- In các loại sách (giáo khoa. tham khảo,...), các loại báo, tạp chí, tập san - In các loại tem, nhãn, hộp, bao gói, túi đựng hàng hóa, túi đựng quà,
phong bì các loại.
- Sản xuất và kinh doanh các loại sổ, biểu mẫu quản lý, phiếu thu, phiếu chi, chứng từ kế toán, hóa đơn đặc thù.
- Cung cấp tờ rơi, tờ gấp, catalogue, kẹp files.
- Kinh doanh lịch treo tường, lịch để bàn, lịch block.
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ
Chức năng của Công ty thể hiện qua ngành nghề kinh doanh của công ty, bên cạnh đó, Công ty có một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Thực hiện sản xuất kinh doanh dưới sự chỉ đạo và kế hoạch do Ban giám đốc đề ra.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với người lao động, với cơ quan Nhà nước và các ban nghành đoang thể có liên quan.
- Tổ chức, xây dựng và thực hiện các kế hoạch về: phát triển và tạo dựng nguồn vốn đầu tư, kinh doanh tiêu thụ sản phẩm, đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên của Công ty.
2.1.4 Sơ đồ tổ chức hoạt động và tổ chức quản lý
* Mô hình tổ chức
Bộ máy quản lý của công ty được bố trí theo kiểu trực tuyến chức năng từ Giám đốc tới các phòng ban trong đó Giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty, các phòng ban thực hiện sự quản lý của Ban lãnh đạo theo chức năng của mình.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý – sản xuất của công ty:
Ban lãnh đạo có Giám đốc có nhiệm vụ:
Với cương vị người đứng đầu bộ máy quản lý, Giám đốc là người chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất, kinh doanh cũng như tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Giám đốc sẽ phải tổ chức thực hiện sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng và theo kế hoạch đặt ra...
Giao dịch, giải quyết các vấn đề phát sinh với cơ quan Nhà nước, đối tác, khách hàng của Công ty.
GIÁM ĐỐC PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG QUẢN LÍ SẢN XUẤT PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KINH DOANH PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN KHO KẾ TOÁN THUẾ THỦ QUỸ
Quản lý lao động , lập kế hoạch tuyển dụng đào tạo cán bộ, công nhân viên tại Công ty
Tổ chức giám sát việc tính lương, thưởng và giải quyết các chế độ đãi ngộ khác cho người lao động (hoạt động đánh giá nhân viên, thi đua khen thưởng khích lệ tinh thần...)
Trách nhiệm và chức năng cụ thể của các phòng ban
• Phó giám đốc
- Là người trợ giúp cho giám đốc, chịu trách nhiệm chỉ đạo kế hoạch sản xuất, để đưa ra quyết định mức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đầu ra phụ trách đầu tư, xây dựng cơ bản
- Tham mưu, hỗ trợ Giám đốc quản lý, xây dựng mục tiêu kế hoạch, phương pháp làm việc của Công ty.
- Trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, giám sát bộ phận chức năng trong phạm vi trách nhiệm của mình
- Chỉ đạo giám sát chất lượng vật tư thành phẩm, an toàn lao động tại các nhà kho, phân xưởng sản xuất. Đồng thời hỗ trợ Giám đốc giao dịch với đối tác, khách hàng và các vấn đề phát sinh về chất lượng sản phẩm. - Thực hiện các công việc khác theo phân công
• Phòng hành chính – nhân sự
- Xây dựng, cải tiến cơ cấu, tổ chức, hệ thống các quy định, quy chế quản lý của Công ty theo chỉ đạo của Giám đốc. Tính toán và giải quyết các chế độ BHXH, BHYT và các chế độ đãi ngộ khác cho người lao động. - Lập kế hoạch và đôn đốc giám sát triển khai hoạt động quản lý nhân sự,
hành chính, chỉ đạo và giám sát các bộ phận chức năng thực hiện hoạt động tác nghiệp và các vị trí khác tại Công ty đảm bảo đúng quy định. - Phối hợp với các đơn vị tổ chức các sự kiện, chương trình trong nội bộ
nước xử lý các phát sinh về vấn đề tài chính, lao động, an ninh, an toàn lao động...
