III: Sản xuất quảng cáo trên radio.
4. Phát huy ưu thế, khắc phục hạn chế của báo phát thanh trong bối cảnh hiện nay
trong bối cảnh hiện nay
Trong bối cảnh bùng nổ các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay, muốn có chỗ đứng của mình, phát thanh cần phải phát huy tối đa những ưu thế của mình để vượt lên trong việc cung cấp thông tin nhanh, chính xác với một phưong thức sinh động, gần gũi với công chúng.
Về nội dung: Những người làm phát thanh cần tập trung đầu tư nhiều hơn nữa vào
nội dung các chương trình phát thanh; nâng cao chất lượng nội dung, hình thức và cách thể hiện các chương trình theo hướng mới mẻ, hấp dẫn, thân mật, gần gũi và bổ ích; bám sát thị hiếu, các mối quan tâm của người dân; giúp cho thính giả luôn được tiếp cận với những thông tin mới mẻ, hấp dẫn, lôi cuốn nhất...
Một chương trình phát thanh hiện đại cần phải có nội dung mới, sự kiện nóng hổi, tức thì, kết hợp hài hòa giữa thông tin và yếu tố giải trí, đồng thời có định hướng dư luận và định hướng thẩm mỹ; được phát sóng trong chương trình và khung giờ phù hợp với đối tượng công chúng; phương thức truyền tin nhanh gọn (như phát thanh trực tiếp); ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, diễn đạt phổ thông; giọng đọc phù hợp với chương trình và thính giả; khai thác, sử dụng tốt các yếu tố bổ trợ cho giọng nói (âm nhạc, tiếng động) một cách hiệu quả.
Về việc tăng cường tính chất đa phương tiện, các đài địa phương nếu có điều kiện
về kỹ thuật và tài chính, có thể đề nghị mở thêm một kênh “phát thanh có hình” nhằm hạn chế tối đa nhược điểm cơ bản nhất của phát thanh là “chỉ có âm thanh để diễn đạt”.
Mỗi đài phát thanh nên xây dựng một website trên mạng để hỗ trợ cho các chương trình phát thanh. Website cũng là một thư viện online, giúp công chúng phát thanh tra cứu tư liệu khi cần thiết.
Về phương diện kỹ thuật, các đài phát thanh trung ương và địa phương nên đổi
mới, hiện đại hóa kỹ thuật nhằm giúp tiết kiệm thời gian cho quá trình xử lý, biên tập thông tin, giúp thông tin nhanh chóng được đến với công chúng.
Việc đưa ứng dụng kĩ thuật số vào các khâu (trang bị phương tiện tác nghiệp cho phóng viên, xử lí, dựng các tác phẩm hoàn chỉnh, truyền phát sóng…) sẽ giúp cho đài phát thanh mở rộng diện phủ sóng, nâng cao chất lượng âm thanh và giúp cho quá trình truyền tin không bị gián đoạn.
Về nhân lực: cần nhanh chóng đổi mới và bổ sung nguồn nhân lực làm phát thanh,
vì đây chính là yếu tố quyết định giúp cho các chương trình phát thanh trở nên hấp dẫn, lôi cuốn hơn. Các đài phát thanh nên có chính sách “cầu hiền” để thu hút được nhiều tài năng nhằm sáng tạo được nhiều hơn những chương trình mới mẻ, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu công chúng hiện đại.
Về phương thức thông tin, trước hết cần tăng cường số lượng và thời lượng các
chương trình phát thanh trực tiếp, coi đó là vũ khí cạnh tranh của báo phát thanh. Đồng thời, cần chú trọng các chương trình “phát thanh mở”, phát thanh thực tế, phát thanh tương tác để tăng cường vai trò và sự tham gia trực tiếp của công chúng thính giả vào chương trình.
Trong một chương trình phát thanh theo phương thức hiện đại, thính giả có thể tham gia trực tiếp vào nội dung chương trình (thể hiện qua các vai trò: người cung cấp thông tin, người tham gia, người đưa câu hỏi, người kể chuyện…). Lợi ích mà chương trình phát thanh hiện đại mang lại là thông tin chân thực, khách quan từ công chúng; nguồn tin đa dạng; chương trình phong phú, có yếu tố bất ngờ; có khả năng thu hút đông đảo thính giả, đặc biệt những người quan tâm và mong muốn được tham gia vào chương trình.
Theo tác giả Phương Quang ở Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Sóc Trăng), từ ngày 10-4-2007, tại Đài này đã thực hiện phương thức “phát thanh có hình” trên cơ sở những kinh nghiệm của quá trình làm phát thanh trực tiếp từ nhiều năm trước. Đến tháng 10-2008, Đài Sóc Trăng đã thực hiện được hơn 50 chương trình phát thanh có hình và khẳng định đó là một trong những “lợi thế” của Đài Đài Phát thanh và Truyền hình địa phương. Có thể coi những kết quả treenb đây của Đài Sóc Trăng là một bằng chứng cho thấy khả năng thích ứng mạnh mẽ của phát thanh trong bối cảnh của đời sống báo chí, truyền thông hiện đại.
Tất nhiên để thực hiện được các chương trình phát thanh mở, phát thanh tương tác, phát thanh thực tế và nhất là phát thanh có hình, đòi hỏi không chỉ về thiết bị kỹ thuật hiện đại mà còn phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng của những người làm chương trình và tính chuyên nghiệp của ekip thực hiện.
ThS. Nguyễn Lan Phương Đài Tiếng nói Việt Nam