2. 5 Đánh giá độ tin cậy của bộ công cụ đo lường
3.6.3. Thái độ
Sinh viên tự đánh giá:
Tiêu chí Số lượng Trung bình Độ lệch chuẩn
Kỷ luật lao động 153 4,04 0,67
Trung thực 153 4,03 0,78
Hỗ trợ đồng nghiệp 153 3,92 0,93
Chính xác 153 3,90 0,59
Tận tụy trong công việc 153 3,73 0,97
Valid N (listwise) 153
Nhà tuyển dụng đánh giá:
Tiêu chí Số lượng Trung bình Độ lệch chuẩn
Chính xác 79 3,91 0,719
Tiêu chí Số lượng Trung bình Độ lệch chuẩn
Hỗ trợ đồng nghiệp 79 3,64 0,90
Tận tụy trong công việc 79 3,63 0,86
Trung thực 79 3,58 0,928
Valid N (listwise) 79
Sinh viên tự đánh giá mức độ đáp ứng về thái độ nghề nghiệp với đòi hỏi thị trường lao động cao hơn so với đánh giá của nhà tuyển dụng. Nhưng nhìn chung, các đánh giá này từ mức khá tốt (trung bình 3,7 trở lên).
Kết luận chương 3
Chương 3 luận văn nghiên cứu mức độ đáp ứng với đòi hỏi của thị trường lao động về kiến thức, kỹ năng và thái độ của sinh viên tốt nghiệp bậc cao đẳng ngành tài chính ngân hàng. Bên cạnh đó, thực hiện phỏng vấn để có các ý kiến đóng góp cải tiến chương trình đào tạo, từ nghiên cứu rút ra một số nhận xét sau:
Kết quả tự đánh giá của sinh viên tốt nghiệp và nhà tuyển dụng về mức độ đáp ứng của kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với đòi hỏi của thị trường lao động đều tương đồng, cụ thể trong nghiên cứu là với yêu cầu công việc đều ở mức từ khá trở lên. Thực hiện so sánh với mục tiêu giáo dục trình độ cao đẳng: đào tạo trình độ cao đẳng để sinh viên có kiến thức chuyên môn cơ bản, kỹ năng thực hành thành thạo, hiểu biết được tác động của các nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội trong thực tiễn và có khả năng giải quyết những vấn đề thông thường thuộc ngành được đào tạo (điều 5, Luật giáo dục đại học, 2013). Bên cạnh đó, các ý kiến đánh giá của nhà tuyển dụng về mức độ đáp ứng với đòi hỏi công việc của kiến thức, kỹ năng và thái độ của sinh viên tốt nghiệp, vốn được xem là sản phẩm của quá trình đào tạo, cũng đánh giá mức khá trở lên. Vì vậy, chương trình đào tạo ngành tài chính ngân hàng bậc cao đẳng đáp ứng với đòi hỏi của thị trường lao động, kết luận này trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ nhất của đề tài về mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo bậc cao đẳng ngành tài chính ngân hàng của trường cao đẳng kinh tế tài chính Vĩnh Long với đòi hỏi của thị trường lao động. Đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đề ra.
Việc thu thập các ý kiến phản hồi từ nhà tuyển dụng về chương trình đào tạo giúp cho cơ sở đào tạo có cái nhìn khách quan về chương trình mình đang xây dựng. Việc đánh giá mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo bậc cao đẳng ngành tài chính ngân hàng trường cao đẳng kinh tế tài chính Vĩnh Long được thực hiện từ chính các đối tượng thụ hưởng từ
chương trình: sinh viên, nhà tuyển dụng và cán bộ quản lí. Vì vậy có thể khẳng định, chương trình đào tạo đang thiết kế đảm bảo đáp ứng mục tiêu giáo dục của trình độ tương ứng, đảm bảo tính khoa học, thực tiễn.
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu đã cho phép chúng tôi đưa ra kết luận là: Chương trình đào tạo bậc cao đẳng ngành tài chính ngân hàng cơ bản đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động tại vị trí làm việc của ứng viên tốt nghiệp. Tuy nhiên, để nâng cao mức độ đáp ứng đòi hỏi thị trường lao động, cụ thể là các nhà tuyển dụng thì chương trình đào tạo cần bổ sung những môn thực hành nghề nghiệp, tăng thời gian thực tập, thực tế tại đơn vị, rèn luyện kỹ năng cho sinh viên. Cần mời các cán bộ ngành ngân hàng đến sinh hoạt chuyên đề cho sinh viên. Có các mô hình thực hành ảo đề sinh viên thực hành các nghiệp vụ phát sinh.
