III. Kết quả khảo sát.
3. Sắc thái thể hiện tác phẩm.
3.2. Sắc thái thể hiện qua nội dung tác phẩm.
Yếu tố nội dung cơ bản nhất làm nổi bật sắc thái thể hiện tác phẩm chính luận là mặt kết cấu tác phẩm. Qua khảo sát các tác phẩm chính luận trên bốn sản phẩm báo chí đã chọn cho thấy: ở cả 4 sản phẩm báo chí này, các tác phẩm chính luận đều có kết cấu tác phẩm chia làm 3 phần. Hệ thống các luận điểm và luận cứ rõ ràng, có tính lôgíc cao, lập luận chặt chẽ và hấp dẫn. Trong đó luận điểm là các ý khái quát của bài, có nhiều luận điểm trong cùng một tác phẩm. Trong luận điểm có nhiều luận cứ được đưa ra nhằm làm rõ ý của luận điểm. Cả luận điểm và luận cứ đều tập trung làm sáng tỏ chủ đề tác phẩm.
Trong bài Chuyên luận “Bình đẳng giới - cuộc đấu tranh lâu dài của nhân loại” in trên Tạp chí Cộng sản, số 5 tháng 3/2004 tác giả Vũ Công Giao đã kiến trúc tác phẩm bằng những luận điểm và luận cứ sau:
- Luận điểm 1: Bình đẳng giới - Từ hình thức đến thực chất. + Luận cứ 1: Quan niệm thứ nhất
+ Luận cứ 2: Quan niệm thứ hai + Luận cứ 3: Quan niệm thứ ba
- Luận điểm 2: Bình đẳng giới trong thế kỷ XXI – những thuận lợi và thách thức.
+ Luận cứ 1: Trên lĩnh vực kinh tế + Luận cứ 2: Trên lĩnh vực chính trị
+ Luận cứ 3: Trên lĩnh vực văn hoá, xã hội
- Luận điểm 3: Việt Nam hướng tới sự bình đẳng nam nữ thực sự. + Luận cứ 1: Là một trong những mục tiêu cơ bản được đặt ra trong văn kiện đầu tiên của ĐCS Việt Nam.
+ Luận cứ 2: Qua thực tiễn đất nước ta.
Tính chất của tác phẩm chính luận báo chí là thông tin sự kiện bằng lí lẽ, chính đặc điểm này làm nên thế mạnh của loại thể. Khi đọc các tác phẩm báo chí đặc biệt là các tác phẩm chính luận, người đọc luôn có biểu hiện tâm lí đi từ chỗ: nắm bắt nội dung thông tin đến hiểu rồi tin vào nó và cuối cùng là điều chỉnh hành vi cá nhân theo hướng tích cực mà bài báo mong đợi. Hệ thống các luận điểm và luận cứ trong tác phẩm là để tác động vào quá trình tâm lí tiếp nhận của bạn đọc. Khi các luận điểm và luận cứ chính xác, được sắp xếp một cách khoa học và có khả năng làm sáng tỏ vấn đề hiệu quả nhất nó sẽ có sức thuyết phục rất lớn đối với công chúng. Đây là đặc trưng mà khi tiếp xúc với tác phẩm người đọc sẽ lưu lại những tình cảm tích cực hoặc tiêu cực về chất lượng tác phẩm trong suốt quá trình nhận thức sau này. Ví dụ: Bài xã luận “Giáo dục lí tưởng cách mạng cho thanh niên” đặt ra mục đích và
nhiệm vụ ngay từ nhan đề tác phẩm. Đây là một đường lối chỉ đạo hoạt động thực tiễn, rất dễ gây ức chế người đọc (đặc biệt là lớp thanh niên - đối tượng chính của nhệm vụ trên), nếu cứ hô hào và giao nhiệm vụ theo kiểu: thanh niên phải thế này, thế kia thì chắc chắn bài xã luận coi như thất bại. Tuy nhiên, trong bài viết này, người viết đã rất khôn khéo khi đánh vào tâm lí tự hào thế hệ, tâm lí thích được xã hội coi trọng và nhìn nhận năng lực của thanh niên với hệ thống các luận điểm và luận cứ được sắp xếp rất trình tự, lôgíc. Cụ thể:
Luận đề: Giáo dục lí tưởng cho thanh niên.
- Luận điểm 1: Nhân kỷ niệm 73 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, ôn lại truyền thống vẻ vang của thanh niên Việt Nam.
+ Luận cứ 1: Lý tưởng cách mạng cao đẹp và những nhân vật anh hùng hy sinh vì lí tưởng đó.
