Sắc thái thể hiện qua hình thức tác phẩm.

Một phần của tài liệu tiêu luận Nguyên tắc tính nhân dân của báo chí – lý luận và thực tiễn (Trang 28)

III. Kết quả khảo sát.

3. Sắc thái thể hiện tác phẩm.

3.1. Sắc thái thể hiện qua hình thức tác phẩm.

Như trên đã đề cập, chính luận báo chí là một trong các loại thể của loại hình báo chí lấy phương thức phản ánh bằng việc phân tích, đánh giá, thẩm định các sự kiện, các quá trình của đời sống xã hội làm mục đích. Với đặc tính như vậy, hình thức trình bày, thể hiện của chính luận báo chí yêu cầu

Để làm rõ hơn sắc thái thể hiện của chính luận báo chí chúng tôi tiến hành phân tích từng phần trong cấu trúc tác phẩm để chứng minh quan điểm mình đưa ra.

Thứ nhất, thể loại là yếu tố đầu tiên quy định sắc thái thể hiện của tác phẩm. Khi đứng trước một vấn đề hay một sự kiện, người viết chính luận đóng vai trò bà mô để lựa chọn giới tính (thể loại) sao cho thật phù hợp với đặc tính gien của phôi thai, việc “nặn” sai giới tính là một sai lầm tai hại của bà mụ cũng như mỗi tác giả chọn lùa sai thể loại là dẫn tới sự sụp đổ của đề tài. Mỗi thể loại có sắc thái thể hiện riêng của mình. Điểm dễ nhận thấy nhất là ở hình thức của tác phẩm. Ví dụ như: tác phẩm bình luận thường có độ dài hơn so với tác phẩm phiếm luận, chỉ cần đọc tít của bài phiếm luận là thấy tính châm biếm trong toàn bộ nội dung trong khi đó tính châm biếm chỉ xuất hiện thưa thớt trong bài bình luận.

Tuy nhiên, thể loại chính luận trên từng báo lại có sắc thái thể hiện khác nhau. (Sự khác nhau này do các yếu tố chi phối đến hoạt động báo chí của từng cơ quan báo chí mang lại.) Ví dụ: Các bài chuyên luận đăng trên tạp chí Cộng sản bao giờ cũng có dung lượng dài hơn, mức độ xuất hiện của tất cả thể loại trong loại thể chính luận thường xuyên hơn so với các tờ báo ngày. Trong khi đó, thể loại xã luận lại xuất hiện thường xuyên trên báo Nhân dân (Chỉ trong tháng 3 năm 2004, trên báo Nhân dân có khoảng chục bài xã luận). Các bài xã luận này là những nội dung chỉ đạo hoạt động thực tiễn của Đảng và Nhà nước ta hoặc gắn với từng sự kiện lịch sử cụ thể như: Nhân ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, báo nhân dân ra ngày26/3/2004 có xã luận “Giáo dục lí tưởng cách mạng cho Thanh niên”, nhân dịp tổng bí thư BCH T.Ư Đảng Cộng sản Việt Nam sang thăm nước Cộng hoà Cu - ba, báo ra ngày 7/3/2004 đăng bài xã luận “Tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Cu-ba”.

Mỗi tác giả, mỗi cơ quan báo chí đều có sự định hướng khác nhau trong việc chọn lựa thể loại tác phẩm để thể hiện cùng một vấn đề, một sự kiện trong cùng thời điểm diễn ra. Theo đó, sắc thái tác phẩm chính luận cũng có sự thể hiện khác biệt.

Thứ hai, tít của tác phẩm là dấu hiệu đầu tiên mang biểu hiện về sắc thái thể hiện tác phẩm. Vì sao có hiện tượng, bạn đọc chỉ xem qua tít để chọn thông tin mình quan tâm; hoặc chỉ cần xem qua tít là bạn đọc có thể nhận thấy tính chất thông tin trong tác phẩm là phản ánh hay đưa tin hay bình luận v.v..? Câu trả lời là: Ngay từ tiêu đề tác phẩm (tít tác phẩm) người đọc đã cảm nhận được nội dung thông tin có hấp dẫn mình hay không, tác phẩm này có cung cấp thông tin hay trả lời những thắc mắc cho mình không? Thông qua tiêu đề người đọc nắm được phần nào thái độ, tình cảm, quan điểm của người viết trước một hiện tượng của đời sống xã hội. Và một nguyên nhân nữa thuộc về kỹ năng viết chính luận của các tác giả, đó là việc cài cắm các quan điểm, lập trường, bản lĩnh chính trị có khả năng định hướng trực tiếp cho độc giả ngay khi đọc tít tác phẩm.

