Vietinbank Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư sản xuất-chế biến đá tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thanh Hóa (Trang 80)

năm:dưới đây là bảng theo dõi lượng vốn đầu tư cho vay ra với các doanh nghiệp

có dự án sản xuất-chế biến đá và lượng vốn trung bình trên một dự án.

Bảng 18:Lượng vốn cho vay ra với các dự án sản xuất và chế biến đá tại Vietinbank Thanh Hóa.

Đơn vị:Tỷ đồng ST T Năm Số dự án cấp vốn (Đơn vị:Số Dự án) Số Vốn cấp Trung bình lượng vốn/dự án 1 2009 10 129,3 12,93 2 2010 14 214,6 15,33 3 2011 14 209,8 14,99

(Nguồn:Phòng khách hàng doanh nghiệp và quản lý rủi ro-Vietinbank Thanh Hóa)

Như vậy,qua 3 năm gần nhất,Vietinbank Thanh Hóa đã cho vay ra lượng vốn tương đối lớn cho các dự án thuộc lĩnh vực này,mỗi dự án được vay với lượng vốn trung bình khoảng 12-15 tỷ,thuộc diện trung bình,song,có dự án như dự án “Xưởng sản xuất-chế biến đá của công ty TNHH GTTL Tân Sơn” ở phần trên đã giới thiệu,thì lượng vốn cho dự án này lại ở mức đột biến,lên tới hơn 32 tỷ đồng.Như vậy,thực tế,vẫn có dự án trong lĩnh vực này mà lượng vốn doanh nghiệp cần cao hơn mức trung bình.

Về chất lượng của công tác thẩm định được thể hiện gián tiếp qua tỷ lệ nợ xấu hàng năm của Ngân hàng,qua báo cáo tài chính được trình bày ở chương I,chúng ta nhận thấy,năm 2011,nợ xấu là 6368 triệu đồng chiếm 0,2 % tổng dư nợ toàn chi nhánh,năm 2010 ,nợ xấu là 1951 triệu đồng chiếm 0,3 % tổng dư nợ,như vậy,nhìn chung công tác quản lý rủi ro và chất lượng thẩm định là tương đối tốt,tuy

SV:Nguyễn Huy Hùng Lớp:Kinh Tế đầu tư 50DSV:Nguyễn Huy Hùng Lớp:Kinh Tế đầu tư 50DSV:Nguyễn Huy Hùng Lớp:Kinh Tế đầu tư 50DSV:Nguyễn Huy Hùng Lớp:Kinh Tế đầu tư

Hà80 Hà80 Hà80 Hà80

nhiên theo báo cáo gần đây nhất ,trong năm 2012,các doanh nghiệp sản xuất-chế biến đá đang gặp khá nhiều khó khăn trong sản xuất.Theo báo cáo của phòng quản lý rủi ro trong Quý I/2012,Vietinbank Thanh Hóa đó ngừng cho vay ra với 21 doanh nghiệp,trong đó có 12 doanh nghiệp từng là khách hàng chiến lược của Vietinbank – Chi nhánh Thanh Hóa.Điều này cho thấy sự khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất-chế biến đá gặp phải trong năm nay,trong số những nguyên nhân này chắc chắn phải kể đến các nguyên nhân mà công tác thẩm định tại chi nhánh gặp phải.

1.5.2.Hạn chế của công tác thẩm định

Qua số liệu thống kê,cũng có thể chỉ ra cho chúng ta thấy một số hạn chế mà các doanh nghiệp gặp phải,như phần trên đã giới thiệu, theo báo cáo gần đây nhất của Vietinbank-chi nhánh Thanh Hóa cho thấy trong năm 2012,các doanh nghiệp sản xuất-chế biến đá đang gặp khá nhiều khó khăn trong sản xuất.Theo báo cáo của phòng quản lý rủi ro trong Quý I/2012,Vietinbank chi nhánh Thanh Hóa đã ngừng cho vay ra với 21 doanh nghiệp,trong đó có 12 doanh nghiệp từng là khách hàng chiến lược của Vietinbank –Chi nhánh Thanh Hóa.Điều này cho thấy sự khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất-chế biến đá gặp phải trong năm nay-năm 2012,trong số những nguyên nhân hàng đầu, chắc chắn phải kể đến các nguyên nhân mà công tác thẩm định tại chi nhánh gặp phải như sau:

Nhìn nhận các hạn chế trong công tác thẩm định,nhận thấy các hạn chế này chủ yếu tập trung trên 3 mảng chính mang tính kỹ thuật khi tiến hành thẩm định các dự án đầu tư sản xuất-chế biến đá:Nội dung-Quy trình-Phương pháp thẩm định.

