Theo chúng tôi, có mối quan hệ giữa câu hỏi tự luận và câu hỏi TNKQ: mối quan hệ giữa câu hỏi tự luận dạng khái quát tổng hợp thực chất là tập hợp của nhiều câu hỏi - trả lời ngắn. Câu hỏi - trả lời ngắn tƣơng đƣơng với câu dẫn của câu MCQ nhƣng khác phần hỏi, còn câu trả lời đúng là phƣơng án chọn, các câu nhiễu là câu trả lời chƣa chính xác hoặc sai. Do đó, ta có thể viết câu hỏi TNKQ bằng cách lấy chính câu hỏi trả lời ngắn đó sửa chữa thành câu dẫn, các câu trả lời chƣa thật chính xác của học sinh trong câu tự luận làm câu nhiễu. Nhƣ vậy thực chất của việc phân tích tri thức cũng có liên quan với logic này, từ một tri thức khó mang tính bao quát có thể là khó với ngƣời học, ngƣời GV biết chia nhỏ thành những tri thức nhỏ hơn, thì độ khó đã đƣợc giảm đáng kể, cuối cùng là những tri thức không thể chia đƣợc nữa mà có tác giả gọi là đơn vị nhận thức, chính là vận dụng phƣơng pháp Oristic (Heuristic) trong thực nghiệm vào chia nhỏ câu hỏi. Trong thực nghiệm, ngƣời ta chia thực nghiệm thành nhiều bƣớc, mỗi bƣớc chỉ đƣa ra một mục tiêu thực nghiệm làm cho thực nghiệm ban đầu trở nên ít mục tiêu hơn. Phát hiện thêm các điều kiện bổ sung cho mỗi bƣớc thực nghiệm làm cho công việc trở nên sáng tỏ, ít mò mẫm.
Trong quá trình dạy học, GV biết sử dụng kết hợp câu hỏi tự luận và câu hỏi TNKQ để tích cực hóa hoạt động nhận thức cho học sinh. Câu hỏi tự luận, thí sinh có thể trả lời tự do theo ý mình (câu hỏi mở: open ended questions) song nếu trong điều kiện tự học một mình thì mỗi ngƣời học thƣờng chỉ có một vài phƣơng án trả lời do suy nghĩ chủ quan, ngƣời viết câu hỏi TNKQ dạng MCQ nếu viết đƣợc nhiều lựa chọn hay (tuy chỉ là câu hỏi đóng: closed questions), thì có khả năng gợi mở cho ngƣời tự học nhiều hƣớng trả lời khác ngoài suy nghĩ riêng của mình do đó khả năng hiểu vấn đề trở nên thấu đáo hơn. Ngƣời học, có thể tự đặt câu hỏi cho tự mình là một biến thể khác của các câu hỏi tự luận của GV về chủ đề đang học. Chính vì lẽ đó việc kết hợp câu hỏi tự luận với câu hỏi trắc nghiệm có lợi thế trong tự học có hƣớng dẫn hay không có hƣớng dẫn.
Trƣớc đây, trong dạy học, ngƣời ta thƣờng dùng loại câu hỏi TNTL hay còn gọi là câu hỏi mở. Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi sử dụng câu hỏi TNKQ hay còn gọi là câu hỏi đóng dạng MCQ trong mọi khâu của quá trình dạy học: hình thành tri thức mới, hoàn thiện tri thức (củng cố, ôn tập) và KTĐG. Nếu sử dụng hợp lý, thì câu hỏi đóng dạng MCQ còn có khả năng tiết kiệm thời gian trong dạy học và còn có khả năng rèn cho ngƣời học khả năng suy nghĩ nhiều hƣớng, rèn luyện khả năng diễn đạt, lý giải phƣơng án chọn mà nhiều ngƣời khi sử dụng TNKQ cho rằng nó không có khả năng này song phải đƣợc sử dụng hợp lý.
Việc xây dựng đƣợc một ngân hàng CH TN đủ lớn bao phủ nội dung một giáo trình, có độ tin cậy cao có ý nghĩa rất lớn trong cải tiến phƣơng pháp dạy học. Theo Lê Đức Ngọc: Ngân hàng CHTN cùng với chƣơng trình chi tiết soạn kỹ, chúng là chuẩn kiến thức môn học. Ngân hàng câu hỏi càng nhiều thì hiệu quả đối với dạy học càng cao.