Các doanh nghiệp công nghiệp thường gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn so với các doanh nghiệp thương mại dịch vụ vì những đặc thù trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chu kỳ sản xuất dài hơn, rủi ro hơn, nhu cầu vốn lớn hơn,... Chính vì vậy, bên cạnh sự nỗ lực của các doanh nghiệp và cải tổ của hệ thống ngân hàng rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả hơn nữa các hình thức huy động vốn. Sự trợ giúp đó nên tập trung vào một số khía cạnh sau:
- Tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp trên thị trường tín dụng;
- Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin về các hình thức huy động vốn, lĩnh vực liên quan đến huy động vốn;
- Xây dựng quy chế bảo lãnh tín dụng, quy chế quản lý tài sản thế chấp, quy chế đánh giá tài sản thế chấp, để bảo đảm quyền lợi của các doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng.
- Hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác đào tạo, nâng cao năng lực xây dựng và đánh giá các dự án vay vốn tạo điều kiện tốt hơn tới các tổ chức tín dụng ngân hàng và phi ngân hàng.
3.3.2 Tăng cường công tác kiểm tra
Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định pháp luật đối với sản xuất tiêu thụ những mặt hàng phục vụ cho rất nhiều lĩnh vực văn phòng, co mọi giới, lứa tuổi từ học sinh, sinh viên, cán bộ nhà nước, tư nhân như các sản phẩm in, các mặt hàng như giấy, danh thiếp....