Thứ nhất: Việc chú ý,xem xét các nội dung trong công tác thẩm định tiến

hành chưa chặt chẽ,khách quan và thật sự khoa học,các nội dung này được liệt kê bao gồm:

Các nội dung liên quan đến thẩm định khách hàng :Thẩm định ,phân

tích tình hình sản xuất-kinh doanh của DN:các cán bột thẩm định chưa chỉ ra,so sánh ,đánh giá các chỉ tiêu sản xuất –kinh doanh của doanh nghiệp với các chỉ tiêu này của các doanh nghiệp cùng ngành sản xuất-chế biến đá một cách rõ ràng,khoa

SV:Nguyễn Huy Hùng Lớp:Kinh Tế đầu tư 50DSV:Nguyễn Huy Hùng Lớp:Kinh Tế đầu tư 50DSV:Nguyễn Huy Hùng Lớp:Kinh Tế đầu tư

Hà81 Hà81 Hà81 Hà81

học.Nếu thiếu nội dung so sánh này,thì việc thẩm định các nội dung này thiếu luận cứ chứng minh khá nhiều.

Các nội dung liên quan đến thẩm định dự án:

+ Thẩm định yếu tố thị trường của dự án:Việc chỉ rõ lượng cung –cầu các sản phẩm của dự án sản xuất trên thị trường là một trong những minh chứng quan trọng chỉ ra tính đúng đắn của dự án,song việc chỉ ra ,biện minh để đưa ra kết luận của nội dung thẩm định này còn sơ sài,chưa có tính thuyết phục.Các con số chỉ ra về mặt định tính của cung-cầu thị trường các sản phẩm của dự án chưa đầy đủ,còn manng tính chủ quan nhiều của cán bộ thẩm định.

+ Thẩm định nội dung kỹ thuật:Yếu tố kỹ thuật là một trong những nội dung quan trọng,ảnh hưởng đến thành bại của các dự án ngành sản xuất và chế biến đá,tuy nhiên,khi xem xét nội dung này,ngân hàng chưa dựa trên các căn cứ có tính khoa học như chỉ ra các định mức tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành,Nhà nước để đưa ra các kết luận chặt chẽ,thẩm định yếu tố công suất cho dự án còn lỏng lẻo,phân tích các yếu tố đầu vào của dự án,trong đó quan trọng là phân tích biến động giá cả của chúng còn giản đơn.Các hạn chế này là không tránh khỏi do khả năng chuyên môn của cán bộ thẩm định không thể bao quát được các vấn đề kỹ thuật nhiều khi khá phức tạp.

+ Thẩm định nội dung tài chính của dự án:nội dung tài chính là nội dung quyết định phần lớn việc ngân hàng có cho dự án vay vốn hay không.Về cơ bản,nội dung này được chi nhánh ngân hàng thực hiện rất tốt thông qua việc tính toán tương đối rõ ràng,các cơ sở tính toán thuyết phục.Trong khi thẩm định nội dung này,Ngân hàng thẩm định vẫn còn hạn chế khi thẩm định nội dung vốn đầu tư của dự án,xu hướng thường thấy khi thẩm định nội dung này là ngân hàng chấp nhận dự toán các khoản mục đầu tư mà doanh nghiệp đề cập trong hồ sơ vay vốn của họ.

