TMCP Công thương Việt Nam-Chi Nhánh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư sản xuất-chế biến đá tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thanh Hóa (Trang 29)

khách hàng Doanh nghiệp,phòng giao dịch

Bộ phận Quản lý tín dụng

Lãnh đạo phòng Cán bộ thẩm định

Đủ

Bước 1:Tại phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp,phòng tiếp nhận hồ

sơ xin vay vốn của doanh nghiệp trong đó có các tài liệu liên quan đến doanh

Hà29 Hà29 Hà29 Hà29 Hà29

nghiệp và của dự án xin vay vốn,cán bộ thẩm định tại phòng này sẽ tiến hành kiểm tra sự đầy đủ của các giấy tờ liên quan.

Bước 2:Vẫn tại phòng quan hệ khách hàng,cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định khách hàng và thẩm định dự án.Sau khi thẩm định,cán bộ thẩm định

tiến hành lập báo cáo thẩm định và lưu các dữ liệu của doanh nghiệp xin vay vốn vào hệ thống.

Bước 3: Tại phòng quan hệ khách hàng,cán bộ thẩm định chuyển toàn bộ tài

liệu liên quan đến thẩm định dự án cho lãnh đạo phòng,lãnh đạo phòng quan hệ khách hàng tiến hành rà soát,nghiên cứu,kiểm tra lại các tài liệu này,nếu chưa hợp lý hoặc có sai sót,lãnh đạo phòng sẽ chuyển lại cho cán bộ thẩm định thẩm định và bổ sung lại.

Bước 4:Phòng quan hệ khách hàng tiến hành chuyển tờ trình thẩm định cho

Phòng quản lý rủi ro.Tại phòng này,cán bộ quản lý rủi ro nghiên cứu hồ swo,tờ trình thẩm định cho vay (Có thể phối hợp với phòng quan hệ khách hàng tiến hành tiếp xúc với khách hàng để thu thập thêm thông tin),thẩm định rủi ro tín dụng,phát hiện và đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng.Sau đó,phòng quản lý rủi ro thống nhất để đưa ra kết quả thẩm định cuối cùng.

Bước 5:Phòng quản lý rủi ro trình kết quả thẩm định cuối cùng lên Ban giám

đốc và ban giám đốc xem xét để đưa ra quyết định có cho daonh nghiệp vay vốn hay không.

1.3.4.Phương pháp thẩm định dự án đầu tư sản xuất-chế biến đá tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thanh Hóa

Thông thường trong công tác thẩm định ,những người chịu trách nhiệm thẩm định thường áp dụng một trong 4 phương pháp sau đây hoặc có sự kết hợp sao cho phù hợp với việc thẩm định từng dự án:Phương pháp thẩm định theo trình tự;Phương pháp so sánh,đối chiếu các chỉ tiêu;Phương pháp phân tích độ nhạy;Phương pháp dự báo;Phương pháp triệt tiêu rủi ro.Sau đây,trong khuôn khổ chuyên đề,xin phép được giới thiệu lần lượt các phương pháp theo thứ tự được ưu tiên sử dụng trong công tác thẩm định các dự án sản xuất-chế biến đá.

1.3.4.1.Thẩm định theo trình tự

Việc thẩm định dự án thực hiện theo một trình tự đi từ cái tổng quát chung nhất đến các vấn đề chi tiết của một dự án.

Hà30 Hà30 Hà30 Hà30 Hà30

Thẩm định tổng quát: Cán bộ thẩm định thực hiện công việc xem xét khái

quát các nội dung của dự án như hồ sơ dự án,tư cách chủ đầu tư hay doanh nghiệp…để đưa ra tính hợp lý ,đầy đủ…của dự án.

Thẩm định chi tiết: Cán bộ thẩm định đi sâu ,phân tích,đánh giá từng nội

dung,khía cạnh của dự án.Trong bản báo cáo thẩm định,cán bộ thẩm định đưa ra nhận xét rành mạch,khách quan về sự đạt/không đạt với từng chỉ tiêu,nội dung một.

Phương pháp áp dụng khi thẩm định các nội dung sau :Thẩm định tổng

quát áp dụng khi các cán bộ thẩm định xem xét các nội dung liên quan đến thủ tục hồ sơ và loại giấy tờ liên quan đến hồ sơ Khách hàng và hồ sơ dự án để chỉ ra khách hàng đã trình ngân hàng đầy đủ các loại giấy tờ liên quan như yêu cầu.