Đề tài đã đánh giá mức độ đáp ứng đòi hỏi thị trường lao động của chương trình đào tạo bậc cao đẳng ngành tài chính ngân hàng. Thông qua ý kiến cựu sinh viên, nhà tuyển dụng và cán bộ quản lý. Trên phương diện các ý kiến đóng góp, với cách nhìn từ nhiều phía, tác giả khái quát đánh giá mức độ đáp ứng. Để từ đó có những đề xuất phía cơ sở đào tạo về thiết kế chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, nguồn lực học tập, cơ sở vật chất đảm bảo cho chương trình đào tạo được triển khai thuận lợi.
Về mặt kiến thức: sinh viên tốt nghiệp đáp ứng mức khá so với đòi hỏi của thị trường lao động theo đánh giá của nhà tuyển dụng và tự đánh giá của sinh viên tốt nghiệp. Mức độ đáp ứng kiến thức của sinh viên tốt nghiệp với đòi hỏi của thị trường lao động không có sự khác biệt trong đánh giá của nhà tuyển dụng và tự đánh giá của sinh viên tốt nghiệp.
Nhóm kiến thức được các nhà tuyển dụng đánh giá đáp ứng tốt chủ yếu là nhóm kiến thức chuyên ngành: Phân tích đầu tư chứng khoán, Tài chính, tiền tệ, ngân hàng, Thẩm định tín dụng, Kế toán ngân hàng thương mại.
Nhóm kiến thức mà các nhà tuyển dụng cho rằng sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng tốt so với các kiến thức khác là: Tài chính doanh
nghiệp, Quản trị ngân hàng thương mại, Pháp luật kinh tế, Thuế. Đây là nhóm kiến thức chủ yếu thuộc về kiến thức chung.
Về kỹ năng: sinh viên tốt nghiệp bậc cao đẳng ngành tài chính ngân hàng đáp ứng mức khá so với đòi hỏi của thị trường lao động. Mức độ đáp ứng kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp với đòi hỏi của thị trường lao động không có sự khác biệt trong đánh giá của nhà tuyển dụng và tự đánh giá của sinh viên tốt nghiệp.
Nhóm các kỹ năng được các nhà tuyển dụng đánh giá đáp ứng tốt nhất so với đòi hỏi của thị trường lao động là: thẩm định hồ sơ vay vốn, giao tiếp, viết báo cáo tài chính, đánh giá thông tin, kỹ năng quản lý, tin học.
Nhóm các kỹ năng sinh viên tốt nghiệp đáp ứng chưa tốt so với các kỹ năng khác theo đánh giá của các nhà tuyển dụng là: kỹ năng xử lý thông tin, tự học, chịu được áp lực cao, truyền đạt thông tin bằng văn bản. Nhóm các kỹ năng này chủ yếu thuộc nhóm kỹ năng chuyên biệt.
Về thái độ: sinh viên tốt nghiệp đáp ứng mức khá tốt với đòi hỏi của thị trường lao động. Riêng nhóm thái độ trong công việc được đánh giá tốt.
Các ý kiến được đưa ra để cải tiến chương trình đào tạo
Về nội dung chương trình đào tạo: bổ sung đào tạo kiến thức chung và kỹ năng chuyên biệt cho sinh viên, tăng cường thực hành và đi thực tế cho sinh viên.
Về đội ngũ giảng viên: cần bố trí giảng viên có kinh nghiệm thực tế giảng dạy các môn nghiệp vụ, mời cán bộ ngành ngân hàng trao đổi và sinh hoạt chuyên đề cho sinh viên.
Về cơ sở vật chất: bổ sung đầu sách cho thư viện, nhất là các đầu sách chuyên ngành. Nguồn tài liệu học tập cần phong phú để đáp ứng nhu cầu học tập cho sinh viên.
Kết quả nghiên cứu của luận văn đã trả lời câu hỏi nêu ra của đề tài, đáp ứng mục tiêu đề ra. Đã đánh giá được mức độ đáp ứng đòi hỏi thị
trường lao động của chương trình đào tạo bậc cao đẳng ngành tài chính ngân hàng thông qua đánh giá mức độ đáp ứng của sản phẩn đào tạo, chính là các sinh viên tốt nghiệp bậc cao đẳng ngành tài chính ngân hàng về mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ với đòi hỏi của thị trường lao động. Kết quả luận văn đã đóng góp cho phía cơ sở đào tạo và hướng nghiên cứu trong đánh giá chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.