+ Luận cứ 2: Các thế hệ thanh niên nối tiếp nhau lên đường cứu nước suốt 30 năm chiến tranh.
+ Luận cứ 3: Sau khi nước nhà đọc lập và truyền thống thanh niên vẻ vang vẫn đượ phát huy trên nhiều lĩnh vực.
- Luận điểm 2: Sự nghiệp đổi mới của đất nước và nhiệm vụ đặt ra với thanh niên.
Kết luận: Tính tất yếu phải giáo dục lí tưởng cho thanh niên, và cách thức giáo dục phù hợp nhất.
Như vậy, khi đọc bài xã luận chỉ đạo hoạt động này, thanh niên Việt Nam cảm nhận được quyền lợi và nghĩa vụ của họ trong việc học tập lí tưởng cách mạng mà không hề bị gò Ðp. Chính hệ thống luận điểm và luận cứ đúng đắn, khôn khéo được sắp xếp khoa học đã tạo nên sự thành công của bài viết. Các luận điểm và luận cứ này có thể sắp xếp theo nhiều cách: Diễn dịch, quy nạp, tổng hợp, phân tích...Mỗi cách sắp xếp này lại mang sắc thái biểu đạt
riêng cho tác phẩm. Khi sắp xếp đạt hiệu quả cao nhất thì sắc thái thể hiện của tác phẩm chính luận cũng rõ nhất.
Từ đó có thể kết luận rằng: sắc thái thể hiện của chính luận nằm trong việc trình bày các luận điểm và luận cứ của tác phẩm.
Trong nội dung tác phẩm, chủ đề và đề tài tác phẩm còng là yếu tố chi phối đến sắc thái thể hiện tác phẩm chính luận. Chủ đề sáng tác của mỗi tờ báo, tạp chí nằm trong kế hoạch đề tài của từng cơ quan báo chí, từ đó cơ quan báo chí có sự phân công công việc tới từng phóng viên, nhà báo trong toà soạn đề đảm bảo số lượng và chất lượng của số báo. Tuy nhiên, cách thức chọn đề tài lại tuỳ thuộc vào từng tác giả, mỗi người lại có ý tưởng khai thác chủ đề ở những khía cạnh khác nhau.
Ví dụ: các số báo và tạp chí trong tháng 4 có chủ đề chung là tập trung phản ánh những sự kiện, vấn đề liên quan đến ngày bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp 25/4 và ngày lễ 30/4 và 1/5 nhưng không báo, tạp chí nào có các bài viết trùng nhau. Tất cả các bài đăng trên 3 tờ báo và 1 tạp chí ngày 30/4 đều hướng về chủ đề của ngày lễ. Cụ thể như: hầu hết các bài viết đăng tải trên báo Quân đội Nhân dân số 15447 ra ngày 30/4/2004 đều hướng về chủ đề ngày lễ của dân tộc. Tuy nhiên, các bài đăng báo không hề có sự trùng lặp về đề tài. Trang 1, báo có các bài : Xã luận “Nguồn động lực to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”, “Sẽ có bất ngờ ở chặng đua quanh hồ Hoàn Kiếm?”, “Tổng kết trao giải cuộc thi tìm hiểu “Âm vang điện Biên” trong quân đội”, mục ngày này năm trước có bài “Hoàn thành công tác chuẩn bị sẵn sàng nổ súng tiêu diệt”...
Lập trường, quan điểm của người viết là biểu hiện của cái tôi tác giả
được ghi dấu đậm nét trong từng tác phẩm, nó kết hợp cùng với các yếu tố khác về mặt nội dung tạo nên sắc thái thể hiện tác phẩm. Khi đứng trước một sự kiện, một vấn đề, mỗi tác giả có quan điểm nhìn nhận khác nhau, cách
khai thác khác nhau và lập trường chính trị khác nhau. Chính sự khác nhau đó là cái riêng của mỗi tác phẩm khi nã ra đời.
Trong bài bình luận “Mỹ – I-ran: Hợp tác hay toan tính?” đăng trên báo Quân đội Nhân dân số 15445, ra ngày 28/4/2004, tác giả Linh An đã thể hiện rõ lập trường, quan điểm của mình trước mối quan hệ của hai nước.
• Đầu đề tác phẩm là một câu hỏi thể hiện sự nghi vấn của tác giả về mối quan hệ này. Phần nội dung tác phẩm, tác giả đa ra những những luận điểm và luận cứ được thu thập từ tình hình thời sự thực tế để trả lời cho câu hỏi dặt ra ở tít bài.
