- Đăc điểm tổ chức bộ máy kế toán:
2.1.5 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường tới kế toán doanh thu cung cấp dịch vụ
cấp dịch vụ
Dịch vụ không phải giống các sản phẩm hàng hóa thông thường mà chúng ta thấy mà dịch vụ là những hoạt động lao động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm hàng hóa không tồn tại dưới hình thái vật thể, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu nhằm thoả mãn kịp thời các nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người.Chính vì thế ngành dịch vụ vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nó chỉ đang bùng nổ trong một vài năm trở lại đây.
Công ty CP Nhất Thống AFO đang muốn mở rộng việc cung cấp dịch vụ vận chuyển, hướng tới mở rộng thi trường, tìm kiếm nhiều bạn hàng hơn nữa thì việc nâng cao chất lượng dịch vụ là nhân tố hàng đầu quyết định tới thành công hay thất bại.Để nâng cao chất lượng dịch vụ,làm hài lòng bạn hàng, thu hút các bạn hàng mới thì công ty đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới kế toán doanh thu cung cấp dịch vu: Nhân tố môi trường bên trong doanh nghiệp và nhân tố môi trương bên ngoài doanh nghiệp.
Môi trường bên trong doanh nghiệp
- Nền văn hoá:
Như ta đã biết những doanh nghiệp có nền văn hoá phát triển sẽ có không khí làm việc say mê luôn đề cao sự chủ động sáng tạo. Ngược lại, những doanh nghiệp có nền văn hoá thấp kém sẽ phổ biến sự bàng quang, thờ ơ và bất lực trước đội ngũ lao động của doanh nghiệp. Biện pháp quan trọng tạo nên nền văn hoá doanh nghiệp mạnh là phải tăng cường các mối liên hệ giao tiếp trao đổi thông tin giữa các thành viên của các tổ chức với nhau thông qua con đường chính thức và đặc biệt là con đường không chính thức. Vì con đường không chính thức cho phép vượt qua được những cách biệt về cấp bậc, về tuổi tác...cho phép hạn chế tác hại của căn bệnh trì trệ quan liêu.
- Nhân sự:
Con người là yếu tố quyết định mọi sự thành bại của hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, doanh nghiệp phải chú ý tới việc sử dụng con người, phát triển nhân sự, xây dựng môi trường văn hoá và nề nếp tổ chức của doanh nghiệp. Đồng thời
doanh nghiệp phải quan tâm tới các chỉ tiêu rất cơ bản như: Số lượng lao động, trình độ nghề nghiệp, năng suất lao động, thu nhập bình quân, năng lực của cán bộ quản lý... - Máy móc thiết bị và công nghệ:
Tình trạng máy móc thiết bị và công nghệ có ảnh hưởng một cách sâu sắc đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó là yếu tố vật chất quan trọng bậc nhất thể hiện năng lực sản xuất của mỗi doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến giá thành và giá bán sản phẩm.Có thể khẳng định rằng một doanh nghiệp với một hệ thống máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến cộng với khả năng quản lý tốt sẽ làm ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh. Ngược lại không một doanh nghiệp nào mà được coi là có khả năng cạnh tranh cao trong khi trong tay họ là cả một hệ thống máy móc thiết bị cũ kỹ với công nghệ sản xuất lạc hậu.Ngày nay việc trang bị máy móc thiết bị công nghệ có thể được thực hiện dễ dàng, tuy nhiên doanh nghiệp cần phải biết sử dụng với quy mô hợp lý mới đem lại hiệu quả cao.
Môi trường bên ngoài doanh nghiệp
Nền kinh tế hiện nay đang trong xu hướng toàn cầu hóa,hởi nguồn từ khi nước tat ham gia tổ chức kinh tế WHO vào năm 2006, tới nay, 2015, kinh tế Việt Nam được coi là mở của gần như hoàn toàn, tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt . Hội nhập kinh tế khiến cho hệ thoongsquan rlys tài chinhscuar Việt Nam cũng cần phải đổi mới cho phù hợp với hệ thống tài chính thế giới,đồng thời vẫn phải tuân thủ các chính sách của chính phủ ban hành. Theo đó, ngày 2 tháng 12 năm 2014 vừa qua, Bộ tìa chính mới ban hành Thông tư 200/2014/TT – BTC “ Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp” để thay thế cho toàn bộ quyết định số 15/2005. Viêc ra đời thông tư mới đã đưa đến một các quản lý mở của BTC, phù hợp với thời kỳ hội nhập, nhưng vấn đảm bảo tuân thủ đúng Luật kế toán Việt Nam. Bên cạnh đó, trong năm 2015 các doanh nghiệp cũng cần chú ý tới một số quy định mới như: thay đổi mức lương tối thiểu vùng. Thay đổi chế độ đóng bảo hiểm, . . . Vì vậy, các nhân viên kế toán cần kịp thời tìm hiểu, nắm bắt các thông tư, nghị định mới để áp dụng vào thực tế doanh nghiệp cho đúng.
Thị trường cạnh tranh hiện nay rất khốc liệt, có cầu ắt có cung. Các kinh doanh truyền thống đang vấp phải sự chanh chấp của bán hàng online. Chủ cần một cú click chuột hay một cú điện thoại là giao dịch giữa người bán và người mua đã hình thành. Trong khi số lượng người mua có hạn thì các doanh nghiệp phải ganh đua nhau để tìm kiếm thị trường bằng nhiều biên pháp như: đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao trình độ nhân viên, . . . hay bày ra các chiêu trò: giảm giá, chiết khấu, khuyến mại hấp dẫn để lôi kéo sự quan tâm của khách hàng.
Việt Nam là đất nước có một hệ thống chính trị tương đối ổn định, lấy Đảng cộng sản Việt Nam là kim chỉ nam cho mọi hành động. Nhà nước luôn cố gắng ban hành các chính sách và các bộ luật phù hợp để thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển. Tùy theo từng ngành nghề kinh doanh riêng của mỗi doanh nghiệp mà có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ riêng. Vì vậy, các nhà quản trị phải lưu ý để kịp thời năm bắt để đưa ra các quyết sách đúng đắn trong kinh doanh. Trong mối quan hệ với các doanh nghiệp chính phủ vừa đóng vai trò là người kiểm soát, khuyến khích, tài trợ, quy định, ngăn cấm, hạn chế vừa đóng vai trò khách hàng quan trọng đối với doanh nghiệp (trong chương trình chi tiêu của chính phủ) và sau cùng chính phủ đóng vai trò là nhà cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp như cung cấp thông tin vĩ mô, các dịch vụ công cộng khác. Để tận dụng được cơ hội, giảm thiểu nguy cơ các doanh nghiệp phải nắm bắt cho được những quan điểm, những quy định, ưu tiên những chương trình chi tiêu của chính phủ và cũng phải thiết lập một quan hệ tốt đẹp, thậm chí có thể thực hiện sự vận động hành lang khi cần thiết nhằm tạo ra 1 môi trường thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp.