Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong dạy học kiến thức mới, phần Sinh học tế bào (chương I, II) Sinh học lớp 10 - Trung học (Trang 67)

3.4.1. Kết quả định lượng

Kết quả trong thực nghiệm thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 3.1: Tổng hợp 3 lần kiểm tra trong thực nghiệm Lần Lần KT Lớp ni Số học sinh đạt điểm Xi KT soosố 0-2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 ĐC 71 0 5 11 17 15 11 8 4 0 TN 72 0 0 11 16 17 13 8 7 0 2 ĐC 71 0 4 10 18 16 12 6 5 0 TN 72 0 0 7 10 16 15 12 10 2 3 ĐC 71 0 3 10 15 17 13 8 4 1 TN 72 0 0 0 5 12 19 16 15 5 Tổng ĐC 213 0 12 31 50 48 36 22 13 1 TN 216 0 0 18 31 45 47 36 32 7

Trên cơ sở bảng thống kê điểm trên, chúng tôi tiến hành tính toán để so sánh định lƣợng kết quả giữa 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm. Kết quả cụ thể đƣợc trình bày trong bảng 3.2:

Bảng 3.2: So sánh định lƣợng kết quả nhóm TN và ĐC qua các lần kiểm tra trong thực nghiệm

Lần KT Lớp Số bài (n) X ± m S Cv (%) dTN-ĐC td 1 ĐC 71 5.79 ± 0.19 1.60 27.64 0.38 1.44 TN 72 6.17 ±0.18 1.52 24.65 2 ĐC 71 5.85 ±0.19 1.56 26.69 0.89 3.36 TN 72 6.74 ± 0.19 1.60 23.75 3 ĐC 71 6.01 ± 0.19 17 1.59 26.44 1.64 6.20 TN 72 7.65 ± 0.18 1.49 19.47 Tổng hợp ĐC 213 5.88 ±0.11 1.59 27.03 0.97 6.86 TN 216 6.58 ± 0.11 1.62 23.64

Qua số liệu thống kê ở bảng 3 - 2 cho thấy:

Điểm trung bình cộng qua mỗi lần kiểm tra trong thực nghiệm ở lớpTN luôn cao hơn lớp ĐC, hiệu số điểm trung bình cộng (dTN-ĐC) giữa lớpTN và lớp ĐC đều dƣơng và cao hơn các bài kiểm tra sau thực nghiệm; chứng tỏ: Kết quả lĩnh hội kiến thức của lớp TN tốt hơn lớp ĐC.

Hiệu số điểm trung bình cộng (dTN-ĐC) giữa lớp TN và lớp ĐC tăng dần qua các lần kiểm tra (cụ thể: lần 1 là 0,38; lần 2 là 0.89; lần 3 là 1,64; lần 4 là 0,93; lần 5 là 1,08) chứng tỏ sự tiến bộ trong quá trình lĩnh hội kiến thức của lớp TN nhanh hơn lớp ĐC.

Độ biến thiên (Cv) ở nhóm TN lần lƣợt là: 0,25; 0,24; 0,19 thấp hơn so với nhóm ĐC lần lƣợt là: 0,28; 0,27; 0,26 chứng tỏ nhóm TN ít dao động hơn, độ tin cậy cao hơn. Mặt khác, ở cả nhóm TN và ĐC, Cv đều < 10%, điều này cho thấy hiệu quả vững chắc của các bài giảng có sử dụng MCQ so với các bài dạy học khác.

- Độ tin cậy td ở cả 3 lần kiểm tra trong thực nghiệm lần lƣợt là: 1,44; 3,36; 6,20 và tổng hợp là 6,86, đều > t, chứng tỏ kết quả lĩnh hội tri thức của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC là đáng tin cậy và sự sai khác về kết quả giữa 2 nhóm là có ý nghĩa.

Nhƣ vậy, việc sử dụng MCQ vào dạy học phần Sinh học tế bào (chƣơng I,II) sinh học lớp 10 mang lại hiệu quả cao hơn phƣơng pháp dạy học thông thƣờng.