+ Thẩm định nội dung bảo đảm tiền vay và nội dung những rủi ro dự kiến cùng phương án khắc phục:Ngân hàng khi thẩm định 2 nội dung này đều cho thấy sự sơ sài khi xem xét,trong khi đây là 2 nội dung quan trọng đảm bảo độ an toàn của các khoản vay.Khi thẩm định tài sản đảm bảo,các cán bộ thẩm định chưa chỉ ra

SV:Nguyễn Huy Hùng Lớp:Kinh Tế đầu tư 50DSV:Nguyễn Huy Hùng Lớp:Kinh Tế đầu tư 50DSV:Nguyễn Huy Hùng Lớp:Kinh Tế đầu tư 50DSV:Nguyễn Huy Hùng Lớp:Kinh Tế đầu tư

Hà82 Hà82 Hà82 Hà82

một cách rõ các tài sản nào của doanh nghiệp được dùng làm tài sản đảm bảo,bên thứ ba nhận bảo lãnh là đơn vị nào,giá trị các tài sản này,việc liệt kê các nội dung này khi thẩm định cần chi tiết hơn.Khi thẩm định nội dung những rủi ro dự kiến mà dự án gặp phải:nội dung này có kết quả chưa thật sự thực tế,nguyên do là việc áp dụng phương pháp đọ nhạy còn dựa trên việc phân tích 2 yếu tố chủ yếu,giản đơn,trong khi trên thực tế,có khá nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến dự án này.

Thứ hai: phương pháp đánh giá các nội dung của dự án mặc dù được ngân

hàng đưa ra khá đầy đủ,song việc áp dụng khi thẩm định các nội dung trong dự án còn chưa thật sự phù hợp để các phương pháp này phát huy được hiệu quả tốt nhất,cụ thể:Mặc dù phương pháp chính được áp dụng là phương pháp thẩm định theo trình tự nhưng các nội dung cần sử dụng phương pháp dự báo lại chưa áp dụng phương pháp này một cách phù hợp để đưa ra các kết luận mang tính khoa học nhất,điển hình là khi thẩm định nội dung khía cạnh thị trường và kỹ thuật của dự án.Bên cạnh đó,phương pháp phân tích độ nhạy được sử dụng còn giản đơn,dựa trên phân tích 2 yếu tố chính là giá bán sản phẩm đầu ra và giá nguyên liệu đầu vào,do vậy các kết luận khi phân tích độ nhạy còn chưa thực tế,theo sát tình hình.

Thứ ba: Liên quan đến quy trình thẩm định,thời gian tiến hành thẩm định

còn chậm,nhất là khi các cán bộ không đủ thẩm quyền thẩm định,thời gian cần tổ chức khảo sát,kiểm tra thực tế doanh nghiệp nhiều hơn hoặc việc tiến hành thẩm định cần sự phối hợp giữa các phòng ban hoặc trường hợp nữa là công tác thẩm định yêu cầu cần có tổ chức đủ am hiểu về lĩnh vực này tham gia cùng ngân hàng cùng thẩm định dự án,với việc chậm trễ này,cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp và chính ngân hàng bị ảnh hưởng khá nhiều.Trong ví dụ được giới thiệu trên,dự án “Xưởng sản xuất chế biến đá của Công ty TNHH GTTL Tân Sơn” có thời gian thẩm định lên đến 64 ngày,do các cán bộ thẩm định mất khá nhiều thời gian tìm hiểu tình hình thực tế doanh nghiệp,cùng với việc kết hợp thẩm định cùng với bộ phận chịu trách nhiệm thẩm định của JICA-Nhật Bản.

Thứ tư: Nguồn thông tin được các bộ tiến hành thẩm định chưa đầy đủ,đa

chiều,các tài liệu mà cán bộ thẩm định có được đều từ phía các doanh nghiệp cung

SV:Nguyễn Huy Hùng Lớp:Kinh Tế đầu tư 50DSV:Nguyễn Huy Hùng Lớp:Kinh Tế đầu tư 50DSV:Nguyễn Huy Hùng Lớp:Kinh Tế đầu tư

Hà83 Hà83 Hà83 Hà83

cấp cho,mà như chúng ta đã biết,phần lớn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất-chế biến đá trên địa bàn còn chưa được kiểm toán độc lập,bên cạnh đó,nhiều khi các cán bộ trong quá trình tiếp cần điều kiện thực tế của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn,chính vì yếu tố này mà dù người thẩm định dù có thông tin cũng chưa chắc đã là thông tin thật sự chính xác và có muốn tìm hiểu cũng không đủ điều kiện tiếp cận,từ đó suy ra,chất lượng nội dung các báo cáo vẫn chưa thật sự chính xác,đạt yêu cầu.