• Trong phần sapô, tác giả đã thể hiện rõ quan điểm của mình bằng nhận định: “Cơn sóng gió trong mối quan hệ giữa Mỹ và I-ran mới chỉ tạm thời lắng xuống và chưa báo hiệu một kết cục khả quan lâu dài.”
• Trong phần nội dung, tác giả đưa ra một loạt các nhận định chủ quan dựa trên lập trường chính trị của bản thân như: “Người ta không khỏi ngạc nhiên trước bước khởi đầu mới đầy bất ngờ này bởi từ trước đến nay trong con mắt của Oa-sinh-tơn, I-ran luôn được xếp vào một trong 3 nước thuộc “trục ác quỷ”, cùng với I-rắc và CHDCND Triều Tiên.”, “Vậy mà giờ đây, gió lại đổi chiều khi chính quyền Tổng thống Mỹ Bu-sơ buộc phải nén lại những bất đồng để nhờ cậy vai trò của I-ran để tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng an ninh ở I-rắc mà Mỹ đang sa lầy ngày càng nghiêm trọng”, “Do vậy, vị thế của I-ran hiển nhiên đã trở thành nước cờ chiến lược của Oa-sinh-tơn dù có phải hạ mình”.
• Phần kết luận tác giả nêu quan điểm: “Nước cờ xuống thang đầy bất ngờ đối với I-ran cho thấy thế bế tắc của Oa-sinh-tơn trong việc giải quyết vấn đề I-rắc hiện nay.”
Trong các tác phẩm chính luận báo chí lập trường quan điểm của người viết thể hiện đậm nét, thông qua đó bài viết có được sức mạnh vượt trội về định hướng dư luận và hoạt động xã hội so với các loại thể khác. Sắc thái thể hiện của các tác phẩm chính luận chịu sự chi phối bởi nhân tố này.
Tiến hành phân tích hai bài bình luận về cùng một sự kiện về mối quan hệ giữa Mỹ và EU đăng trên tạp chÝ Cộng sản (trang 73 – 77) sè 4, ra tháng 2/2004 và báo Nhân dân (trang 4) sè ra ngày 31/1/2004, ta thấy có sự khác biệt trong sắc thái thể hiện.
Giống nhau:
- Cùng chọn thể loại bình luận để bình về một sự kiện gây xôn xao dư luận thế giới, đó là mối quan hệ đang bị rạn nứt giữa Mỹ và EU. - Cùng có kết cấu 3 phần rõ ràng: đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết
thúc vấn đề.
- Các lí lẽ đều được sắp xếp theo mô hình diễn dịch.
- Luận đề đều tập trung thể hiện khái quát nhất nội dung chính của sự kiện bình luận là: mối quan hệ có sự rạn nứt, có biểu hiện chuyển từ đồng minh thành đối đầu.
- Các luận cứ đều tập trung làm sáng tỏ luận đề nêu trên. Khác nhau về sắc thái thể hiện:
- Về hình thức tít, báo Nhân dân là một câu khẳng định: “Mỹ – EU: bất đồng và mâu thuẫn về nhiều vÊn đề.”, còn tạp chí Cộng sản lại thể hiện dưới hình thức một câu hỏi: “Mỹ – EU: Từ đồng minh trở thành đối thủ?”.
- Về hệ thống luận điểm, Báo nhân dân đi trực tiếp vào vấn đề qua các luận điểm sau:
+ Luận điểm 1: Mâu thuẫn giữa Mỹ và EU về các vấn đề đối ngoại. + Luận điểm 2: Tranh chấp thương mại giữa Mỹ và EU.
Các luận điểm trên nhằm chứng minh cho sự rạn nứt mối quan hệ giữa Mỹ và EU. Đây cũng là quan điểm của người viết về các nguyên nhân gây suy giảm mối quan hệ của hai thế lực vốn dĩ là đồng minh của nhau từ trước đến giờ.
Trong khi đó tạp chí Cộng sản lại cho rằng nguyên nhân rạn nứt mối quan hệ này là do các yếu tố được thể hiện trong các luận điểm sau:
+ Luận điểm 1: Nguyên nhân sâu xa của sự chia rẽ.
Luận cứ 1: tính chất lịch sử và đặc điểm văn hoá của mỗi bên. Luận cứ 2: đặc điểm kinh tế hai bên.
Luận cứ 3: Sau “Chiến tranh lạnh” các đời tổng thông Mỹ luôn có ý tưởng xây dựng trật tự thế giới đơn cực.
Luận cứ 4: Sự chênh lệch lớn về thực lực giữa Mỹ và EU sau “Chiến tranh lạnh”.