Bảng 3.3 Phân loại trình độ HS qua các lần kiểm tra trong thực nghiệm

Lần

KT Lớp Số bài (n) Yếu, kém (%) Trung bình (%) Khá (%) Giỏi (%)

1 ĐC 71 22.54 45.07 15.49 16.90 TN 72 15.28 45.83 18.06 20.83 2 ĐC 71 19.72 47.89 16.90 15.49 TN 72 9.72 36.11 20.83 33.33 3 ĐC 71 18.31 45.07 18.31 18.31 TN 72 0 23.61 26.39 50.00 Tổng hợp ĐC 213 20.19 46.01 16.90 16.90

Qua bảng 3.3 cho thấy: Tỉ lệ % điểm khá giỏi của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC; tỉ lệ % điểm yếu, kém và trung bình của nhóm TN lại thấp hơn nhóm ĐC. Điều này thêm một lần nữa khẳng định ở nhóm TN kết quả đạt đƣợc trong thực nghiệm cao hơn nhóm ĐC.

Để thấy rõ hơn kết quả giữa 2 nhóm TN và ĐC, từ bảng 3-2 chúng tôi đã thiết kế một biểu đồ 3.1 về trung bình cộng các điểm trong thực nghiệm giữa 2 nhóm TN và ĐC. Cụ thể nhƣ sau: 0 1 2 3 4 5 6 7 8 Lần 1 Lần 2 Lần 3 ĐC TN

Biểu đồ 3.1: So sánh kết quả trong thực nghiệm của 2 nhóm TN và ĐC

3.4.1.2. Phân tích kết quả sau thực nghiệm

Bảng 3.4: Thống kê tần số điểm kiểm tra từ 1 đến 10 của học sinh qua 2 lần kiểm tra sau thực nghiệm

Lần Lớp ni Số học sinh đạt điểm Xi KT 0-2 3 4 5 6 7 8 9 10 4 ĐC 71 3 10 18 16 12 7 5 TN 72 4 14 12 14 17 9 2 5 ĐC 71 2 10 15 13 14 11 6 TN 72 2 9 11 18 15 12 5 Tổng ĐC 142 5 20 33 29 26 18 11 hợp TN 144 6 23 23 32 32 21 7

Bảng 3.5: So sánh kết quả lần kiểm tra sau thực nghiệm Lần KT Lớp Số bài (n) X ± m S Cv (%) dTN-ĐC td 4 ĐC 71 5.92 ± 0.18 1.55 26.20 0.93 3.80 TN 72 6.85 ± 0.18 1.55 22.64 5 ĐC 71 6.18 ± 0.19 1.60 25.88 1.08 4.08 TN 72 7.26 ± 0.18 1.53 21.06 Tổng hợp ĐC 142 6.05 ± 0.13 1.58 26.12 1.01 5.05 TN 144 7.06 ± 0.13 1.55 21.97 Qua bảng 3.5 ta thấy:

Sau thực nghiệm, mức độ bền vững kiến thức ở nhóm TN cao hơn hẳn nhóm ĐC, thể hiện ở:

- Hiệu số dTN- ĐC sau mỗi lần kiểm tra là đáng kể (từ 0,93 đến 1,08)

- Điểm trung bình cộng ở các lần kiểm tra sau thực nghiệm (là 7,06) ở các lớp TN ít biến động hơn so với trong thực nghiệm (6,58); còn ở các lớp ĐC thì biến động mạnh hơn, cụ thể là: sau thực nghiệm là 6,05 so với trƣớc thực nghiệm là 5,88.

- Độ biến thiên (Cv) sau mỗi lần kiểm tra ở nhóm TN thấp hơn nhóm ĐC (ở lần kiểm tra 4, lớp TN là 0,23; lớp ĐC là 0,26, ở lần kiểm tra 5, lớp TN là 0,21; lớp ĐC là 0,25); và đều < 10%. Điều này chứng tỏ hiệu quả vững chắc của TN so với ĐC có độ tin cậy cao.

- Các giá trị td ở các lần kiểm tra đều > t = 1,96, chứng tỏ kết quả lĩnh hội tri thức của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC là đáng tin cậy và sự sai khác về kết quả giữa 2 nhóm là có ý nghĩa.

