Vai trò của câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong dạy

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong dạy học kiến thức mới, phần Sinh học tế bào (chương I, II) Sinh học lớp 10 - Trung học (Trang 30)

dạy học nói chung và trong dạy học sinh học nói riêng

Đối với quá trình dạy học nói chung, việc sử dụng câu hỏi MCQ nhằm cung cấp thông tin ngƣợc để ngƣời dạy điều chỉnh nội dung, phƣơng pháp cho phù hợp, nắm bắt đƣợc trình độ ngƣời học và ra quyết định nên bắt đầu từ đâu, tìm ra khó khăn để giúp đỡ ngƣời học, tổng kết để thấy đạt mục tiêu hay chƣa, có nên cải tiến phƣơng pháp dạy hay không và cải tiến theo hƣớng nào, từ đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. Còn với ngƣời học, sử dụng MCQ sẽ tăng cƣờng tinh thần trách nhiệm trong học tập, giúp ngƣời học tự kiểm tra, đánh kiến thức kỹ năng, phát hiện đƣợc năng lực tiềm ẩn của mình, giúp cho quá trình tự học có hiệu quả hơn. Mặt khác, sử dụng MCQ giúp ngƣời học phát triển tƣ duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức đã học giải quyết tình huống nảy sinh trong thực tế. MCQ có tác dụng định hƣớng học tập theo hƣớng nghiên cứu, phân tích đầy đủ, chi tiết sự vật, hiện tƣợng nghiên cứu.

Đối với quá trình dạy học Sinh học, việc sử dụng MCQ sẽ rèn luyện cho HS khả năng nhận biết, khai thác và xử lý thông tin, óc tƣ duy suy đoán nhanh nhẹn với lƣợng kiến thức Sinh học mang tính trừu tƣợng và tƣ duy khá cao. Việc sử dụng MCQ trong dạy học kiến thức mới môn Sinh học sẽ đạt đƣợc mục tiêu kép trong dạy học: tổ chức tốt việc nghiên cứu SGK và chuyển tải đƣợc kiến thức Sinh học cho HS mang tính bền vững, chủ động và sáng tạo. Điều này đã đƣợc khẳng định qua một số luận văn có cùng hƣớng nghiên cứu nhƣng thực hiện ở các phần khác nhau nhƣ: Di truyền học, Tiến hóa, Sinh thái học. Qua đó góp phần nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu của HS hiện nay ở bậc phổ thông đối với môn Sinh học.

1.2.4. Tiêu chuẩn của câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn để dạy kiến thức mới

1.2.5.1. Các tiêu chuẩn của câu hỏi MCQ để dạy kiến thức mới

* Tiêu chuẩn định lƣợng của mỗi câu hỏi MCQ:

+ Phải chọn các câu hỏi có độ khó trong khoảng 25% đến 75% độ khó trung bình với câu 4 phƣơng án chọn là 62,5% độ phân biệt từ 0,2 trở lên. Không nên chọn các câu hỏi quá khó hoặc quá dễ để dạy bài mới vì cả hai dạng câu hỏi này đều hạn chế tính tích cực của HS.

+ Mỗi câu hỏi phải có độ nhiễu thích hợp để đảm bảo độ khó và độ phân biệt. Tiêu chuẩn cho các câu nhiễu: tối thiểu có 3% đến 5% tổng số thí sinh phải chọn một trong các câu nhiễu của câu TN mà đối với họ tỏ ra là có vẻ hợp lý, số lƣợng này càng lớn càng tốt.

*Tiêu chuẩn định tính. - Tiêu chuẩn chung:

Phần câu dẫn phải thể hiện đƣợc:

+ Tính hoàn chỉnh, rõ ràng của vấn đề hoặc nhiệm vụ đƣợc trình bày (bao gồm tất cả các thông tin cần thiết) để HS hiểu đƣợc ý đồ câu hỏi.

+ Tính tập trung đối với các từ khẳng định dƣơng tính (tránh dùng từ “ít nhất”, “không”, “ngoại trừ”....)

+ Tính ngắn gọn, súc tích của câu hỏi (bao gồm các thông tin cần thiết để trả lời câu hỏi và tránh hiện tƣợng “đánh lừa”).

Phần phƣơng án chọn phải thể hiện đƣợc:

+ Tính chính xác của câu trả lời (đảm bảo chỉ có một câu trả lời chính xác và đúng nhất).

+ Tính hấp dẫn của các câu nhiễu (câu nhiễu có vẻ hợp lý với những ngƣời không am hiểu hoặc hiểu không đúng).

+ Không đƣợc có những từ đầu mối, gợi ý dẫn đến trả lời nhƣ: “luôn luôn”, “ không bao giờ”, “chỉ có”, “ tất cả”...