- Kiểm tra, sát hạch thi tuyển dụng lao động mới, thực hiện đầy đủ các chế độ quản lý lao động theo quy định của cơ quan Nhà nước. Lập kế hoạch đào tọa mới, theo dõi và thực hiện việc cung cấp dịch vụ đào tạo và lưu trữ quản lý hồ sơ cán bộ, công nhân viên.
• Phòng quản lý sản xuất
- Quản lý, điều hành cán bộ, công nhân viên sản xuất cùng với những máy móc trong thiết bị được giao, chỉ đạo và triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất, tổ chức vận chuyển vật tư phục vụ sản xuất
- Chỉ đạo sắp xếp, bảo quản kho, đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng và đề xuất giả thuyết các vấn đề vấn đề vật tư, thành phẩm, bán thành phẩm không phù hợp.
- Quản lý, giám sát cán bộ, công nhân viên, triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất, các công việc của công ty, kiểm tra, chỉ đạo, sắp xếp và bảo quản vật tư hàng hóa theo quy định.
• Phòng tài chính – kế toán
- Lập kế hoạch tài chính và tổ chức thực hiện kế hoạch đó theo tháng, quý, năm cung cấp những thông tin, chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết cho Giám đốc công ty. Thực hiện hạch toán kế toán theo quy định của nhà nước và điều lệ hoạt động của công ty, lập báo cáo kế hoạch để phản ánh kết quả kinh doanh của công ty.
- Thống kê, giám sát đối chiếu số liệu nhập xuất vật tư tại kho công ty và nhà máy sản xuất, đồng thời quản lý hoạt động thu chi, quản lý quỹ tiền mặt tại Công ty.
- Theo dõi tiếp nhận vật tư, cập nhật, kiểm tra chứng từ hóa đơn xuất nhập hàng hóa.
Là công ty thành lập chưa lâu, chưa thực sự trở thành một đối thủ mạnh trên thị trường nên ban lãnh đạo công ty vẫn luôn quan tâm đến chất lượng hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như đổi mới tư duy làm việc để phù hợp với cơ chế, biến động không ngừng của thị trường. Công ty không ngừng khắc phục, củng cố những hạn chế hoàn thiện dần bộ máy quản lý, làm việc hiệu quả. Tuy nhiên cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế Việt Nam 2008 đồng thời tàn dư của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn để lại hậu quả không nhỏ cho Việt Nam mãi đến năm 2010 mới có dấu hiệu phục hồi nhưng nền kinh tế lại có dấu hiệu lạm phát. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, nó tác động khiến cho việc thực hiện mục tiêu đặt ra của Công ty gặp phải không ít khó khăn. Vì vậy Công ty chưa đạt được những kết quả khả quan.
Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm liên tiếp
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
1. Doanh thu bán hàng và CCDV 24.204.126.823 26.494.334.251 27.341.919.186
2. Các khoản giảm trừ 3. Doanh thu thuần bán hàng và
CCDV 24.204.126.823 26.494.334.251 27.341.919.186 4. Gía vốn hàng bán 20.491.018.508 22.387.890.793 21.998.173.753 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
CCDV 3.713.108.315 4.106.443.458 5.343.745.433
6. Doanh thu hoạt động tài chính 4.076.245 8.554.137 8.753.268
7. Chi phí tài chính 846.000.000 220.000.000 1.111.189.159
- Trong đó: Chi phí lãi vay 8. Chi phí bán hàng
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh 153.543.083 139.746.823 166.155.815
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác 30.685 1.171.650 2.369.149
13. Lợi nhuận khác (30.685) (1.171.650) (2.369.149)
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế 153.512.398 138.575.173 163.786.666
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 52.288.000 42.350.000 50.000.000
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 101.224.398 96.225.173 113.786.666
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
(Nguồn: Công ty cổ phần in Hà Nội – Phòng TCKT)
Qua số liệu bảng trên cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần In Hà Nội đang phát triển chưa thật sự thuận lợi dù lợi nhuận trước thuế và sau thuế đều đạt chỉ số dương và kết quả đạt được là khá cao cho thấy tình hình kinh doanh đang rất ổn định. Tuy nhiên chỉ tiêu đạt được năm 2010 là cao nhất trong 3 năm cho thấy xu hướng sản xuất kinh doanh khả quan của công ty:
