Mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ đáp ứng đòi hỏi thị trường lao động của chương trình đào tạo bậc cao đẳng ngành Tài chính ngân hàng Nghiên cứu trường hợp Trường Cao đẳng Kinh t16374220150227 (Trang 37)

8. Phạm vi khảo sát

1.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Dựa trên mô hình xem xét sự hài lòng của khách hàng (Nhà tuyển dụng) “Kỳ vọng - Xác nhận” của Oliver (1980) với hai quá trình nhỏ có tác động độc lập đến sự hài lòng của khách hàng (Nhà tuyển dụng) là sự kỳ vọng về sản phẩm đào tạo trước khi tuyển dụng (yêu cầu tuyển dụng) và cảm nhận về sản phẩm đào tạo sau khi tuyển dụng, nghiên cứu nhận thức: sự hài lòng của nhà tuyển dụng là quá trình trước hết, Nhà tuyển dụng hình thành trong suy nghĩ của mình những kỳ vọng về những yếu tố cấu thành nên chất lượng của sản phẩm đào tạo mà cơ sở đào tạo có thể mang lại cho họ trước khi các Nhà tuyển dụng quyết định tuyển dụng. Sau đó, việc tuyển dụng và sử dụng sản phẩm đào tạo đóng góp vào niềm tin của Nhà tuyển dụng về hiệu quả thực sự của sản phẩm đào tạo mà họ có thể cảm nhận được là đáp ứng hay không đáp ứng được nhu cầu lao động của họ. Khách hàng sau đó sẽ so sánh hiệu quả mà dịch vụ này mang lại giữa những gì mà họ kỳ vọng trước khi tuyển dụng và những gì mà họ đã nhìn nhận đáp ứng hay không đáp ứng được sau khi đã tuyển dụng. Sự hài lòng của nhà tuyển dụng chính là kết quả của sự so sánh này và sẽ có ba trường hợp: Kỳ vọng của nhà tuyển dụng là (a) được xác nhận nếu hiệu quả của sản phẩm đào tạo đó hoàn toàn trùng với kỳ vọng của nhà tuyển dụng; (b) sẽ thất vọng nếu hiệu quả sản phẩm đào tạo không phù hợp với kỳ vọng/mong đợi của nhà tuyển dụng; (c) sẽ hài lòng nếu như những gì họ đã cảm nhận và trải nghiệm sau khi đã sử dụng sản phẩm đào tạo vượt quá những gì mà họ mong đợi và kỳ vọng trước khi tuyển dụng. Ngoài ra đề tài căn cứ vào những vấn đề lý thuyết về chương trình và phát triển chương trình đào tạo,

sự đáp ứng của thị trường lao động, và dựa vào những chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, thái độ của CTĐT ngành TCNH của Trường CĐKTTCVL, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu, như sau:

Hình 1.2. Mô hình nghiên cứu

Thái độ

Thái độđối với công việc

Thái độ trong quan hệ

Kỹ năng

Phân tích, đánh giá, tin học Giao tiếp, thuyết trình, làm việc độc lập, làm việc nhóm Nội dung chương trình Đội ngũ giảng viên Nguồn lực học tập Cơ sở vật chất Cải tiến chương trình Kiến thức Kiến thức chung: Tài chính, tiền tệ, ngân hàng Kiến thức chuyên sâu: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Thẩm định tín dụng, Tài chính, Nghiệp vụ kho quỹ

Mục tiêu chương trình đào tạo

Đòi hỏi của nhà tuyển dụng

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1 Giới thiệu về chương trình đào tạo ngành Tài chính- Ngân hàng của Trường CĐ KTTC VL

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ đáp ứng đòi hỏi thị trường lao động của chương trình đào tạo bậc cao đẳng ngành Tài chính ngân hàng Nghiên cứu trường hợp Trường Cao đẳng Kinh t16374220150227 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)