+ Tính phù hợp: đảm bảo câu dẫn và câu trả lời khi gắn với nhau phải phù hợp về mặt cấu trúc (câu văn, ngữ pháp) thành một nội dung hoàn chỉnh. + Tính tƣơng tự trong cấu trúc câu trả lời (cần phải để mỗi 1 phần có độ dài, lƣợng từ tƣơng tự nhau).

- Tiêu chuẩn riêng: đối với câu hỏi MCQ để dạy bài mới.

+ Nội dung của câu hỏi đƣợc dùng trong bài giảng mang đầy đủ thông tin của bài học, cấu trúc nội dung trong câu hỏi phù hợp với cấu trúc bài học để dễ phân tích, hiểu, nhớ, vận dụng kiến thức của bài học.

+ Câu hỏi MCQ để dạy bài mới không chỉ mang những thông tin liên quan đến nội dung bài học mà còn chứa đựng kiến thức liên quan đến các phần đã học và gợi mở những kiến thức sắp học ở các bài sau.

+ Câu hỏi MCQ phải huy động đƣợc tích cực học tập của nhiều học sinh. + Câu hỏi MCQ phải phù hợp với thời gian lên lớp, các hoạt động học tập trong mỗi bài học.

1.2.5.2. Tiêu chuẩn của một bài trắc nghiệm MCQ dùng để kiểm tra kết quả học tập của học sinh sau khi sử dụng câu hỏi MCQ dạy học kiến thức mới

* Tiêu chuẩn về nội dung khoa học:

- Tính giá trị: đo lƣờng và đánh giá đƣợc điều cần đo, cần đánh giá. - Tính khả thi: nghĩa là có thể thực thi trong dạy và học ở trƣờng học. - Tính định lƣợng: kết quả phải đo lƣờng đƣợc, thể hiện bằng các số đo. - Tính lí giải: phải giải thích kết quả thu đƣợc bằng các nhận định. - Tính công bằng: toàn bộ thí sinh có cơ hội nhƣ nhau để tiếp cận với các kiến thức đƣợc trắc nghiệm.

- Tính kinh tế: triển khai ít tốn kém.

- Tính chính xác: các kiến thức đƣợc trắc nghiệm phải có tính chính xác và đúng đắn.

* Tiêu chuẩn về mặt sƣ phạm:

- Tính giáo dục: bồi dƣỡng năng lực trí tuệ cho HS, gây đƣợc sự hào hứng trong học tập, tăng cƣờng khả năng tự học, tự nghiên cứu, tự kiểm tra đánh giá.

- Tính phù hợp: phải có sự phù hợp về mặt tâm lý, trình độ nhận thức của đối tƣợng đƣợc kiểm tra đánh giá.

- Tính đơn giản, dễ hiểu: ngôn ngữ, thuật ngữ, khái niệm trình bày phải đảm bảo rõ ràng, minh bạch, chỉ có một lối hiểu duy nhất đúng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tính hệ thống logic: nội dung các câu hỏi phải nằm trong một hệ thống kiến thức nhất định.

- Tính linh hoạt, mềm dẻo: bài trắc nghiệm có thể đƣợc gia công sƣ phạm để dùng vào các mục đích khác nhau trong quá trình dạy học.

Trong một đề trắc nghiệm, để đánh giá kết quả học tập của HS sau một thời gian học tập theo phƣơng pháp thực nghiệm của đề tài nghiên cứu, thì số các câu hỏi trong đề và các loại tri thức nhƣ sau: khoảng 60-70% là kiến thức cơ bản; khoảng 20 -30 % là kiến thức tổng hợp ở mức trung bình, khoảng 10% kiến thức mức độ nâng cao để phân loại HS khá giỏi.

1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu

1.3.1. Thực trạng dạy học Sinh học của GV ở trường THPT

1.3.1.1 Thực trạng về việc sử dụng các phương pháp dạy học môn Sinh học của GV ở trường THPT

Qua điều tra ở 6 trƣờng THPT với 15 GV đƣợc hỏi tại các trƣờng: Cát Hải, Cát Bà, Nội trú Đồ Sơn, Kiến Thụy, Hồng Bàng ở Thành phố Hải Phòng tháng 8 năm 2012, chúng tôi thống kê số liệu qua bảng 1.1 sau đây:

Bảng 1.1. Kết quả điều tra thực trạng việc sử dụng các phƣơng pháp dạy học Sinh học của GV THPT

Mức độ sử dụng Phƣơng pháp Sử dụng thƣờng xuyên Sử dụng không thƣờng xuyên Không sử dụng SL % SL % SL %