• Năm 2008-2009: Tốc độ tăng của doanh thu là 9,46% ít hơn so tốc độ tăng của giá vốn hàng bán là 9,26% khiến cho lợi nhuận gộp tăng không nhiều. Tuy nhiên đó cũng là do toàn bộ công nhân viên trong công ty đã không ngừng nỗ lực kết hợp với việc đổi mới máy móc thiết bị công nghệ hiện đại, hoạt động kinh doanh của công ty đã có những bước tiến triển nhất định. Cũng là bởi đã bước sang năm 2009 nhưng hệ quả mà cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 để lại vẫn khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của. Công ty gặp nhiều khó khăn, nhất là trong việc tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm. Kèm theo đó, dù doanh thu hoạt động tài chính tăng gấp đôi và chi phí tài chính giảm 74% nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn còn lớn đã tăng 38,92% nên lợi nhuận thuần lại giảm 8,98%. Nó cho thấy dù Công ty đã đầu tư khá
hiệu quả vào hoạt động tài chính đem lại thu nhập cao nhưng việc quản lý chi phí lại không hiệu quả nên kết quả cuối cũng vẫn là chi phí quá cao, giảm lợi nhuận. Ngoài ra, không có thu nhập khác nhưng chí phí khác lại tăng xấp xỉ 3 lần khiến cho lợi nhuận càng giảm đó là bởi Công ty đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà máy In tại Thanh Trì. Kết quả là lợi nhuận sau thuế giảm 4,94%.
• Năm 2009 – 2010: Do nền kinh tế mới có dầu hiệu phục hồi nên cơ hội đến với Công ty cũng chưa cao khiến cho doanh thu cũng tăng chưa nhiều (3,2%), giá vốn hàng bán giảm ít nhưng cũng đủ để cho lợi nhuận gộp của Công ty tăng 30,13%. Dù vậy, nhìn vào bẳng ta cũng thấy rõ ràng rằng: Doanh thu hoạt dộng tài chính tăng ít (2,32%), chi phí quản lý doanh nghiệp cũng chỉ tăng 8,52% nhưng chi phí tài chính lại tăng gấp 4,05 lần làm cho lợi nhuận thuần dù tăng không cao (18,9%). Năm 2010, Công ty đưa vào sản xuất Nhà máy In tại Lô 6B – CN5 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội cùng hàng loạt máy móc thiết bị được nhập khẩu từ Đức, Nhật... nên chi phí ( trong đó có chi phí khác) tăng cao. Múc tăng trưởng của kết quả hoạt động kinh doanh tuy chưa thể gọi là cao nhưng đây cũng là thành công của công ty trước sự cạnh tranh khắc nghiệt của thị trường.
2.2 Thực trạng vốn và huy động vốn tại Công ty Cổ phần In Hà Nội
2.2.1 Thực trạng vốn tại Công ty Cổ phần In Hà Nội
Tình hình huy động vốn được đánh giá trước tiên qua nghiên cứu về cơ cấu vốn của công ty. Để xem xét thực trạng này một cách chính xác ta tập hợp được số liệu về tình hình vốn của công ty trong 3 năm gần nhất. Dựa vào đây, ta có thể nhìn nhận phần nào bằng minh chứng cụ thể về cơ cấu, cách phân bổ, huy động vốn của công ty một cách số hóa. Qua đó chúng ta có thể phân tích
những nguyên nhân dẫn đến hệ quả đó từ đo đưa ra phương thức, kế hoạch khả thi để giải quyết vấn đề. Vì vậy ta có bảng sau:
Bảng 2: Tổng hợp nguồn vốn theo thời gian (2008 – 2010)
Năm Vốn vay Vốn chủ sở hữu Tổng vốn
Số tiền (triệu đ) Tỉ trọng (%) Số tiền (triệu đ) Tỉ trọng (%) Số tiền (triệu đ) Tỉ trọng (%) 2008 1.096 9,35 10.628 90,65 11.724 100 2009 10.768 36,49 18.742 63,51 29.510 100 2010 15.376 23,36 50.432 76,64 65.808 100
(Nguồn: Công ty cổ phần in Hà Nội – Phòng TCKT)
Tuy ban đầu chỉ là một công ty cổ phần quy mô rất nhỏ với số vốn rất ít (1,5 tỷ đồng) nhưng chỉ trong vòng 10 năm, mà thể hiện rõ nhất là 3 năm gần đây, quy mô vốn của công ty đã có sự gia tăng đáng kể về mặt lượng. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng sự gia tăng vốn của công ty chủ yếu là do sự gia tăng về vốn chủ sở hữu. Trong vòng 3 năm trở lại đây, vốn chủ sở hữu luôn ở mức cao hơn 60% trong tổng vốn, thậm chí năm 2008 còn hơn 90%, năm 2009 có giảm nhưng lại tiếp tục tăng vào năm 2010. Điều này cho thấy lượng vốn mà công ty huy động được từ nguồn bên ngoài rất thấp cho
thấy có những bất cập về công tác huy động vốn và bố trí cơ cấu vốn của công ty. Vì vậy, để đánh giá đúng thực trạng vốn tại công ty và tình hình huy động vốn tại công ty cũng như các kênh huy động vốn xem đâu là nguyên nhân để lý giải cho việc lựa chọn một cơ cấu vốn như vậy cho công ty và thực sự nó đã là hợp lý, hiệu quả chưa? Nếu chưa thì là do đâu?
