử dụng cho 16 thiết bị nâng, hạ, 9 thiết bị áp lực và 76 đồng hồ áp lực.

- Những vật tư chính, vật tư đặc chủng đều được quan tâm chuẩn bị và cung cấp kịp thời cho sản xuất. Năm qua, đã mua và khai thác 40 chủng loại vật tư phục vụ sản xuất voái tổng giá trị xấp xỉ 12 tỷ đồng. Hầu hết chỉ được phép mua vật tư khi có nhu cầu, tránh tồn động lãng phí những vật tư có từ đầu năm và lượng tồn kho cuối năm giảm. Tận dụng một số phế thải thu hồi để phục vụ sản xuất như: Thép vụn, phôi thép ngang 420 tấn và các loại hàng tồn kho thanh lý.

b) Về dự án khoa học công nghệ.

Công ty đã thực hiện thành công dự án: “ triển khai mô hình thực hiện nâng cấp các loại máy gọt kim loại hiện có của Công ty cơ khí Hà Nội “. Đã hiện đại hoá được 30 máy công cụ và thiết bị luyện. Trong đó có 2 máy doa 2B 460 và máy tiện SUT 160. Quá trình thực hiện cũng là quá trình xây dựng đội ngũ kỹ thuật tự động hoá của Công ty. Cùng với quá trình thực hiện dự án, trung tâm ứng dụng công nghệ tự động hoá ra đời với một đội ngũ lao động trẻ. Công ty đã tiến hành nghiên cứu và thiết kế chế tạo thành công máy tạo phôi sứ tự động cho Nhà máy sứ Hoàng Liên Sơn, máy còn chuyên dùng để cán tấm lợp băng chuyền vận chuyển mía, máy tiện quả chuyên dùng TL900, bơm nước dân dụng 125W, hơn 36000m3/h và hiện nay đang nghiên cứu chế tạo máy P12CNC.

Hoạt động của trường Trung học chế tạo máy: Trong năm qua được Công ty quan tâm chỉ đạo , trường liên tục tuyển sinh vào các lớp. Số học sinh tăng 50% so với năm 2002 và đạt 125% so với kế hoach đã đề ra. Đã có 498 người được đào tạo, trong đó:

Công nhân kỹ thuật bậc 2/7: 340 người Công nhân kỹ thuật bậc 3/7: 23 người Trung học chuyên nghiệp: 21 người Đào tạo chuyển nghề thứ 2: 45 người Học vi tính soạn thảo văn bản: 70 người

Tổ chức bổ sung tay nghề, thi nâng cao bậc cho 161 công nhân viên chức của Công ty.

Ngoài ra trường được Công ty đầu tư cho xưởng thực hành, máy vi tính, máy chiếu và các trang thiết bị giảng dạy. Nói chung ngành công nghiệp Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn còn tồn đọng không chỉ riêng Công ty Cơ khí Hà Nội vì thế các khoản nộp cho thương mại và địa phương Công ty không đạt được chỉ tiêu đề ra nhưng vẫn tăng 27% so với năm trước, thu nhập bình quân theo đầu người/ tháng đạt 820.000 đồng. Có lẽ để đạt được những thành tích như vậy là nhờ vào sự năng động của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sự nhiệt tình của cán bộ công nhân viên chức trong công ty.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY DOANH NGHIỆP Ở CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI (Trang 33 - 34)