Qua bảng 3.4 cho thấy điểm yếu kém sau TN (4,17%) của nhóm TN giảm một nửa (50%) so với trong thực nghiệm (8,33%). Trong khi điểm yếu,

kém sau thực nghiệm của nhóm ĐC là 17,06% chỉ giảm 3% (không đáng kể) so với trong thực nghiệm (là 20,19%).

Để thấy rõ hơn nữa kết quả khác biệt giữa 2 nhóm ĐC và TN chúng ta cùng theo dõi bảng 3.5 và biểu đồ 3.2 về trung bình cộng các điểm sau thực nghiệm giữa 2 nhóm ĐC và TN: 0 1 2 3 4 5 6 7 8 Lần 4 Lần 5 ĐC TN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 3.2: So sánh kết quả sau thực nghiệm của 2 nhóm TN và ĐC

Nhƣ vậy, những kết quả trên đây khẳng định rõ hiệu quả của việc vận dụng phƣơng pháp DHKP vào dạy học chƣơng chuyển hóa vật chất và năng lƣợng đã phát huy tính chủ động, sáng tạo, nâng cao năng lực tƣ duy của học sinh.

3.4.2. Về mặt định tính

Từ những kết quả trong và sau thực nghiệm cho thấy: Các lớp TN có kết quả học tập cao hơn các lớp ĐC cả về chất lƣợng lĩnh hội kiến thức, năng lực tƣ duy, khả năng diễn đạt kiến thức, khả năng vận dụng kiến thức, khả năng tự học và độ bền kiến thức. Về chất lƣợng lĩnh hội kiến thức:

Khi xem xét các bài kiểm tra chúng tôi đã thấy rằng học sinh lớp TN hiểu tốt hơn các khái niệm, cáu trúc và chức năng của các thành phần hóa học, các bào quan cấu tạo nên tế bào, đặc biệt là mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng; khả năng phân tích, khái quát hóa các vấn đề…

Ví dụ: Sau khi học xong bài 6, chúng tôi tiến hành bài kiểm tra 15 phút, câu hỏi nhƣ sau:

Bài kiểm tra số 1

Câu 1: Các chất hữu cơ trong tế bào như tinh bột, dầu và axit nucleic: a. Được cấu tạo từ những đơn phân nào?

b. Tên gọi các liên kết giữa các đơn phân trong mỗi chất hữu cơ đó? c. Nêu vai trò của các liên kết này trong cơ thể sống?

Em Nguyễn Thị Thùy lớp 10C1 đã làm nhƣ sau: a. Các đơn phân và các liên kết

+ Gluxit: glucozơ; glucozit + Protein: axit amin; peptit + Lipit: glixerol + axit béo; este

+ Axit nucleic: nucleôtit; photphođieste.

c. Vai trò của các liên kết trong cơ thể sống: đảm bảo tính bền vững của các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sống.

Còn em Nguyễn Thị Thủy lớp 10C2 làm bài nhƣ sau: a. Các đơn phân của các chất nêu trên là

+ Tinh bột đƣợc cấu tạo bởi các đƣờng đơn là các phân tử glucozơ (mônô saccarit)

+ Protein là đại phân tử hữu cơ có cấu trúc đa phân mà đơn phân là các axit amin.

+ Lipit là chất hữu cơ đƣợc cấu tạo bởi 1 phân tử glixeron và 3 phân tử axit béo.

Axit nuclêic giống nhƣ prôtêin là đại phân tử hữu cơ có cấu trúc đa phân mà đơn phân là nucleôtit.

b. Các liên kết hóa học của các phân tử nêu trên là:

+ Các phân tử glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết glucozit đặc biệt tạo nên phân tử xenlulozơ.

+ Các axit amin liên kết với nhau bàng liên kết peptit giữa nhóm axit của axit amin này với nóm amin của axit amin kia.

+ Các nucleotit liên kết với nhau bằng các liên kết photphodieste giữa đƣờng của nu này với axit của nu kia….