Về mặt hình thức, tít các tác phẩm chính luận trên 3 báo và 1tạp chí thường không cố định về dung lượng, nó tuỳ thuộc vào tính chất thông tin trong tác phẩm cũng như khả năng rút tít của tác giả. Nhìn chung, tít chính luận thường sử dụng triệt để các loại câu có sức biểu đạt cao, ngôn từ giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm (câu khẳng định, nghi vấn, cảm thán); người đọc cũng thường gặp các loại tít vận dụng câu thành ngữ, tục ngữ dân gian (dạng này rất được ưa chuộng trên báo Nhân dân và Quân đội Nhân dân); tít theo công thức là loại tít nêu trực tiếp vào vấn đề, đồng thời gắn liền với thái đé, quan điểm của tác giả.

Về mặt nội dung, tít dù ngắn hay dài đều có tính lí luận và có sức biểu cảm mạnh, thu hút bạn đọc trực tiếp vào nội dung chính của tác phẩm.

- Tít là các loại câu như:

+ “Vì họ là bộ đội cụ Hồ”, trang 4 - Báo Nhân dân số 17739, ra ngày 23/2/2004.

+ “Vì sao đường tăng giá?”, trang 8 - Báo Nhân dân, số 17763, ra ngày 18/3/2004.

+ “kịch bản cho Ca - sơ - mia”, trang 4 - Báo Nhân dân, số 17729, ra ngày 13/2/2004.

+ “Cuộc lật đổ ngoạn mục”, trang 4 - Báo Lao động, số 6402 ra ngày 16/3/2004.

- Tít là các câu thành ngữ như:

+ “Cải tổ chính phủ Pháp: Bình mới rượu cũ?”, trang 7 - Báo Quân đội Nhân dân số 15420 ra ngày 3/4/2004.

+ “Khi đầu chưa xuôi...!”, trang 2 - Báo Nhân dân, số 17735, ra ngày 19/2/2004.

+ “Vốn đã Ýt còn chia 5 xẻ 7” trang 2 - Báo Nhân dân, số 17776, ra ngày 31/3/2004.

- Tít nêu trực tiếp vào vấn đề:

+ “Cuộc xung đột sắc tộc ở Cô-xô-vô”, trang 8 - Báo Nhân dân, số 17766, ra ngày 21/3/2004.

+ “Văn học năm 2003 – Thêm một bước đi hướng về phía trước.”, trang 44 - 49, Tạp chí Cộng sản, số 3 ra tháng 2/2004.

+ “Để bản tin thời sự luôn nóng hổi” trang 5 - Báo Lao động, số 6354 ra ngày 8/1/2004.

+ “Chiến tranh Việt Nam: Một cụm từ xin hãy cảnh giác”, trang5, Báo Quân đội Nhân dân, số 15438 ra ngày 21/4/2004.

Trong hình thức tác phẩm, phương tiện diễn đạt bao gồm từ ngữ và

các phương tiện cú pháp cũng là các yếu tố tạo nên sắc thái thể hiện tác

phẩm.

Trong tác phẩm chính luận, các từ ngữ chính trị được sử dụng rất đậm đặc. Đặc điểm của lớp từ ngữ này thể hiện năng lực và trình độ am hiểu tiếng Việt của tác giả viết chính luận là rất uyên thâm. Để mềm hoá các thông tin khô cứng, họ có biệt tài sử dụng các biện pháp tu từ để thể hiện quan điểm và lập trường chính trị của mình trước sự kiện đó. Vì vậy mà khi đọc các tác phẩm chính luận người đọc tiếp nhận được các thông tin chính trị chính xác, song lại không cảm thấy nhàm chán hay khô khan, từ đó có thái độ tình cảm tương ứng. Đây là biểu hiện sinh động của sắc thái thể hiện tác phẩm.

Ta có thể thấy, thông qua hệ thống từ ngữ và các phương tiện cú pháp sắc thái thể hiện từng thể loại tác phẩm khác nhau như thế nào:

Trong bài bình luận sự kiện thể thao, báo Nhân dân ra ngày 1/4/2004 có đoạn:

“Bóng đá Pháp tiếp tục sản sinh ra những ngôi sao lớn kể từ thời của tiền vệ Pla-ti-ni (vô địch châu Âu 1984). Trước khi Pi-rét “phát hoả” ở A-xê- nan, một cầu thủ đá cánh trái người Pháp đã làm bùng nổ sân cỏ nước Anh với những pha đi bóng lắt léo đầy tốc độ và những cú sút tuyệt vời từ cánh trái.”