1.5.3.Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế của công tác thẩm định

1.5.3.1.Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng các cơ sở,thể

chế riêng cho chính mình,còn khá nhiều bộ phận cấu thành nền kinh tế còn sơ sài,thiếu cơ chế hoạt động như hệ thống Tài chính-Ngân hàng,thông tin thị trường…,bên cạnh đó,chúng ta đã có những bước đầu tiên hội nhập vào nền kinh tế thế giới,bản thân nền kinh tế còn yếu,dễ tổn thương,chưa lường hết,dự báo được các khó khăn gặp phải chính là nguyên nhân khách quan đầu tiên ảnh hưởng đến công tác thẩm định.

Thứ hai,bộ phận thẩm định vẫn dựa chủ yếu vào các thong tin mà khách

hàng cung cấp,các thông tin này vì mong muốn chủ quan của doanh nghiệp nên thường được họ “tô hồng” đi trong quá trình cung cấp,bên cạnh đó việc tìm hiểu thực tế thường khó khăn,do vậy dẫn đến tình trạng thẩm định còn thiếu tính chính xác hoặc công việc thẩm định các nội dung này thường có xu hướng đơn giản hóa đi,điều này dẫn đến không phản ánh được thực chất nội tại của các dự án trong quá trình vay vốn và đầu tư.

Thứ ba,khi tiến hành lập dự án,chủ đầu tư,doanh nghiệp thực hiện còn chưa

chuyên nghiệp,tập trung trọng tâm vào các phần nội dung hiệu quả tài chính mà dự án đem lại,một số phần như nội dung yếu tố công nghệ-thiết bị-kỹ thuật còn làm chiếu lệ,chưa cung cấp được nhiều thong tin,điều này có thể có nguyên nhân bắt nguồn từ trình độ của cán bộ lập dự án tại các doanh nghiệp,sự thiếu chính xác này

SV:Nguyễn Huy Hùng Lớp:Kinh Tế đầu tư 50DSV:Nguyễn Huy Hùng Lớp:Kinh Tế đầu tư 50DSV:Nguyễn Huy Hùng Lớp:Kinh Tế đầu tư 50DSV:Nguyễn Huy Hùng Lớp:Kinh Tế đầu tư

Hà84 Hà84 Hà84 Hà84

cũng là nguyên nhân hàng đầu cho những sai xót tương đối trong qua trình thẩm định tại ngân hàng.

Thứ tư,trong năm 2011 đến qua năm 2012,tình hình kinh tế vĩ mô diễn biến

rất phức tạp,do vậy,cán bộ chưa thể phản ánh đúng ý nghĩa của dòng tiền trong quy trình thẩm định dự án,hơn nữa,công tác dự báo để nhận định về tình hình các doanh nghiệp sản xuất-chế biến trong tương lai có sự thiếu chính xác.Điều này khiến cho các nội dung cần vận dụng phương pháp dự báo trong khi thẩm định dự án thường có sự sai xót và không chặt chẽ.

Thứ năm, môi trường pháp lý,các quy định của hệ thống ngân hàng TMCP

Công thương Việt Nam còn nhiều điểm yếu,chưa theo kịp sự phát triển của thực tế đặt ra,bên cạnh đó một số quy định lại gây rườm rà ,phiền toái cho các doanh nghiệp và cán bộ thẩm định.Trong hệ thống của chi nhánh,hệ thống chia sẻ thông tin,kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định các dự án sản xuất-chế biến đá còn chưa đáp ứng và tạo điều kiện cho các cán bộ học hỏi và trau dồi them kỹ năng khi ứng phó với các tình huống đặt ra trong quá trình thẩm định.