Bảng 3 – Bảng cân đối kế toán 3 năm gần đây (2008 – 2010)
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
A. Tài sản ngắn hạn 8.016.597.623 21.749.432.511 42.005.800.644 I. Tiền và các khoản
tương đương tiền 1.960.759.022 785.881.562 22.874.003.694
1. Tiền 1.960.759.022 785.881.562 22.874.003.694
II. Các khoản phải thu
ngắn hạn 4.078.441.440 18.887.621.349 3.964.246.185
1. Phải thu của khách
hàng 3.956.892.978 3.543.001.902 3.280.199.645 2. Trả trước cho người
bán 120.476.692 15.332.263.047 647.500.000 3. Các khoản phải thu
khác 1.071.770 12.356.400 36.546.540
III. Hàng tồn kho 1.926.809.037 1.779.692.730 12.857.119.891
1. Hàng tồn kho 1.926.809.037 1.779.692.730 12.857.119.891
IV. Tài sản ngắn hạn khác 50.588.124 296.236.870 2.310.430.874
1. Thuế GTGT được khấu
trừ 50.588.124 296.236.870 2.310.430.874
B. Tài sản dài hạn 3.707.651.775 7.761.077.017 23.802.597.654 I. Tài sản cố định 1.733.210.145 5.809.075.947 23.687.369.544
1. TSCĐ hữu hình 1.237.799.975 5.285.729.050 23.687.369.544 - Nguyên giá 3.246.192.960 7.666.192.960 27.979.005.613 - Giá trị hao mòn lũy kế
(*) (2.008.392.985) (2.380.463.910) (4.291.636.069) 2. Chi phí xây dựng cơ
bản dở dang 495.410.170 523.346.897
II. Tài sản dài hạn khác 1.974.441.630 1.952.001.070 115.228.110
1. Chi phí trả trước dài
hạn 1.974.441.630 1.952.001.070 115.228.110
Tổng cộng tài sản 11.724.249.398 29.510.509.528 65.808.398.298 A. Nợ phải trả 1.096.012.553 10.768.147.260 15.375.870.117 I. Nợ ngắn hạn 1.096.012.553 10.768.147.260 15.375.870.117
1. Vay và nợ ngắn hạn 9.722.263.047 8.958.736.447 2. Phải trả người bán 928.725.555 665.712.786 5.216.193.449 3. Người mua trả tiền
trước 38.000.000 360.269.500 1.015.144.089 4. Thuế và các khoản phải
nộp Nhà nước 129.286.998 19.901.927 19.296.132 5. Phải trả người lao động 166.500.000
I. Nợ dài hạn
B. Vốn chủ sở hữu 10.628.236.845 18.742.362.268 50.432.528.181
1. Vốn đầu tư của chủ sở
hữu 10.386.056.832 10.386.056.832 50.000.000.000 2. Vốn khác của chủ sở
hữu 8.000.000.000 3. Lợi nhuận chưa phân
phối 242.180.013 356.305.436 432.528.181
Tổng cộng nguồn
vốn 11.724.249.398 29.510.509.528 65.808.398.298