Các tác giả chính luận của từng báo, tạp chí.

Một phần của tài liệu tiêu luận Nguyên tắc tính nhân dân của báo chí – lý luận và thực tiễn (Trang 25)

III. Kết quả khảo sát.

2. Các tác giả chính luận của từng báo, tạp chí.

Báo Nhân dân là cơ quan trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Các tác giả viết chính luận của báo Nhân dân đều tuân thủ và phản ánh nội dung thông tin theo đúng tôn chỉ mục đích đó. Báo đã phát huy vai trò, sứ mệnh lịch sử của mình đối với Nhân dân và đất nước trong từng số báo. Trong từng thời điểm cụ thể, từng hoàn cảnh, báo đều ra những bài xã luận chỉ đạo thực tiễn hoạt động rất kịp thời. Phải nói rằng, đội ngũ viết các tác phẩm xã luận của báo Nhân dân khái xuất sắc. Ngòi bút của họ sắc sảo và luôn thể hiện giọng điệu phù hợp, linh hoạt, mềm dẻo và câu từ chắc chắn.

Báo có đội ngũ tác giả viết chuyên luận khá đông đảo như: Trần Kinh Tế, Hồng Cầm, Thanh Trà, Minh Dũng, Thế Gia, Hồng Hạnh, Vũ mai Hoàng, Lê Hoàng...Báo có đặc điểm trình bày các bài bình luận thường không đề tên tác giả cụ thể nên khi khảo sát, chúng tôi rất khó tìm ra những cây viết bình luận tiêu biểu. Đội ngũ viết phiếm luận chủ yếu là từ cộng tác viên. Lực lượng bài viết của báo phần lớn là sử dụng bài của cộng tác viên từ khắp mọi miền đất nước.

Các tác giả chính luận của báo Nhân dân đều có trình độ nhận thức, trình độ chuyên ngành tương đối vững. Khi viết các tác phẩm hiếm khi đọc thấy sai sót. Tuy nhiên, trừ thể loại xã luận, khi đọc các thể loại tác phẩm chính luận khác người đọc thấy chưa thực sự cuốn hút, bài viết còn khô khan, và cứng nhắc. Người đọc có cảm nhận rằng, những bài viết này chỉ dành riêng cho những người có trình độ hiểu biết tương đối rộng và sâu về đời

sống chính trị – xã hội, mà báo Nhân dân lại hướng về bạn đọc mọi đối tượng là nhân dân Việt Nam.

Báo Quân đội Nhân dân Ýt thấy xuất hiện các bài xã luận, điều này xuất phát từ tôn chỉ, mục đích của tờ báo. Báo chỉ ra bài xã luận khi có sự kiện thực sự quan trọng liên quan đến lĩnh vực quân sự , phát triển và an ninh quốc gia.

Báo có đội ngũ viết chính luận khá đông dảo và chất lượng. Đội ngũ tác giả chính luận của báo có sự phân chia lĩnh vực theo sở trường và sở đoản của từng người, hình thành nhóm các tác giả viết về từng lĩnh vực khác nhau như Nguyễn Đức Hiếu, Long Nguyên chuyên viết bình luận thể thao; Đỗ Phú Quý, Mỹ Hạnh, Hồng Kỳ, Đặng Trung, Hoàng Gia Minh, Thanh Tùng chuyên viết bình luận thời sự; Thanh Hằng thường viết các bài bình luận về nghệ thuật; Đỗ Phú Thọ, Hà Nam, Thanh Tú, Việt Phương tập chung viết chuyên luận là chủ yếu...

Nhìn chung, các cây viết đều tạo nên được sắc thái thể hiện chung của tờ báo là trau chuốt về ngôn ngữ, bài viết dễ tiếp nhận, câu từ đơn giản dễ hiểu, phong cách thể hiện phóng khoáng. Từng tác giả đều thể hiện được lập trường, quan điểm và bản lĩnh chính trị của mình.

Trong quá trình khảo sát, người viết thực sự Ên tượng với các tác giả viết chính luận của báo Lao động. Người viết không chỉ Ên tượng bởi số lượng, chất lượng mà còn Ên tượng bởi tính chuyên nghiệp trong phân công công việc theo đúng khẳ năng của các tác giả của cơ quan báo.