Thứ sáu,nguồn lợi từ nguồn tài nguyên đá trong địa bàn tỉnh đã được chứng

minh trong thời gian qua,bên cạnh đó quá trình phát triển kinh tế trong tỉnh là nguyên nhân có khá nhiều doanh nghiệp,chủ đầu tư có nhu cầu xin vay vốn,số dự án cần thẩm định qua 3 năm 2009,2010,2011 khá nhiều,gây áp lực không nhỏ tới hệ thống phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp và quản lý rủi ro của chi nhánh,do vậy những sai xót trong quá trình thẩm định dự án ,trong đó có việc thẩm định các dự án sản xuất-chế biến đá là không nhỏ.

1.5.3.2.Nguyên nhân chủ quan

Bên cạnh các nguyên nhân khách quan được xem xét một cách nghiêm túc và thấu đáo,các nguyên nhân chủ quan phát sinh từ chính hệ thống thẩm định của chi nhánh và bản thân những tồn tại trong quy trình hoạt động của chi nhánh cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng thẩm định.

Thứ nhất, về phía Ngân hàng ,kết quả thẩm định chỉ là một phần trong quá

trình cấp vốn vay cho doanh nghiệp,nhiều trường hợp như cho vay với các nguồn

SV:Nguyễn Huy Hùng Lớp:Kinh Tế đầu tư 50DSV:Nguyễn Huy Hùng Lớp:Kinh Tế đầu tư 50DSV:Nguyễn Huy Hùng Lớp:Kinh Tế đầu tư

Hà85 Hà85 Hà85 Hà85

vốn tín dụng phát triển,ODA,thì việc quan tâm đến kết quả thẩm định của chi nhánh ngân hàng còn chưa đúng mức.Trong quá trình phát triển,để hoạt động kinh doanh mở rộng hơn,chi nhánh còn áp dụng chính sách ưu đãi nhiều cho các doanh nghiệp,đặc biệt là doanh nghiệp là khách hàng chiến lược,nên trong quá trình thẩm định,chỉ cần thẩm định là doanh nghiệp,chủ đầu tư có tài sản thế chấp đảm bảo là yếu tố quyết định phần nhiều việc cho vay vốn ra.

Thứ hai, hệ thống quản lý của chi nhánh ngân hàng còn chưa ăn khớp nhau

trong quá trình vận hành,trong nhiều trường hợp cần có sự hợp tác hoạt động giữa phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp và phòng quản lý rủi ro còn chưa đồng bộ,chính sự không chặt chẽ trong hoạt động này là nguyên nhân gây ra sự chậm trễ và thiếu tính chính xác trong thẩm định tại chi nhánh ngân hàng.

Thứ ba,do áp lực số lượng dự án kinh doanh-sản xuất trong địa bàn tỉnh xin

vay vốn tại ngân hàng,do vậy hệ thống thẩm định phải chia lực lượng cán bộ trong phòng ban ra để kịp thời tiến hành nhiều dự án trên địa bàn tỉnh.Bên cạnh đó,tại các hoạt động nâng cao kỹ năng chuyên môn của chi nhánh,còn yếu về hoạt động chia sẻ kinh nghiệm,đúc rút bài học trong quá trinh thẩm định loại dự án này giữa các cán bộ,bên cạnh đó,trong một số trường hợp,còn có sự chủ quan,lơ la,thiếu cẩn trọng và khoa học trong thẩm định,dựa nhiều vào mối quan hệ với doanh nghiệp của cán bộ thẩm định,do vậy,sai xót trong quá trình thẩm định vẫn xảy ra.

Thứ tư, hạn chế trong việc khai thác sử dụng hệ thống trang thiết bị phục vụ

cho công tác thẩm định,mặc dù trong 3 năm qua,lãnh đạo của chi nhánh đã mạnh tay trong việc đầu tư và đồng bộ hệ thống trang ,thiết bị cho công tác thẩm định,nhất là hệ thống công nghệ thông tin,song,một phần do năng lực cán bộ,một phần do vẫn cần hệ thống công nghệ thông tin tốt hơn mới đáp ứng được nhu cầu thực tế,nên việc áp dụng các công cụ hữu ích này vào hoạt động tiến hành thẩm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư sản xuất-chế biến đá tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Thanh Hóa (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w