Giải thích - Minh họa 7 46.7 8 53.3 0 0.0

Hỏi đáp - thông báo, tái hiện 12 80.0 3 20.0 0 0.0

Hỏi đáp - tìm tòi bộ phận 8 53.3 5 33.3 2 13.3

Phƣơng pháp trực quan 4 26.7 4 26.7 7 46.7

Dạy học nêu vấn đề 2 13.3 7 46.7 6 40.0

Dùng CH MCQ để dạy bài mới 0 0.0 2 13.3 13 86.7

Thực hành (quan sát, TN) 0 0.0 6 40.0 9 60.0

Thuyết trình - giảng giải 0 0.0 13 86.7 2 13.3

Qua bảng 1.1 cho thấy :

- Hầu hết các GV đƣợc hỏi đều đã sử dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp trong quá trình giảng dạy. Số GV sử dụng phƣơng pháp thuyết trình thƣờng xuyên đã giảm hẳn, nhƣng các phƣơng pháp hỏi đáp - thông báo, tái hiện - không đƣợc coi là một phƣơng pháp có giá trị sƣ phạm cao lại đƣợc đa số GV sử dụng rất thƣờng xuyên. Hiếm có giờ học nào GV giảng dạy hoàn toàn bằng các phƣơng pháp dạy học tích cực, đặc biệt là phƣơng pháp dùng câu hỏi MCQ để dạy kiến thức mới.

- Giáo viên đều ý thức đƣợc việc đổi mới phƣơng pháp dạy học là cần thiết để đáp ứng yêu cầu dạy học trong giai đoạn hiện nay, nhƣng việc đổi mới phƣơng pháp dạy học diễn ra rất chậm. Ảnh hƣởng bởi lối dạy cổ truyền: thầy truyền đạt kiến thức, HS thụ động tiếp thu nên không thể ngay lập tức thay đổi cách nghĩ, cách làm của GV.

1.3.1.2. Thực trạng về việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn vào dạy học Sinh học của GV

Qua điều tra thực trạng việc dạy của GV ở THPT cho thấy có rất ít GV sử dụng phƣơng pháp: dùng câu hỏi MCQ để dạy kiến thức mới mà hầu hết các GV sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để củng cố nội dung bài học hoặc để ôn tập, kiểm tra đánh giá.

Sau khi nghiên cứu các tài liệu liên quan đến việc sử dụng câu hỏi TNKQ trong dạy học kiến thức mới thì kết quả cũng hoàn toàn phù hợp với thực tế điều tra ở GV: phần lớn các kết quả nghiên cứu chỉ sử dụng câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra đánh giá bởi nó mang lại nhiều ƣu điểm, đặc biệt đối với các kì thi có số lƣợng, thí sinh lớn; một số luận văn thạc sĩ trong mấy năm gần đây đã đề cập đến vấn đề này, song chƣa có đề tài nào công bố về kết quả nghiên cứu việc sử dụng câu hỏi MCQ để dạy kiến thức mới phần Sinh học tế bào.

1.3.2. Điều tra thực trạng về việc học môn Sinh học của học sinh ở trường THPT

Qua điều tra 143 HS lớp 10 ở trƣờng THPT Cát Hải về tình hình học tập môn Sinh học, chúng tôi đã thu đƣợc kết quả thống kê ở bảng 1.2

Bảng 1.2: Kết quả điều tra tình hình học tập môn Sinh học của HS

Các chỉ tiêu Số lƣợng (tổng143 HS) Tỉ lệ % Tính hứng thú với môn Sinh học - Yêu thích - Không yêu thích

- Tùy bài, tùy GV và cách dạy của GV 56 18 69 39,16 12,59 48,25 Kết quả học tập - Giỏi - Khá - Trung bình - Yếu kém 20 28 69 26 13,99 19,58 48,25 18,18

Qua bảng 1.2 thấy:

- Số HS vẫn yêu thích môn Sinh học chiếm 39,16%, số còn lại không yêu thích hoặc còn tùy thuộc vào nội dung bài cũng nhƣ cách giảng dạy của GV chiếm trên 60%. Điều này phù hợp với kết quả học tập khá giỏi chỉ chiếm 33,57%, số còn lại là trung bình và yếu kém. Qua đó có thể nhận thấy cách dạy của GV chƣa thúc đẩy đƣợc sự hứng thú học tập của HS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Qua trao đổi trực tiếp với HS cho thấy, phần đông HS có ý thức chuẩn bị bài ở nhà nếu đƣợc GV giao nhiệm vụ cụ thể, nhƣng sự chuẩn bị đó cũng chỉ gói gọn trong SGK và những gì ghi đƣợc ở trên lớp, ít có sự tham khảo thêm các tài liệu khác. Do đó không hình thành đƣợc ở HS kĩ năng đọc sách, rèn luyện đƣợc năng lực nhận thức và kĩ năng tự học, vì vậy kết quả học tập thƣờng không cao.

- Qua dự giờ một số tiết học cho thấy: tiết học nào GV có tổ chức hoạt động học tập thì HS rất hứng thú, tích cực và sôi nổi tham gia xây dựng bài. Nhƣng vẫn cùng ở lớp đó, trong giờ học GV chỉ sử dụng phƣơng pháp thuyết trình giảng giải thì các em rất thụ động, chỉ muốn thầy cô đọc cho ghi, cho nhanh xong bài.