Thẩm định chi tiết áp dụng cho thẩm định các khía cạnh còn lại khi thẩm định khách hàng thẩm định dự án:thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng,quan hệ tín dụng của khách hàng...trong thẩm định khách hàng và thẩm định yếu tố kỹ thuật-công nghệ,thị trường,tài chính,ảo đảm tiền vay...trong thẩm định dự án.Trong đó,quan trọng nhất là khi thẩm định,các cán bộ thẩm định sẽ chỉ ra,chỉ tiêu nào đạt/chưa đạt và cần bổ sung những gì?.

Đây là phương pháp được cán bộ thẩm định sử dụng thông dụng khi tiến hành thẩm định các dự án sản xuất-chế biến đá,hầu hết các nội dung thẩm định của dự án đều áp dụng phương pháp này.

1.3.4.2.Phương pháp phân tích độ nhạy

Mục tiêu của phương pháp này là cán bộ thẩm định kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án.Phân tích độ nhạy là việc các cán bộ thẩm định xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án (Lợi nhuận,thu nhập thuần, …)khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi.Đây là phương pháp được sử dụng trong phân tích ,thẩm định hiệu quả tài chính của dự án.Khi phân tích,cán bộ thẩm định sẽ biết dự án nhạy cảm với những yếu tố nào hay những yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất với dự án.Bên cạnh đó,phương pháp này còn cho phép chúng ta so sánh giữa các dự án để lựa chọn ra những dự án có độ an toàn cao.

Trong các dự án đầu tư sản xuất và chế biến đá,cán bộ thẩm định thường dừng lại ở việc phân tích nhân tố Lợi nhuận của dự án mang lại cho doanh nghiệp dưới tác động của 2 yếu tố cơ bản:

- Yếu tố đầu ra của dự án: Giá vật liệu xây dựng bình quân của dự án. - Yếu tố đầu vào của dự án:Giá chi phí nguyên liệu đất đá.

Hà31 Hà31 Hà31 Hà31 Hà31

Sau đó,cán bộ thẩm định sẽ đưa ra kết luận dự án có hiệu quả và an toàn khi đầu tư hay không.

Phương pháp áp dụng khi cán bộ thẩm định thẩm định nội dung khía cạnh tài chính của dự án dự án đầu tư sản xuất và chế biến đá.

1.3.4.3.Phương pháp dự báo

Như chúng ta đã biết,các dự án đầu tư sản xuất-chế biến đã cũng mang tính chất lâu dài,trong quá trình thực hiện và vận hành có nhiều yếu tố tác động trực tiếp đến dự án.Một trong những yếu tố đó được cụ thể nhắc đến như là việc các dự án này có tầm 70% đầu ra là các thị trường tiêu thụ ngoài nước,do vậy,công tác dự báo tình hình đầu ra là khá quan trọng,cộng thêm vào đó,trong các năm gần đây,giá loại nguyên nhiên liệu đầu vào cho sản xuất như xăng –dầu được nhà nước cho vận hành theo cơ chế thị trường,do vậy,công tác dự báo giá cả các yếu tố này cũng cần được chú ý trong quá trình thẩm định dự án.

Nội dung phương pháp này là sử dụng các số liệu thống kê thu thập được qua các năm gần nhất và đem các phương pháp dự báo thích hợp áp dụng vào:Phương pháp ngoại suy thống kê,phương pháp lấy ý kiến chuyên gia,…

Phương pháp áp dụng khi thẩm định nội dung sau:

 Thẩm định nội dung thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm:Xem xét tình hình nhu cầu sản phẩm của dự án có khả quan hay không?Cung cầu của sản phẩm có đảm bảo cho dự án đi vào sản xuất,sản phẩm dự án có đáp ứng được cầu của thị trường hay không?

 Thẩm định nội dung phương diện kỹ thuật của dự án,đặc biệt quan tâm đến khoản mục Nguyên liệu và các yếu tố đầu vào khác của dự án:Xem xét khi dự án vận hành,các yếu tố đầu vào của dự án như nguyên liệu ...có khan hiếm hoặc thay đổi nhiều về giá cả hay không?

 Thẩm định nội dung dự đoán những rủi ro dự kiến mà dự án có thể gặp phải khi vận hành dự án này:Trên cơ sở các thong tin dự báo liên quan,cán bộ thẩm định xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến dự án có tác động nhiều đến dự án trong quá trình triển khai và vận hành hay không?

Mặc dù để áp dụng các phương pháp thống kê khi dự báo cần số liệu chuỗi thời gian khoảng 10 năm,song các doanh nghiệp đều có thời gian ra đời chưa lâu ,bên cạnh đó còn có quá trình thực hiện tách,gộp doanh nghiệp qua các năm,do vậy số liệu thu thập nhiều khi không đầy đủ nên các cán bộ thẩm định thường dự đoán xu thế của các yếu tố này thông qua xem xét,phân tích các số liệu các năm gần nhất.