Qua so sánh nội dung và cách trình bày của hai em ở hai lớp TN và ĐC, ta thấy, bài của em Thùy đƣợc học bài mới bằng câu hỏi MCQ có cách trình bày ngắn gọn, xúc tích, biết kết hợp giữa các ý, nội dung của câu hỏi để trình bày, tránh rƣờm rà. Bài em Thủy do chƣa biết cách kết hợp nên trình bày dài dòng, không kịp thời gian để làm hết các ý của câu hỏi.

Bài kiểm tra số 2: Sau khi học xong bài số 10

Câu hỏi: Phân biệt tế bào tế bào thực vật với tế bào động vật? HS Lê Thị Thanh Huyền lớp 10C1 (lớp TN) đã làm

Điểm so sánh Tế bào động vật Tế bào thực vật Hình dạng Thƣờng không cố định Có hình dạng cố định Kích thƣớc Thƣờng nhỏ hơn, khoảng 20 Mm Thƣờng lớn hơn 50Mm Cấu tạo Không có thành xenlulozo

+ Không bào nhỏ hoặc không có. Không có lục lạp. Không có hình dạng ổn định + Có trung thể. + Chất dự trữ dƣới dạng glicôgen + Màng sinh chất có nhiều colesteron + Có thành xenlullozo + Không bào lớn ( không bào trung tâm).

+ Có lục lạp + Hình dạng cố định. Không có trung thể. + Chất dự trữ dƣới dạng các hạt tinh bột. + Màng không có hoặc rất ít clesteron Tính chất Thƣờng có khả năng chuyển động, phản ứng nhanh. Ít khi chuyển động, phản ứng chậm. Dinh dƣỡng Dị dƣỡng Tự dƣỡng

- Tỉ lệ học sinh không làm đƣợc câu hỏi trên ở nhóm ĐC cao hơn nhóm TN rất nhiều.

Tỉ lệ học sinh đạt điểm yếu, kém ở các lớp ĐC (20,19%) cao hơn các lớp TN rất nhiều (9,26%) trong khi tỉ lệ học sinh khá giỏi ở các lớp TN (56,48%) lại cao hơn ở các lớp ĐC nhiều (33,8%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điểm trung bình của các nhóm TN có sự tăng tiến dần, chênh lệch điểm trung bình (dTN - ĐC) giữa nhóm TN và nhóm ĐC tăng dần qua các lần kiểm tra (lần 1 là 0,38; lần 2 là 0.89; lần 3 là 1,64; lần 4 là 0,93; lần 5 là 1,08) cho thấy mức độ lĩnh hội kiến thức tăng dần.

Nhƣ vậy, chất lƣợng lĩnh hội kiến thức ở nhóm các lớp TN cao hơn và tăng nhanh hơn so với nhóm các lớp ĐC.

Về năng lực tư duy và khả năng vận dụng kiến thức

Năng lực tƣ duy thể hiện ở khả năng nhận biết vấn đề, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa và vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề cụ thể vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.

Năng lực tƣ duy đặc biệt là tƣ duy so sánh, tổng hợp, khái quát hóa của học sinh ở các nhóm TN tốt hơn nhiều so với học sinh ở các nhóm ĐC và tăng dần lên qua các lần kiểm tra. Điều này thể hiện rất rõ qua hiệu số điểm trung bình cộng (dTN - ĐC) giữa nhóm TN và nhóm ĐC có sự tăng tiến qua các lần kiểm tra và điểm trung bình cũng tăng lên.

Năng lực tƣ duy hệ thống, tổng hợp thể hiện ở khả năng tổng hợp vấn đề, hiểu đƣợc các mối quan hệ qua lại giữa cấu trúc và chức năng cũng nhƣ các quá trình biến đổi trong cơ thể. Qua phân tích các bài kiểm tra cho thấy: Các câu hỏi mang tính khái quát, tổng hợp thể hiện mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của tế bào và cơ thể (nhƣ câu 1 đề số 4; câu 1 đề số 5; câu 3 đề số 7) thì tỉ lệ học sinh làm tốt các câu hỏi này ở nhóm TN bao giờ cũng cao hơn nhóm ĐC.

