Nguyên lý hoạt động: Máy chiết chai được cấu tạo và hoạt động theo nguyên tắc đẳng

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập Chi nhánh công ty Cổ phần bia Sài Gòn-Miền Trung tại Phú Yên (Trang 48)

áp, làm việc hoàn toàn tự động. Máy gồm 44 vòi chiết, mỗi vòi chiết có bộ phận giữ cố định và ống chiết riêng. Chai sau khi ra khỏi máy rửa chai và bàn soi chai sẽ theo băng tải đi vào máy chiết nhờ một vít xoắn., rồi vào đĩa nâng của máy chiết. Quá trình chiết bia vào chai được thực hiện qua các bước:

+ Hút chân không: Nhờ bộ phận cơ cấu cam ở bàn chiết hoạt động nên khi chai vào máy sẽ được giữ chặt. Khi đó van chân không mở ra, không khí trong chai được hút ra ngoài. + Nạp CO2: Sau khi hút chân không, van chân không đóng lại và van ở bầu CO2 mở ra, CO2 từ bầu chứa tràn vào chai. Pnén = 4,5 bar. Đến khi áp suất trong chai và bầu chiết cân bằng thì van chiết sẽ mở ra.

+ Chiết bia vào chai: Khi van chiết mở ra thì bia chảy vào chai. Bia chiết vào chai, Pchiết = 3,2 bar. Trong khi rót bia vào chai, bia vào chiếm chỗ của khí CO2 trong chai, khí CO2

này sẽ thoát ra khỏi chai và chảy về khoảng trống bên trên thùng chứa bia. Nhờ vậy loại trừ được hiện tượng trào bọt khi chiết bia, sự xâm nhập của oxy không khí và loại trừ CO2 bị tiêu hao.

Sau khi bia vào chai, chai bia hạ xuống và theo băng chuyền đi vào máy đóng nắp. Trước khi vào máy đóng nắp, các chai bia sẽ chống sự tiếp xúc không khí với bia bằng cách sử dụng vòi xịt nước vô trùng (t = 78÷800C, P = 2,5bar) để tạo bọt chảy tràn đến miệng chai. Nhờ vậy mà các khí trơ sẽ được đuổi ra ngoài, tránh bia khỏi bị oxy hóa. Sau đó chai bia đi đến máy đóng nắp với công suất tương đương với máy chiết. Nắp chai chuyển từ silo theo băng tải đứng băng nam châm vĩnh cửu và rớt xuống băng tải ngang vận chuyển riêng qua máy đến máy đóng nắp. Các chai bia sau khi được đóng nắp sẽ lần lượt qua 2 vòi xịt nước tự động (hướng vào chai theo 2 phía). Nhằm làm sạch phần dịch bám trên chai, tránh sự tạo thành lớp màng bám do các cặn và vi sinh vật sau này.

CHƯƠNG V. AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNGV.1. AN TOÀN LAO ĐỘNG V.1. AN TOÀN LAO ĐỘNG

Dựa trên văn bản pháp qui của nhà nước về An toàn Lao động (thông tư 14/1998), nhà máy soạn ra qui định về An toàn Lao động kèm bản hướng dẫn thực hiện cho phù hợp với đặc điểm của công ty:

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, công nhân về việc bảo hộ, xem công tác bảo hộ là quyền lợi và nhiệm vụ của mọi người.

- Số người nhận trách nhiệm chuyên trách tuỳ theo từng đơn vị để đảm bảo các khâu được kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy.

- Mạng lưới an toàn vệ sinh do công đoàn quản lý.

- Mỗi phân xưởng thành lập một Đội An toàn Bảo vệ do quản đốc phân xưởng qui định. - Kế hoạch thực hiện công tác bảo hộ của Công ty:

+ Huấn luyện, giáo dục về bảo hộ lao động. + An toàn lao động cho toàn bộ công nhân viên. + Vệ sinh lao động bồi dưỡng hiện vật.

+ Cấp phát các phương tiện lao động và bảo hộ lao động. + Phòng chống cháy nổ, cải thiện môi trường.

Ban bảo hộ thường xuyên kiểm tra theo định kỳ, xử lý nghiêm khắc các trường hợp không tuân thủ theo nội qui về an toàn lao động.

V.2. PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Huấn luyện cho công nhân biết cách sử dụng các thiết bị phòng cháy chữa cháy, kiểm tra nghiêm ngặt việc thực hiện các qui định phòng cháy chữa cháy.

Trang bị các phương tiện phòng cháy chữa cháy như: bình xịt, bơm nước cho công suất lớn, các ống phòng cháy chữa cháy dọc đường.

