V/PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG VIỆT NAM (Trang 48)

V/ TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG VIỆT NAM

3/ Chỉ số giá tiêu dùn g:

V/PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG VIỆT NAM

TIÊU DÙNG VIỆT NAM

Chính sách của Đảng và Nhà Nước ta hướng vào thị trường tiêu dùng

Nền kinh tế nhiều thành phần với các hình thức sở hữu khác nhau đã được Đảng và Nhà nước ta khẳng định và định hướng phát triển lâu dài trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội .

Chủ trương phát triển này kích thích đầu tư của mọi thành phần kinh tế vào lĩnh vực sản xuất hàng hoá và cung ứng dịch vụ, làm cho hàng hoá và dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại và chất lượng, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của các tầng lớp xã hội với mức sống và khả năng tiêu thụ, hưởng thụ khác nhau.

Trên thị trường hàng tiêu dùng không chỉ cạnh tranh về mặt giá cả mà còn cạnh tranh về mặt chất lượng cũng như phương thức cung ứng và uy tín của nhà sản xuất-kinh doanh.

1. Chủ trương đổi mới:

Chính sách kinh tế đối ngoại sẽ thúc đẩy nhanh và mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư sản xuất-kinh doanh với các nước, các khu

vực trên thế giới với cả hình thức và quy mô. Điều đó vừa là cơ hội vừa là thách thức to lớn đối với nền kinh tế đất nước.

2. Thị trường :

Với những quy định khắt khe của thị trường EU, Hoa Kỳ cũng như khu vực AFTA, APEC và hổ chức thương mại quốc tế WTO có những cơ hội cho sự phát triển, chúng ta phải đối đầu với những thách thức ngày càng lớn hơn. Để kinh tế Việt Nam hội nhập thành công vào kinh tế quốc tế và khu vực chúng ta phải nhanh chóng tiếp cận đời sống kinh tế thế giới mà trước hết trên lĩnh vực kinh tế : thị trường tiêu dùng Việt Nam

3.Những yêu cầu và quy định của các thị trường sản phẩm tiêu dùng :

Trong nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập, hàng hoá và dịch vụ lưu thông theo quy luật của thị trường. Ngoài những yêu cầu về giá cả, chất lượng thông thường, mõi thị trường có những đòi hỏi đặc thù do tập quán thương mại, phong tục tập quán, văn

hoá, tín ngưỡng quy định. Những quy định liên quan đến chính sách xuất nhập khẩu, bảo vệ môi trường... đến các yêu cầu về ghi nhãn, bao bì, về thủ tục công nhận, chứng nhận chất lượng của một số thị trường lớn như Đông - Bắc Á, Tây Âu, Bắc Mỹ..., góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ Việt Nam trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. ..., mặt khác phải tổ chức đưa thông tin đến người dùng tin một cách nhanh chóng, chính xác.

Chất lượng là một thuộc tính vốn có của sản phẩm. Sự quan tâm về chất lượng đối với hàng hoá, có lẽ bắt đầu từ lúc có sự trao đổi hàng hoá giữa các bộ phận dân cư cùng sinh sống trên cùng một vùng lãnh thổ. Cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại, chất lượng hàng hoá ngày càng được quan tâm một cách đúng mức hơn, các hệ thống tiêu chuẩn của các sản phẩm, nhóm sản phẩm được xây dựng dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn về kỹ thuật, với sự đồng thuận của các quốc gia, các cộng đồng kinh tế hình thành hệ

 Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn mới cho thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam:

Trong nền kinh tế bao cấp trước đây, các nhà sản xuất Việt Nam thường áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn. Có thể nói đó là một hệ thống tiêu chuẩn kinh điển và vẫn rất còn giá trị cho tới ngày nay, tuy nhiên cùng với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật thì các hệ thống tiêu chuẩn ngày càng phải được hoàn thiện hơn. Cập nhật thêm thông tin mới, những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một cao từ phía thị trường tiêu thụ sản phẩm

Với mục tiêu mở rộng thị trường, gia tăng kim ngạch, đảm bảo an toàn cho sản phẩm của quá trình sản xuất phục vụ cho việc xuất khẩu cũng như tiêu dùng nội địa, rất nhiều các doanh nghiệp ở Việt Nam ngày nay đã xây dựng, đưa vào áp dụng và duy trì các hệ thống quản lý chất lượng theo các phiên bản của ISO, một số doanh nghiệp tham gia chế biến thực phẩm thì tiến hành xâydựng

và áp dụng hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP, hoặc bắt đầu xây dựng hệ thống ISO 2002.

 Áp dụng các tiêu chuẩn vào hệ thống các doanh nghiệp về thị trường sản phẩm :

Nhu cầu chính đáng về chất lượng, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm từ thị trường, ảnh hưởng lớn tới tiến trình xây dựng, dựa vào áp dụng và duy trì hệ thống ISO và HACCP ở các doanh nghiệp. Việc tiến hành xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng và kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm tiêu chuẩn hoá giúp cho các doanh nghiệp, kiểm soát tốt hơn những hoạt động trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình, đảm bảo tính minh bạch trong sản xuất và kinh doanh, nâng cao uy tín chất lượng đối với sản phẩm của cơ sở, tăng tính cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh thị trường và mở rộng thị trường tiêu dùng ở Việt Nam.

Doanh nghiệp được phép in trên nhãn, dấu chứng nhận, công nhận phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng đối với doanh

nghiệp áp dụng ISO, hoặc kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các doanh nghiệp thực phẩm áp dụng HACCP. Tạo niềm tin đối với người tiêu dùng và bạn hàng. Được sử dụng dấu hoặc giấy chứng nhận phù hợp hệ thống trong các hoạt động quảng cáo, chào hàng, giới thiệu sản phẩm hoặc cơ sở.

Việc áp dụng tiêu chuẩn tại doanh nghiệp là điều kiện để cơ sở tiến hành các hoạt động tự công bố sản phẩm của mình phù hợp với TCVN và đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại trong nước cũng như xuất khẩu. Ngoài ra việc xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý và kiểm soát tiêu chuẩn chất lượng, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp cho các doanh nghiệp tăng cường thêm năng lực, nhận thức cho người lao động, là một trong những động lực chính để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Ngày nay với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, việc giao lưu hàng hoá giữa các quốc gia, các vùng lãnh thổ là rất thuận lợi. Trong đó thị trường sản phẩm tiêu dùng luôn là một nhân tố đáng quan tâm hàng đầu của các nhà làm công tác marketing.Thị trường sản phẩm tiêu dùng Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để phát triển vững mạnh không chỉ là thị trường nội địa mà còn cả trên thị trường thế giới.Trong xu thế phát triển hiện nay của nền kinh tế toàn cầu, thị trường sản phẩm tiêu dùng Việt Nam cần được phát triển một cách có hiệu quả và ngày càng hướng đến chất lượng thực sự.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG VIỆT NAM (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w