Về khả năng tự học

Tự học SGK là khái niệm dùng để chỉ hoạt động học tập mang tính chất tự lực của học sinh, do học sinh làm chủ thể với đối tƣợng là SGK dƣới sự tổ chức, điều khiển trực tiếp hoặc gián tiếp của giáo viên nhằm mục đích giúp học sinh lĩnh hội nội dung học vấn từ SGK để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Nhƣ vậy, tự học SGK là hoạt động học tập, đồng thời là bộ phận của hoạt động dạy học theo hƣớng tăng cƣờng hiệu quả tự học, tự nghiên cứu của học sinh.

Qua kết quả của các bài kiểm tra cho thấy: Khả năng tự học của nhóm lớp TN cao hơn nhóm ĐC. Điều này thể hiện rất rõ thông qua câu 1 đề kiểm tra số 2. Với câu hỏi này thì tỉ lệ HS trả lời đúng ở lớp TN là 60,2%, trong khi đó ở các lớp ĐC thì tỉ lệ thấp hơn rất nhiều (17,64%).

Về độ bền kiến thức

Khả năng nhớ lâu kiến thức đƣợc thể hiện rất rõ ở 2 bài kiểm tra sau thực nghiệm 1 tuần (đề kiểm tra số 4) và 2 tuần (đề kiểm tra số 5). Học sinh ở các lớp TN có khả năng nhớ kiến thức lâu và chính xác hơn lớp ĐC. Điều này đƣợc thể hiện ở:

- Tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình trở lên: 95,83%, học sinh khá - giỏi là 63,89% ở lớp TN tăng nhiều hơn so với lớp ĐC: 83,94% đạt điểm trung bình trở lên; 38,73% đạt điểm khá - giỏi.

- Sự chênh lệch điểm trung bình ở các lần kiểm tra sau thực nghiệm so với trong thực nghiệm ở các lớp ĐC cao hơn các lớp TN (chênh lệch điểm trung bình ở các lớp ĐC là 6,05 - 5,88 = 0,17; ở lớp TN là 7,06 - 6,58 = 0,48).

- Hiệu số dTN - ĐC sau mỗi lần kiểm tra tăng dần trong đó lần 4 là 0,93; còn lần 5 là 1,08.

Qua phân tích các bài kiểm tra sau TN chúng tôi thấy rằng, đối với các câu hỏi mang tính khái quát, cần tƣ duy lôgic, tƣ duy hệ thống thì bài làm của học sinh ở các lớp TN tốt hơn so với học sinh ở các lớp ĐC rất nhiều, khả

năng phân tích vấn đề của các em mạch lạc, rõ ràng và khoa học hơn chứ không lộn xộn nhƣ học sinh nhóm ĐC. Vì vậy tỉ lệ học sinh nhóm TN làm đƣợc các loại câu hỏi này cao hơn rất nhiều so với nhóm ĐC.

Tóm lại: Qua kết quả thực hiện các bài TN cho thấy, giả thuyết khoa học nêu ra đã đƣợc chứng minh ở các khía cạnh sau:

- Các nội dung trong phần Sinh học tế bào (chƣơng I, II) sinh học lớp 10 có thể đƣợc thiết kế thành các hoạt động sử dụng MCQ khi tổ chức đã phát huy đƣợc tính tích cực của HS.

- Bài học trong chƣơng đƣợc thiết kế và giảng dạy trên cơ sở sử dụng MCQ thực sự đã thành một công cụ hữu ích cho giáo viên để nâng cao chất lƣợng dạy học phần sinh học tế bào (chƣơng I, II) và sinh học nói chung.

- Bài học của chƣơng I, II phần Sinh học tế bào đƣợc thiết kế và giảng dạy theo phƣơng pháp sử dụng MCQ không những mang lại cho học sinh tri thức đầy đủ, khái quát hơn vào phần sinh học tế bào mà quan trọng hơn còn rèn luyện cho học sinh cách tự học, cách tƣ duy hệ thống, quan điểm nhìn nhận các sự vật hiện tƣợng trong thực tế, khả năng vận dụng các tri thức để giải quyết các vấn đề của khoa học, xã hội và cuộc sống.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu, đối chiếu với nhiệm vụ và giả thuyết đặt ra,

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong dạy học kiến thức mới, phần Sinh học tế bào (chương I, II) Sinh học lớp 10 - Trung học (Trang 67)