Bài bình luận “Chiến tranh Việt Nam - Một cụm từ xin hãy cảnh giác” đăng trên báo Quân đội nhân dân, số 15438 ra ngày 21/4/2004 viết:

“...Nhân dân lao động thì rên xiết cùng cực, thiếu niên, thanh niên không hề có tương lai, “Rớt tú tài anh đi trung sĩ, em ở nhà lấy Mỹ nuôi con”, tương lai của tuổi trẻ là quân trường, muốn hay không đều bị ném vào lò lửa của cái gọi là “chiến tranh Việt Nam”. Thanh niên tìm đủ mọi cách để trốn tránh thực tế phũ phàng: “Chiến tranh Việt Nam”.

Nhằm che đậy cho mục đích bẩn thỉu “cướp nước”, lấp liếm mục đích thật “xâm lược” của quân đội trang bị đầy đủ từ chân đến tận răng tới từ nửa bán cầu kia của trái đất, những cái đầu tham lam vô độ muốn làm chủ thế

giới, rất hiếu chiến của Nhà Trắng Mỹ đã nghĩ ra cụm từ Chiến tranh Việt Nam

Bài bình luận có nhan đề: “Mỹ – Iran: Hợp tác hay toan tính?” số 15445 ra ngày 28/4/2004 có đoạn:

“Cuộc nổi dậy của người Si-ai nhiều tuần qua tại “chảo lửa” Pha-lu-gia và Bát-đa đã đẩy lính Mỹ đến bên bờ vực thẳm của sự sợ hãi và hoảng loạn.”

Có thể thấy các từ ngữ giàu hình ảnh được vân dụng phong phó trong hai đoạn trên như: sản sinh ra những ngôi sao lớn, bùng nổ sân cỏ, rên xiết cùng cực, ném vào lò lửa chiến tranh, chảo lửa...

Còng qua hệ thống các từ ngữ ta thấy quan điểm lập trường của người viết được thể hiện sâu sắc như các câu từ: Công bằng mà nói, Ta thấy rằng, nên chăng, chắc chắn, có thể vui mừng nhận thấy rằng...Các kiểu câu mào đầu như vậy xuất hiện ở rất nhiều trên các bài chính luận đăng tải trên các Ên phẩm báo chí nước ta. Vì vậy, người ta nói rằng, chính luận báo chí là một loại thể mà cái tôi tác giả xuất hiện trực tiếp và rất mạnh mẽ.

Bên cạnh ngôn ngữ đậm đặc chất chính trị, loại thể tác phẩm chính luận báo chí còn sử dụng rất nhiều ngôn ngữ của quảng đại quần chúng, ví dụ về bài bình luận trên báo Quân đội Nhân dân ở trên là một điển hình. Ngoài ra thể loại sử dụng ngôn ngữ của quần chúng nhân dân nhiều hơn cả là các tác phẩm phiếm luận.

Bài phiếm luận có nhan đề “Nóng tính”, số 15444 ra ngày 27/4/2004 có đoạn:

“Mỗi khi có ai phê bình đụng chạm đến anh là y như rằng mặt anh đỏ gay đỏ gắt, hơi thở trở nên gấp gáp và người thì nhấp nha nhấp nhổm như ngồi trên đóng lửa.”, “Công bằng mà nói thì ý kiến của anh đa phần là đúng, nhưng lời lẽ cứ đao to búa lớn thế nào.”

Như vậy thông qua ngôn từ ta thấy điểm khác biệt giữa loại thể chính luận so với các loại thể khác đồng thời phân biệt được nét đặc trưng cơ bản

của từng thể loại tác phẩm chính luận như: xã luận, bình luận, phiếm luận, chuyên luận.

Yếu tố cuối cùng của mặt hình thức tác động đến sắc thái thể hiện tác phẩm chính luận là ở giọng điệu và âm hưởng. Qua giọng điệu và âm hưởng người viết chính luận thể hiện được thái độ, tình cảm và quan điểm lập trường của mình.

Ví dô: Trong bài xã luận “Giáo dục lí tưởng cách mạng cho thanh niên”, giọng điệu bài viết rất thiết tha, chân tình và thể hiện sự tôn trọng của tác giả đối với thanh niên:

“Lý tưởng cao đẹp rực cháy trong lòng mỗi thanh niên Việt Nam, thôi thúc họ, trở thành nguồn sức mạnh trên đường kháng chiến, cứu nước. Vì lí tưởng cao đẹp, Tô Vĩnh Diện đã đem thân mình cứu pháo, Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Bế Văn Đàn chôn thân làm giá súng, và bao đồng chí nữa khi ngã xuống vẫn son sắt một niềm tin vào tương lai tươi sáng của Tổ quốc.”

Lối diễn đạt giàu biểu cảm của giọng điệu trên được báo Nhân dân vận dụng rất hiệu quả trong các bài xã luận về chỉ đạo hoạt động thực tiễn hoặc trong các sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.

Một phần của tài liệu tiêu luận Nguyên tắc tính nhân dân của báo chí – lý luận và thực tiễn (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w