Nhƣ vậy có thể thấy phần lớn HS chƣa thực sự tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động học tập của mình. Kết quả là khả năng tiếp thu kiến thức, năng lực tƣ duy, khả năng vận dụng kiến thức Sinh học nói chung và kiến thức Sinh học tế bào nói riêng của HS còn hạn chế. Thực trạng đó đã gây khó khăn cho GV trong việc tổ chức các hoạt động học tập theo phƣơng pháp tích cực. Tuy nhiên việc tổ chức các hoạt động học tập tích cực giúp HS khám phá các vấn đề cần học là cơ sở để phát huy tính tích cực chủ động của HS là việc mà mỗi GV cần quan tâm hàng đầu để nâng cao chất lƣợng dạy và học trong giai đoạn hiện nay. Một trong những phƣơng tiện giúp HS tự khám phá đó là sử dụng MCQ vào dạy học kiến thức mới

1.3.3. Thực trạng về việc sử dụng MCQ trong dạy học kiến thức mới ở trường phổ thông trường phổ thông

Căn cứ kết quả điều tra ở bảng 1.1 chúng tôi thấy hiện nay giáo viên dạy bài mới vẫn chủ yếu bằng phƣơng pháp thuyết trình, giải thích, minh họa thêm các hình ảnh, thí nghiệm, sơ đồ ảo qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, có ít ngƣời sử dụng MCQ để dạy bài mới. Đa số GV chỉ sử dụng câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá và củng cố sau bài học, trong khi đó chủ trƣơng đổi mới phƣơng pháp dạy học là toàn diện từ nội dung, phƣơng pháp và cách thức KTĐG. Vì vậy việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm MCQ trong dạy học kiến thức mới là điều cần đƣợc đề cập và nghiên cứu kỹ.

Cho đến nay vẫn còn ít nghiên cứu đề cập đến việc sử dụng MCQ trong dạy bài mới ở các trƣờng THPT. Để giải quyết những mâu thuẫn hiện có và phát huy tốt PPDH tích cực, tăng cƣờng tính tƣ duy và tự học của HS THPT, chúng tôi đã xây dựng hệ thống MCQ sử dụng vào các mục đích khác nhau trong quá trình dạy học, đặc biệt là việc sử dụng MCQ để dạy bài mới phần kiến thức Thành phần hóa học của tế bào và Cấu trúc tế bào - Sinh học 10. Trong đề tài của mình, chúng tôi đã sử dụng kết hợp giữa việc nghiên cứu tài liệu chính là SGK với câu hỏi tự luận và các MCQ trong dạy bài mới.

MCQ là một dạng câu hỏi có sẵn câu trả lời với các phƣơng án khác nhau, câu hỏi có phƣơng án trả lời có sự sai khác giữa phƣơng án đúng và phƣơng án sai càng tinh tế, thì việc sử dụng chúng trong quá trình dạy học càng hiệu quả. Việc dạy học theo phƣơng pháp này rèn luyện cho HS khả năng tự học, các kĩ năng tƣ duy nhƣ: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tƣợng hóa... Trong thực tiễn, có ngƣời cho rằng MCQ không có khả năng phát triển tƣ duy cho ngƣời học, còn cho rằng KTĐG bằng MCQ chỉ tập cho ngƣời học biết đánh dấu hoặc hạn chế khả năng diễn đạt vấn đề. Song nhƣ đã phân tích, vấn đề sử dụng MCQ hợp lý và yêu cầu HS lý giải các phƣơng án chọn sẽ khắc phục đƣợc tất cả các vấn đề nêu trên, đặc biệt phƣơng pháp này có ƣu thế cao để HS rèn luyện khả năng tự học mà tự học đang là xu hƣớng tất yếu của giáo dục trong thời đại bùng nổ thông tin nhƣ hiện nay.

CHƢƠNG 2

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI MCQ ĐỂ DẠY

KIẾN THỨC MỚI PHẦN “SINH HỌC TẾ BÀO” (CHƢƠNG I,II), SINH HỌC LỚP 10 – TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2.1. Qui trình xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong dạy học

2.1.1 Các yêu cầu cơ bản khi xây dựng MCQ

+ Bám sát mục tiêu dạy học

Khi xây dựng câu hỏi MCQ để dạy bài mới cần bám sát mục tiêu dạy học của chƣơng, bài hay phần đang nghiên cứu.

Các lĩnh vực phẩm chất phải đạt đƣợc của mục tiêu dạy học là: kiến

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong dạy học kiến thức mới, phần Sinh học tế bào (chương I, II) Sinh học lớp 10 - Trung học (Trang 30)