Hà32 Hà32 Hà32 Hà32 Hà32

1.3.4.4.Phương pháp so sánh ,đối chiếu các chỉ tiêu

Khi sử dụng phương pháp này,cán bộ thẩm định sẽ so sánh ,đối chiếu các nội dung của dự án với các tiêu chuẩn,định mức kinh tế-kỹ thuật thích hợp,quy định của pháp luật,thong lệ (Quốc tế và trong nước).Hiện tại,có một tương đối số lượng các dự án sản xuất-chế biến đá trong địa bàn tỉnh được ưu đãi vay vốn ODA của JICA,do vậy,việc hiểu rõ các quy định của tổ chức này để Vietinbank có thể phối hợp thực hiện cho vay vốn là vô cùng quan trọng.Các chỉ tiêu mà cán bộ thẩm định dự án sản xuất-chế biến thường so sánh,đối chiếu khi thẩm định là:

-Các tiêu chuẩn về thiết kế,xây dựng,tiêu chuẩn về cấp công trình do Nhà nước quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được.

- Tiêu chuẩn về công nghệ,thiết bị trong đầu tư mua sắm dây chuyền sản xuất,yêu cầu về bảo vệ môi trường của Nhà nước ban hành cho các loại công nghệ- thiết bị này.

-Tiêu chuẩn về tiền lương và chế độ xã hội đi kèm cho người lao động,các điều kiện an toàn lao động khi thực hiện dự án.

-Tiêu chuẩn về tổng hợp các yếu tố đảm bảo cho sản phẩm của dự án có thể xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

-Đi kèm đó là các tiêu chuẩn,định mức của Ngân hàng Công thương cùng các tổ chức tài chính ban hành về các chỉ tiêu tài chính khi phân tích tài chính của doanh nghiệp,như chấm điểm tín dụng,hệ số ROA,ROE,…

Trong quá trình sử dụng phương pháp này,cán bộ thẩm định nên kết hợp các phương pháp vào từng trường hợp cụ thể sao cho phù hợp nhất,điều này đòi hỏi kinh nghiệm dày dạn của người thẩm định.

Nội dung thẩm định áp dụng:

 Thẩm định khách hàng:Các cán bộ thẩm định xem xét các chỉ tiêu khi thẩm định hiệu quả sản xuất kinh doanh,hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp,sau đó so sánh các chỉ tiêu này với các doanh nghiệp cùng hoạt động trong ngành sản xuất-chế biến đá để chỉ ra các doanh nghiệp này có hiệu quả trong việc thực hiện sản xuất –kinh doanh và hoạt động tài chính của mình.

 Thẩm định nội dung phương diện kỹ thuật của dự án:Các cán bộ thẩm định xem xét các yếu tố công nghệ -các máy móc được sử dụng trong dự án có đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật,các định mức của ngành mà nhà nước quy định .

 Thẩm định nội dung tài chính của dự án:So sánh các chỉ tiêu tài chính

Hà33 Hà33 Hà33 Hà33 Hà33

1.3.5.Nội dung thẩm định dự án đầu tư sản xuất-chế biến đá tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thanh Hóa

Khi thực hiện tiến hành thẩm định,cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định theo 2 nội dung lớn sau đây:

Thẩm định về khách hàng vay vốn.

Thẩm định về dự án xin vay vốn.

1.3.5.1.Thẩm định về khách hàng vay vốn

Giới thiệu về khách hàng:

Tên khách hàng ;Địa chỉ trụ sở;Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ;Người đại diện theo pháp luật;Ngành, nghề sản xuất kinh doanh chính;Vốn đăng ký kinh doanh;Bộ máy quản lý;Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của khách hàng.

Hồ sơ pháp lý

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp.

- Các giấy tờ liên quan theo quy định của ngân hàng và có thay đổi trong từng dự án.

Phương pháp áp dụng :Phương pháp thẩm định theo trình tự-Thẩm định

từ tổng quát đến chi tiết xem xét các loại giấy tờ trong hồ sơ dự án đầy đủ hay chưa đầy đủ,chỉ ra các loại giấy tờ cần bổ sung.

Hồ sơ, tài liệu về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính:

- Báo cáo tài chính của 2 năm gần nhất đến ngày xin vay vốn.

- Qua báo cáo tài chính phân tích Tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng: Qua các tài liệu này,cán bộ thẩm định tiến hành phân tích các nội dung chi tiết sau theo phương pháp thẩm định theo trình tự.