V.3. XỬ LÝ PHẾ THẢI, NƯỚC THẢI, KHÍ THẢI VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP

Trong quá trình sản xuất bia thường hình thành các sản phẩm phụ hoặc các yếu tố tác động xấu tới môi trường, cần phải được xử lý loại bỏ hoặc tái sử dụng. Các chất thải đó thường là:

- Nước thải và các chất gây ô nhiễm - Bã dịch đường hoá và hoa houblon - Cặn lắng từ quá trình lên men

- Men thừa - Bột trợ lọc - Nhãn bao bì - Mảnh vỡ thuỷ tinh

V.3.1. Xử lý nước thải

Nước thải trong nhà máy bia bao gồm: - Bã bia và bã dịch đường

- Nước rửa thiết bị - Nước thải chứa cặn - Nước thải chứa bã men - Nước thải từ hệ thống CIP - Xút và acid thải từ hệ thống CIP - Nước thải trong phân xưởng chiết

Nhà máy đưa vào hoạt động hệ thống xử lý rồi mới nước thải công nghiệp theo phương pháp sinh học, nước thải sẽ đạt được nước tiêu chuẩn nước thải loại.

Hình V.1. Sơ đồ quy trình xử lý nước thải

Hố gom Bể cân bằng Bể 4B Bể 4A Bể trung gian Bể khử trùng Nước sau xử lý Bể hiếu khí II Bể hiếu khí I

Nước thải sản xuất Bể tự hoại 3

Nguồn nước thải của công ty chia làm 2 loại: Loại có tải lượng ô nhiễm cao như bã hèm, nước men…loại còn lại có tải lượng ô nhiễm nhỏ như nước bơm chân không, nước rửa keg, nước vệ sinh sàn nhà…đều được nhập trung xử lý gọi là nước sản xuất. Còn nước dùng để nhân viên công ty tắm, giặt gọi là nước sinh hoạt. Toàn bộ nước thải từ quá trình sản xuất được loại bỏ tạp chất sơ bộ. Nước thải được đưa qua hệ thống ống dẫn ngầm tập trung tại giếng gom được bơm qua bể cân bằng (bơm hoạt động ở chế độ tự động).

Nước thải được bơm qua bể cân bằng ở trên mặt đất. Tùy pH của nước mà hệ thống sẽ tự động bổ sung sút hay axit. Khi nước thải tại bể cân bằng có pH<6.5 thì sử dụng sút: 6.5- 7.5 nếu nước thải tại bể cân bằng có pH>7.5 thì sử dụng axit để cân bằng trung hòa cho pH<=7.5. Sau khi đạt độ pH của nước từ 6.5-7.5 thì nước thải tại bể cân bằng sẽ được chuyển sảng bể khuấy với lưu lượng 12-18 m3/h (theo công suất bơm) chuyển qua bể khuấy nhờ bơm số 1 hoặc bơm số 2 (hoạt động luân phiên). Hệ thống xử lý nước thải hoạt động ổn định nhất định khi pH của bể khuấy được điều chỉnh dao động trong khoảng 6.5-7.5 tại bể khuấy được bổ sung chất xúc tác và hệ vi sinh vật có trong hệ thống với lượng 0.5kg/1 lần/30 phút cho vào bể khuấy với bùn có chứa vi sinh vật từ bể 4A về bể khuấy.

- Các điểm kiểm soát trong quá trình vận hành: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Vệ sinh bể cân bằng, lượng bùn được đưa sang bể chứa 40m3 bằng bơm hỏa tiển, hàng tuần bơm 2 lần trường hợp bùn tại bể chứa nhiều, đề xuất xe hút bùn thải.

+ COD đầu vào.

+ pH tại bể cân bằng trong khoảng 6.5-7.5.

+ Kiểm soát lượng nước luôn duy trì tại bể trung gian từ vạch 1.3- 1.8 m có đánh dấu trên bể.

+ Lượng bùn (có một lượng vi sinh vật) cho vào bể khuấy qua van trên đường ống thu hồi bùn từ bể 4A (van này mở liên tục trong quá trình vận hành hệ thống góc mở van điều chỉnh phù hợp)

Bể xử lý kị khí làm giảm nồng độ chất hữu cơ có trong nước thải trước khi thải ra môi trường. Nước từ bể khuấy tự chảy sang bể 3a được hệ bơm luân phiên bơm số 3 hoặc bơm số 4 đưa qua bể 4A. Tại đây một phần cặn cơ học được tách ra và cũng là nơi để ổn định cho dòng nước về thành phần dinh dưỡng, tiếp theo tự chảy sang bể trung gian thông qua hệ bơm luân phiên bơm số 5 hoặc bơm số 6 nước được đưa sang phần đáy của bể 4B. Tại đây dưới tác dụng của lớp bùn sinh học thì các thành phần chất hữu cơ trong nước sẽ bị phân hủy bởi các vi sinh vật kị khí tạo ra qua quá trình vận hành hệ thống. Sau đó nước tự chảy (khi có lượng nước mới cấp vào) ra khỏi bể 4B còn có khoảng 20% các chất hữu cơ chưa bị phân hủy hết tiếp tục đưa sang tháp sinh học để phân hủy 10% chất hữu cơ (phần còn lại chuyển sang phân hủy hiếu khí) lượng nước này được đưa từ tháp sinh học sau đó tự chảy sang bể chứa trung gian 40m3 và kết thúc quá trình xử lý kị khí là nước được chứa trong bể.