Khuyến nghị được đưa ra: dạy các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm cho sinh viên tại ghế nhà trường phải sinh động. Phát huy vai trò các tổ chức đoàn thể trong rèn luyện sinh viên. Các kỹ năng cần rèn luyện là: giao tiếp, làm việc hiệu quả với người khác và làm việc độc lập. Sinh viên cũng phải rèn luyện các kỹ năng tự phát triển để đáp ứng tốt hơn cho công việc.Phải có cầu nối giữa nhà tuyển dụng và cơ sở đào tạo, thiết lập các kênh thông tin để ghi nhận các ý kiến đóng góp chương trình để kịp thời cập nhật bổ sung chương trình đào tạo, gắn kết với nhu cầu xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU VIỆT NAM
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2007), Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục trường cao đẳng.
2. Trần Đình Mai (2009), Mối quan hệ giữa Nhà trường, sinh viên với nhu cầu xã hội tại đại học Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng
3. Đỗ Nghiêm Thanh Phương (2009), Đánh giá mức độ đáp ứng về
kiến thức, kỹ năng và thái độ của cử nhân giáo dục đặc biệt- trường Đại học sư phạm Hà Nội với yêu cầu thị trường lao động” .
4. PGS.TS Ngô Doãn Đãi- Đại học quốc gia Hà Nội, Kiểm định chương trình đào tạo ở Việt Nam.
5. Vũ Trí Toàn- Đại học Bách khoa Hà Nội (2009),Nghiên cứu về
chất lượng đào tạo của Khoa Kinh tế và quản lý theo mô hình chất lượng dịch vụ (Servqual)
6. GS, TS Hoàng Văn Châu- Viện khoa học nghiên cứu nhân tài nhân lực, 2009. Phát triển nguồn nhân lực phát triển cao cho hội nhập kinh tế quốc tế- Vấn đề cấp bách sau khủng hoảng.
7. PGS, TS Thái Bá Cần- Đại học sư phạm kỹ thuật (2004), Trình độ
công nghệ trong sản xuất công nghiệp và tính thích ứng của chương trình
đào tạo, Tài liệu Hội thảo giáo dục và tạo đại học, cao đẳng- Đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự phát triển công nghệ thành phố Hồ Chí Minh
8. PGS, TS Nguyễn Văn Tài, Nghiên cứu một số yếu tố kinh tế xã hội tác động hoạt động học tập và định hướng việc làm của sau khi tốt nghiệp của sinh viên đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
9. TS Nguyễn Kim Oanh- ĐH Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (2008), Từ hiện trạng công tác đào tạo nghiệp vụ giáo viên đến hiện trạng thực tập của giáo sinh..
10. Tài liệu hội thảo Trường Đại học Nông lâm về đào tạo, nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu xã hội, 2010
11. PGS.TS Phạm Xuân Hậu - Viện Nghiên cứu Giáo dục, (2009),
Xây dựng chuẩn kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm tại trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh.
12. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu SPSS, Nhà xuất bản thống kê
13. Hội thảo quốc gia “Đào tạo nhân lực tài chính- ngân hàng theo nhu cầu xã hội”.
14. Đoàn Gia Dũng, Các nhân tố tác động đến khuynh hướng thay
đổi nguồn nhân lực.
15. Ngô Thị Thanh Tùng (2009), Nghiên cứu đánh giá mức độ đáp
ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế giai đoạn 2000- 2005 thông qua ý kiến người sử dụng lao động của một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
16. Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền, Nguyễn Thị Hồng Lộc, Quách Hồng Ngân (2011), Đánh giá khả năng thích ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch ởđồng bằng sông Cửu Long
17. Trần Khánh Đức, ĐHQG Hà Nội, Phát triển chương trình đào tạo.
18. Kỷ yếu xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho các trường sư phạm Việt Nam, Viện nghiên cứu giáo dục, Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI
19. Tài liệu hội thảo của Tổ chức Gusus Academy ,Lập nghiệp trong ngành tài chính: Cơ hội và thách thức.
20. Tài liệu của trang Pumev. Gov, Professional adaptation of nurse as a factor influencing the efficiency of medical care for hospitalised patient.
21. Richard Tapia, Cynthia Lanius, Baine Alexander, Factors that Influence Science and Engineering Graduate Student Diversity:Results of a Rice Faculty Survey.
22. Gholam Kibria, (E-mail: gkibria@desu.edu), Delaware State University, Professional and Legal Challenges of Teaching Students with Disabilities in Postsecondary Education.
