Qua đó chủ động tiếp cận những phương án những dự án khả thi phù hợp với cơ chế Chủ trương phát triển của nghành và địa bàn và Chủ động tìm

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa (Trang 54)

kiếm các dự án cho vay đồng tài trợ có hiệu quả, đặc biệt là các dự án trung dài hạn, thành lập tổ tín dụng trung dài hạn để mở rộng cho vay.

3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh. Chi nhánh.

Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta dần phục hồi nên kinh tế sau cuộc khủng khoảng và đi vào ổn định. Hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa đã được cải thiện đáng kể phù hợp với sự đổi mới theo su hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Do đó cần có những giải pháp để công tác tín dụng trung và dài hạn ngày càng hoàn hiện hơn, tạo ra uy tín cung như thương hiệu cho ngân hàng sau đây là một số giải pháp:

* Cải tiến đa dạng hóa chất lượng tín dụng trung và dài hạn.

Muốn cải tiến được chất lượng sản phẩm ngân hàng phải đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ đáp ứng các nhu cầu khách hành về tín dụng thông qua các hình thức sau:

+ Luôn luôn cải tiến và đổi mới các hình thức cho vay phù hợp hơn với nền kinh tế, nhu cầu của thị trường nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu đúng quy định của ngân hàng. Đầu tư phù hợp với nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người vay và khách hàng, Để thu hút khách hàng trong và ngoài nước Ngân hàng ngoài các hình thức cho vay của thì họ cần đa dạng hoá và mở rộng các hình thức khác.

+ Thay mới các chính sách của ngân hàng về chính sách để phù hợp hơn với nhu cầu vay vốn của khách hàng. Chuyển đổi cơ cấu đầu tư cho vay làm sao phù hợp với sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế xã hội của địa phương và từng khách hàng cụ thể. Để thực hiện điều này trong thời gian tới Ngân hàng cần cho vay theo hướng tăng tỷ trọng ngành sản xuất mũi nhọn chủ lực của

nền kinh tế. Trong thời gian tới Ngân hàng cần tìm đến những khách hàng thuộc ngành nông nghiệp và nông thôn. Đồng thời khi cho vay ưu tiên cho các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến thì đảm bảo không ảnh hưởng tới môi trường vì nó ảnh hưởng tới sự ôi nhiễm của thành phố.

+ Cho vay đa dạng hóa các loại tiền: Để phục vụ các nhu cầu của khách hàng và kinh doanh, khi doanh nghiệp có nhu cầu vay ngoại tệ nhập máy móc của nước ngoài. Do vậy Ngân hàng cần đáp ứng nhu cầu này để doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh một cách thuận lợi. Ngoài nhu cầu vay bằng ngoại tệ bằng USD, Ngân hàng cần đáp ứng các loại tiền khác nhau.

* Nâng cao hơn nữa việc kiểm tra thẩm định hiệu quả kinh tế của dự án vay. Thông thường khi đi vay vốn người đi vay đã tính toán hiệu quả kinh tế và tính toàn nguồn vốn và khả năng vay trả của dự án. Do đó giác độ là người cho vay vốn của ngân hàng phải thẩm định. Kiểm tra lại các cơ sở của việc luận lý và tính toán của người vay vốn. Không chỉ dừng lại ở kết quả tính toán của người vay mà qua đó ngân hàng luôn luôn phải đặt các vấn đề phản biện lại các cơ sở lập luận, cơ sở tính toán của người vay để làm sáng tỏ mọi khía cạnh của dự án. Hiệu qủa kinh tế của dự án cao hay thấp có quan hệ hữu chặt chẽ với khả năng thẩm định dự án chặt chẽ hay không . Nhưng nếu ngân hàng chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu hiệu quả của khoản vay thì chưâ đủ mà điều kiện quan trọng là: Trả nợ bằng nguồn vốn nào, nguồn vốn trả nợ có đảm bảo không, trả nợ trong bao nhiêu lâu, lịch trả nợ như thế nào.

* Ngân hàng cần luôn luôn dự báo các rủi ro tiềm ẩn trong tín dụng trung dài hạn để có biện pháp phòng ngừa. Trong đó rủi ro thanh toán và rủi ro lãi suất luôn đe dọa các ngân hàng bởi cấp độ của khoản vay trung và dài hạn lớn hơn đáng kể so với khoản vay ngắn hạn. Vì vậy biện pháp xác định dự báo rủi ro tiềm ẩn trong thế chấp và bảo lãnh vay vốn là hết sức cần thiết đối với ngân hàng. Vì vậy khi tính toán nguồn trả nợ và thời hạn trả nợ người ta tính toán nhiều phương án: Phương án lạc quan nhất và phương án trung

bình nhất. Thế chấp và bảo lãnh cho việc vay vốn là chìa khoá an toàn cuối cùng của việc vay vốn. Trong điều kiện hiện nay việc sử dụng công cụ với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, ngân hàng phải biết sự nhạy cảm và đảm bảo nguyên tắc và chấp hành nghiêm chỉnh chính sách của nhà nước. Áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo linh hoạt nhưng không được tuỳ tiện.

* Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ tín dụng ngân hàng: Nâng cao chất lượng tín dụng một yếu tố không thể thiếu được là cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng là người hiểu biết về khách hàng và hiểu biết sâu sắc thực lực tài chính cũng như tiềm năng phát triển của khách hàng. Ngoài ra cán bộ tín dụng phải có hiểu biết nhất định thị trường lĩnh vực chuyên môn khách hàng của mình sản xuất kinh doanh vì nó liên quan gián tiếp tới món vay. Ngân hàng nên phân chia mỗi cán bộ tín dụng phụ một mảng nhất định của vôn vay. Theo năng lực của từng người để phân chia công việc . Việc chuyên môn hoá tưng phần như vậy sẽ tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng dễ dàng giám sát và cùng khách hàng trong vấn đề quản lý vốn vay.

Bên cạnh đó ngân hàng phải đào tạo cán bộ làm việc cho phù hợp với sự phát triển kinh tế về nhiều mặt như thẩm định đến hạn cho vay. Tổ chức những buổi trao đổi về nghiệp vụ thường xuyên cho cán bộ để học hỏi kinh nghiệp lẫn nhau. Giao cho cán bộ cũ kèm cặp cán bộ mới và chấn chỉnh lại nơi làm việc cho gọn gàng sạch đẹp.

3.3 Một số kiến nghị với các cơ quan nhằm hoàn thiện chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Bách Khoa. dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Bách Khoa.

3.3.1 Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w