- Các điểm kiểm soát trong quá trình vận hành:

+ Kiểm soát lượng nước tại bể 3b từ vạch 1.3-1.8 m có đánh đấu trên bể. + pH bể 4A (lấy mẫu đo tại bể trung gian) <=7.0

+ pH bể 4B từ 7.0-7.5

+ Đóng hoàn toàn van trên đường ống xả bùn đến bể khuấy tạm ngưng việc vận hành hệ thống.

+ Trong ca nếu không vận hành thì cuối ca vận hành bơm số 7, để đảo bùn bể 4B trong 1 giờ

Xử lý hiếu khí và nước đầu ra: nước từ bể chứa 40m3 tự chảy sang bể gom và bơm lên tháp hiếu khí. Tại đây được bơm số 8 hoặc bơm số 10 luân phiên tuần hoàn. Trong quá trình xử lý thì không khí được cấp bởi hệ thống nén khí và thổi khí. Kết thúc quá trình nước được đưa sang bể lắng. Đây là quá trình cuối cùng của quá trình xử lý nước thải nhằm loại bỏ các cặn và bùn sinh khối trước khi thải ra cống hòa với lượng nước thải dòng 2 thải ra ngoài. Lượng nước thải ra phải có pH: 5.5-9.0 và COD đầu ra <=80mg/l.

V.3.2. Bã malt và hoa houblon

Bã malt trong đó có nhiều thành phần dinh dưỡng nên được sử dụng làm thức ăn gia súc. Khác với bã malt, bã hoa houblon ít khi người ta thu hồi vì không sử dụng vào mục đích gì, hơn nữa do việc sử dụng các chế phẩm hoa nên cặn sinh ra cũng không đáng kể.

V.3.3. Nấm men thừa

Một lượng lớn nấm men sau khi sử dụng còn thừa lại nếu không xử lý sẽ dẫn tới thối rửa và gây ô nhiễm môi trường.Thông thường nhà máy sử dụng làm thức ăn gia súc

V.3.4. Chai vỡ

Những chai bia vỡ được tập trung tại một khu vực và được xử lý đều đặn bằng cách gửi trả lại cho nhà máy thuỷ tinh để tái chế.

V.4. Vệ sinh công nghiệp

Nhà máy bia áp dụng triệt để các tiêu chuẩn về HACCP trong vệ sinh như thực hiện chỉ tiêu 5S

Bảng V.1. Chỉ tiêu 5S

Làm sạch và làm vệ sinh thiết bị bằng hệ thống CIP

Nguyên tắc làm sạch rồi mới làm vệ sinh:

- Thường dùng nước làm sạch bằng chất có tính kiềm trong trạnh thái lạnh nhiệt buồng chứa không tăng lên sau làm sạch và súc rửa, sau đó mới tiến hành làm vệ sinh.

- Thiết bị có vỏ lót có thể được làm sạch bằng chất ở trạng thái nóng. - Làm sạch hoàn toàn yêu cầu dòng chảy rối.

- Các chất làm vệ sinh phải có hiệu quả ở nồng độ thấp không độc và thích hợp cho hương vị bia.

- Tất cả các trường hợp làm vệ sinh phải được hút cạn hay rửa bằng tia nước. - Chất làm sạch là NaOH và chất làm vệ sinh là nước.

Vệ sinh các thiết bị trong nồi nấu, lắng, lọc:

- Cho nước lạnh vào xả sạch các cặn lắng trong thiết bị

- Sau đó cho NaOH có 3-4 % và ở nhiệt độ từ 75-800 ngâm NaOH trong vòng 30 phút. Sau đó xả sạch NaOH trong thiết bị ra (NaOH này qua xử lý được bỏ đi và thoát ra ngoài hệ thống cống) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cuối cùng tráng nước lạnh trong vòng 10 phút dùng axit trung hòa kiểm tra pH trung tính.

S1 Sàng lọc Phân loại những thữ cần thiết và không cần thiết, bỏ những thứ không cần thiết.

S2 Sắp xếp Sắp xếp đúng vật, đúng chỗ,đánh số kí hiệu Dễ tìm,dễ thấy

S3 Sạch sẽ Giữ gìn nơi làm việc, thiết bị , dụng cụ luôn sạch sẽ S4 Săn sóc Duy trì 3S mọi lúc, mọi nơi

Vệ sinh thiết bị lên men: đầu tiên xả hết khí CO2 trong tank ra ngoài và xả lại bằng nước lạnh cho các cặn trong tank ra hết. Sau dó cho NaOH 2% vào tank, ngâm trong vòng 40 phút và xả lại bằng nước lạnh và tiếp tục cho tuần hoàn acid vào và cũng rửa bằng nước lạnh cuối cùng cho chất diệt khuẩn vào.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập Chi nhánh công ty Cổ phần bia Sài Gòn-Miền Trung tại Phú Yên (Trang 48)