23 N. Aranya, J. Pollock and J. Amernic, (2002), Faculty of Management, Tel-Aviv University, Israel University of Toronto, Canada,
An examination of professional Commitment in public accounting, 24. Michele Herrmann, March 2009, Acts of Adaptation .
25. Herminia Ibarra, (2000), Provisional Selves: Experimenting With Image and Identity in Professional Adaptation.
26. Kevin Lowden, Stuart Hall, Dr Dely Elliot and Jon lewin, (2011), Employer's perceptions of the employability skills of new graduates.
27. Koo Yew Lie, Vincent Pang, Fadhil Mansur, Employer Perceptions on Graduate literacies in Highter Eduacation in Relation to the Workplace
28. Haeil Jung and Maureen A. Pirog, (2009), Evaluating Job Training programs: What have we learned?, School of Public and Environmental Affairs Indiana University Boloomington.
PHỤ LỤC
PHIẾU PHỎNG VẤN NHÀ TUYỂN DỤNG
Kính gửi:………..
Để có được những thông tin đóng góp về chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Kinh tế- tài chính Vĩnh Long. Nhà trường gởi đến quý đơn vị phiếu hỏi ý kiến. Xin quý đơn vị vui lòng đóng góp ý kiến vào chỗ trống. Xin chân thành cám ơn!
Câu hỏi 1. Theo Ông/Bà đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp trường Cao đẳng Kinh tế- Tài chính Vĩnh Long đang công tác tại đơn vị như thế nào?
……… ……… ……… ………
Câu hỏi 2. Theo Ông/Bà, để nâng cao chất lượng nói chung tại trường Cao đẳng Kinh tế- Tài chính Vĩnh Long và để đáp ứng nhu cầu đào tạo của xã hội, Nhà trường cần phải làm gì và sinh viên được đào tạo cần phải bổ sung thêm kiến thức và kỹ năng nào?
.……… ………
Câu hỏi 3: Theo Ông/Bà đánh giá về kiến thức, kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp trường Cao đẳng Kinh tế- Tài chính Vĩnh Long đang công tác tại đơn vị.
……… ……… ……… ………Câu hỏi 4: Theo Ông/ Bà kiến thức và kỹ năng nào là cần thiết cho công việc của Sinh viên tốt nghiệp ngành tài chính- hệ cao đẳng?
……… ……… ………
Xin Ông/Bà vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân: 1. Trình độ:
2. Chức vụ:
3. Lĩnh vực phụ trách: 4. Thâm niên công tác:
5. Số nhân viên- nguyên là sinh viên tốt nghiệp trường Cao đẳng Kinh tế- tài chính Vĩnh Long đang công tác tại đơn vị
UBND TỈNH VĨNH LONG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ- TÀI CHÍNH VĨNH LONG
Nhằm thu thập ý kiến đóng góp của sinh viên tốt nghiệp để đánh giá đúng mức độ thích ứng sản phẩm đào tạo của Trường đại học với nhu cầu của thị trường lao động, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập tại trường Cao đẳng Kinh tế- Tài chính Vĩnh Long . Nhà trường gửi đến các Anh/Chị phiếu lấy ý kiến này với mong muốn được Anh/Chị đưa ra ý kiến chân thành bằng cách tô kín ô trả lời hoặc ghi vào chỗ chừa sẵn.
Chúng tôi xin đảm bảo các câu trả lời sẽ được giữ kín, chúng tôi chỉ công bố kết quả tổng hợp trong bản báo cáo của nhà trường.
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Anh/Chị.
PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Mã sinh viên: 2. Họ và tên:
3. Giới tính: Năm sinh:
PHẦN 2: THÔNG TIN VỀ VIỆC LÀM
4. Công việc của Anh/Chị có phù hợp với chuyên ngành học ¡1. Không phù hợp ¡2. Ít Phù hợp ¡3. Bình thường ¡4. Phù hợp ¡5. Rất phù hợp 5. Tỷ lệ thay đổi nơi
làm việc của Anh/Chị
¡1. Chưa thay đổi lần nào ¡2. Thay đổi 1 lần ¡3. Thay đổi 2 lần ¡4. Thay đổi 3 lần ¡5. Thay đổi từ hơn 4 lần 6. Anh/Chị đang làm việc trong thành phần kinh tế nào ¡1. Cơ quan nhà nước ¡2. Công ty TNHH /Cổ phần ¡3. Doanh nghiệp tư nhân ¡ 4. Tổ chức nước ngoài ¡ 5. Kinh tế hộ cá thể
PHẦN 3: TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG VỚI ĐÒI HỎI CỦA CÔNG VIỆC
Đánh chữ X vào cột chọn tương ứng