+Phân tích về sản lượng sản xuất,tiêu thụ,doanh thu,lợi nhuận của khách hàng qua các năm.

+ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh,khả năng sinh lời:đơn vị hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không, có khả năng sinh lời hay không, xem xét và phân tích chỉ số ROA,ROE các năm.

+ Phân tích khả năng tăng trưởng: Trong tương lai ngành nghề có khả năng tăng trưởng và phát triển mạnh hay không? Các cơ sở để chỉ ra kết luận này.

+ Phân tích hoạt động:Vòng quay tồn kho,vòng quay khoản phải thu,vòng quay tổng tài sản. Hà34 Hà34 Hà34 Hà34 Hà34

+ Chiến lược sản xuất kinh doanh: Chính sách bán hàng,tiếp cận thị trường,mạng lưới phân phối,phương thức thanh toán: Đối với mặt hàng đá ốp lát và Đối với mặt hàng đá nghiền, đá vật liệu xây dựng .

- Tình hình tài chính của khách hàng qua báo cáo tài chính của doanh nghiệp:

Số liệu về tình hình tài chính của khách hàng:cán bộ thẩm định xem xét báo cáo tài chính đã được kiểm toán hay chưa?Nếu không thì Số liệu báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp và chịu trách nhiệm về sự trung thực, chính xác của số liệu.

Khái quát đặc điểm ngành nghề kinh doanh,cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh dẫn đến những điểm đặc biệt về nguồn vốn và sử dụng vốn. Nguồn vốn và sử dụng vốn luân chuyển liên tục

+ Khái quát sự biến động về quy mô tài sản có/tài sản nợ:

+ Phân tích chi tiết về khả năng thu hồi đối với các khoản mục:hàng tồn kho,các khoản phải thu,chi phí chờ kết chuyển,tài sản cố định và đầu tư dài hạn.

Đánh giá tình hình tài chính qua một số chỉ tiêu tài chính:Vốn lưu động ròng;Nợ phải trả gồm Vay và nợ ngắn hạn, Phải trả người bán,Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước ,Nợ trung dài hạn đến hạn phải trả.

Khả năng thanh toán: khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán ngay Đánh giá khả năng tự chủ tài chính: hệ số tự tài trợ là bao nhiêu và Khách hàng có khả năng tự chủ tài chính hay không?.

Đánh giá khả năng trả nợ:Căn cứ vào các chỉ tiêu và nội dung chi tiết đã phân tích ở trên ,cán bộ thẩm định đưa ra kết luận về khả năng trả nợ của doanh nghiệp là có hay không.

Nhận định những thay đổi về tình hình tài chính của khách hành trong tương lai ảnh hưởng đến khả năng trả nợ.

Tình hình quan hệ tín dụng

- Quan hệ tín dụng với ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thanh Hóa:

+ Số liệu ,tình hình quan hệ cho vay,tài trợ thương mại:Dư nợ cho vay ngắn

Hà35 Hà35 Hà35 Hà35 Hà35

+ Khách hàng có phải là khách hàng chiến lược của NHCT Việt Nam.

+ Phân tích ,đánh giá mức độ đáp ứng các điều kiện tín dụng theo quy định hiện hành của NHCT Việt Nam;mức độ đáp ứng các tiêu chí xác định của khách hàng chiến lược

+Phương án kiểm tra giám sát và quản lý thu hồi nợ vay của khách hàng. -Quan hệ tín dụng với các Tổ chức tín dụng khác:Cán bộ thẩm định xem xét tình hình dư nợ tín dụng của các Ngân hàng khác với doanh nghiệp trên các phương diện Doanh nghiệp nợ có đủ tiêu chuẩn,nợ có quá hạn và các khoản vay này có tồn tại lãi treo.

- Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trong tương lai:Từ các phân tích trên đưa ra kết luận về khả năng trả nợ của khách hàng trong tương lai.

Phương pháp áp dụng khi thẩm định nội dung này:

Thẩm định theo trình tự :

- Thẩm định tổng quát:Cán bộ thẩm định xem xét hồ sơ khách hàng ,các giấy tờ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh,hoạt động tài chính của doanh nghiệp có đầy đủ.

- Thẩm định chi tiết:Cán bộ thẩm định xem xét từng nội dung khi thẩm định khách hàng,đưa ra nhận xét đạt/không đạt về từng nội dung khi thẩm định.

Phương pháp so sánh,đối chiếu các chỉ tiêu:So sánh các chỉ tiêu phản ánh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư sản xuất-chế biến đá tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thanh Hóa (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w