Báo có lực lượng tác giả viết bài bình luận thể thao với khả năng thể hiện tác phẩm rất tốt là: Chánh Trinh, Vũ Hùng, Văn Huy, Tùng Linh, Nguyễn Vinh; Bình luận nghệ thuật có: Thuỳ Ân, Trịnh Duy Quang; Viết các bài phiếm luận có: Lý Sinh Sù, Hai Văn Sáu, Huỳnh Dũng Nhân, Trần Lâm, Đỗ Thanh, Chu Minh; Viết chuyên luận: Hạnh Ngân, Thu Trà, Trí Minh, Thế

Hưng...và các tác giả nước ngoài cũng như trong nước chuyên viết bài dành riêng cho báo.

Trong sắc thái thể hiện tác phẩm chính luận của tờ báo, có một đặc điểm mà rất dễ nhận thấy về hình thức trình bày cũng như tác giả thể hiện đó là: Tất cả các số báo đề có chuyên mục Sự kiện và bình luận đặt ở vị trí rất thu hút độc giả ở trang 1. Đây là những sự kiện rất gần gũi với đời sống nhân dân lao động và được 3 tác giả Mạnh Cường, Chu Thượng, Lưu Quang đảm nhiệm. Các tác phẩm này có cách triển khai vấn đề rất dân dã, ngôn ngữ thể hiện gần gũi với ngôn ngữ đời sống, người đọc tiếp nhận với tâm lí nhẹ nhàng.

Chính từ sự phân công chuyên môn này, các tác giả của báo Lao động đã phát huy rất xuất sắc khẳ năng của mình và từ đó tờ báo khẳng định được sắc thái thể hiện các tác phẩm chính luận của mình.

Tạp chí Cộng sản với tôn chỉ mục đích là Cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cho nên các bài viết đăng tải trên tạp chí chiếm trên 80% là các tác phẩm chính luận. Khác với 3 tờ báo trên, đội ngũ tác giả viết chính luận của tạp chí có tính chất đặc biệt về số lượng cũng như về bản thân tác giả.

Tạp chí có cấu trúc thể hiện chương mục tác phẩm rất chi tiết, cụ thể. Chỉ cần nhìn qua phần mục lục sau trang bìa 1 ta có thể thấy từng chuyên mục là một thể loại tác phẩm gắn với thành phần tác giả khác nhau. Qua khảo sát chúng tôi xác định được rằng: Chuyên mục Đưa nghị quyết vào đời sống

thường là các bài xã luận do các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước viết, hoặc chuyên luận đặc biệt; chuyên mục Nghiên cứu – Trao đổi, Hội thảo khoa học – Thực tiễn, Diễn đàn dân chủ ở cơ sở, Thực tiễn kinh nghiệm, Dân số và phát triển thường đăng tải các bài chuyên luận của các nhà nghiên cứu, các chuyên viên, cán bộ chuyên ngành và phóng viên, nhà báo của tạp chí viết; chuyên mục Sinh hoạt tư tưởng đăng tải các bài phiếm luận và chuyên mục

Thế giới: Vấn đề – Sự kiện là các bài bình luận thời sự, các vấn đề của đời sống chính trị – xã hội, chủ yếu là đăng tải các bài bình luận do nhà báo và phóng viên của tạp chí thực hiện.

Vì vậy, đối với những người cộng sản, tạp chí có vai trò như một nguồn tư liệu quan trọng để nghiên cứu và học tập tư tưởng lý luận, chủ trương và chính sách của đảng cùng những kiến thức chuyên ngành quý báu. Sắc thái thể hiện của các tác phẩm chính luận đăng trên tạp chí đều hướng đến độ chuẩn xác và khoa học rất cao, Ýt thể hiện tính quảng đại về đối tượng bạn đọc như các tờ báo trên. Những đọc giả của tạp chí là những người phải có trình độ văn hoá và trình độ lý luận nhất định, vì vậy trong văn phong thể hiện các tác giả không nhất thiết phải diễn đạt theo yêu cầu quảng đại hoá.

Trên đây là đặc điểm về đội ngũ tác giả chính luận của 3 tờ báo và 1 tạp chí mà chúng tôi tiến hành khảo sát. Thông qua việc liệt kê và nhận định về số lượng các tác giả, chúng tôi mong muốn cung cấp danh sách những tác giả chính luận cho những ai quan tâm và những sinh viên khoá sau khi tiến hành nghiên cứu đề tài về các tác giả chính luận báo chí của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời đây cũng là một cơ sở để chúng tôi tiến hành khảo sát tiếp về nội dung và hình thức thể hiện tác phẩm của các tác giả và của từng tờ báo, tạp chí.

Một phần của tài liệu tiêu luận Nguyên tắc tính nhân dân của báo chí – lý luận và thực tiễn (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w