+ Luận điểm 2: Mâu thuẫn giữa Mỹ và EU sau “sự kiện ngày 11/9/2001”.
+ Luận điểm 3: tác động của mâu thuẫn tới Liên minh Đại tây dương. Như vây, từ nội dung cho đến hình thức 2 tác phẩm đều có những điểm khác nhau do các yếu tố: phong cách tác giả, tôn chỉ mục đích và nhóm công chúng đối tượng của tờ báo là khác nhau. Cùng bình luận về một sự kiện song đọc mỗi tác phẩm người đọc lại tiếp nhận được các góc độ thông tin khác nhau với sắc thái thể hiện thái độ, tình cảm và quan điểm lập trường của người viết khác nhau. Tạp chí Cộng sản hướng tới những người đọc là các nhà lí luận, những người có trình độ am hiểu cao...cho nên về nội dung thông tin và dung lượng bài viết cũng như ngôn từ của tác phẩm không thể giống như báo Nhân dân viết cho quảng đại quần chúng với trình độ lí luận và nhận thức không đồng đều nhau cùng đọc được.
Qua việc so sánh hai tác phẩm tiêu biểu trên cho thấy, có rất nhiều yếu tố tạo nên những điểm chung và những điểm khác biệt về sắc thái thể hiện tác
phẩm chính luận trên báo in. Những biểu hiện về sắc thái thể hiện tác phẩm vừa dễ nhận thấy, song đôi khi nã Èn trong từng chi tiết nhỏ của tác phẩm mà chỉ có nhưng người hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực báo chí mới có thể nhận thấy được.
Từ kết quả khảo sát chúng tôi đi đến nhận định:
Sắc thái thể hiện tác phẩm chính luận báo chí trên báo in là tổng hoà các yếu tố về mặt nội dung và hình thức tác phẩm. Đó là những yếu tố làm nên đặc điểm về thể loại và làm nên sức cuốn hút riền của loại thể này đối với công chúng. Lâu nay chóng ta vẫn quen gọi cái riêng của từng thể loại là phong cách thể hiện tác phẩm, song theo ý kiến chủ quan của chúng tôi trong khoá luận này là cần phải dùng thuật ngữ sắc thái thể hiện tác phẩm chính luận mới thấy hết những đặc tính tinh vi của loại thể. Thông qua đó mới thấy hết cái hay, cái đặc sắc và khác biệt giữa bản thân các thể loại trong loại thể chính luận nói riêng và sự khác biệt giữa loại thể này với loại thể khác.
Sắc thái thể hiện tác phẩm chính luận không phải là một hình thái cụ thể nào trong hoạt động báo chí, mà chúng ta có thể chỉ mặt gọi tên ngay khi đọc tác phẩm. Nó nằm rải rác trong toàn bộ tác phẩm từ chi tiết nhỏ nhất cho đến nội dung bao quát toàn tác phẩm, từ các cấu trúc về mặt hình thức cho đến từng biểu hiện nhỏ của cấu trúc đó.
Nói đến sắc thái thể hiện là nói đến cái tinh tuý, đặc sắc nhất được cô đọng trong tác phẩm. Khi bài viết thành công cũng đồng nghĩa nó đã thể hiện một sắc thái rất đặc biệt, mà người đọc nào cũng cảm nhận thấy một điều gì đó từ tác phẩm đem lại, hay sức hấp dẫn, thu hút của tác phẩm. Sắc thái thể hiện tác phẩm không có một mô hình cố định cho quá trình sáng tạo tác phẩm chính luận. Do vây, để đạt đến độ thành công các tác giả chính luận phải có sự rèn luyện thường xuyên, đặc biệt là phải có các tố chất nhạy cảm nghề nghiệp đối với thể loại này. Vì vậy, rèn luyện kỹ năng viết chính luận là công
việc rất nên làm đối với đội ngũ những người làm báo. Không nên thấy nó gai góc, khô khan mà lảng tránh hoặc từ chối thử tay nghề khi có cơ hội.
Khi nghiên cứu tác phẩm chính luận chúng tôi luôn cố gắng chỉ ra được gần hết các yếu tố chi phối cũng như làm nên sắc thái thể hiện tác phẩm. Tuy nhiên, sắc thái thể hiện bao gồm cả những điểm hết sức cụ thể và những điểm hết sức tinh vi thể hiện trong từng tác phẩm, từng tờ báo hay tạp chí trong từng thời điểm khác nhau. Do vậy, quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu xót mà người viết rất mong được các thầy cô giáo chỉ bảo thêm, đồng thời các bạn quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu này sẽ tiếp