Đổi mới chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh Ba Đình (Trang 49)

Chính sách tín dụng vừa phải phù hợp với đường lối phát triển của Nhà nước đồng thời phải đảm bảo kết hợp hài hòa quyền lợi của người gửi và người đi vay và của chính ngân hàng. Muốn vậy, ngân hàng phải xây dựng chính sách tín dụng trên cơ sở khoa học, đảm bảo khả năng sinh lời của các hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro , tuân thủ pháp luật và đường lối chính sách của Nhà nước. Chính sách tín dụng phải tiếp tục hoàn thiện, đảm bảo vừa huy động được tiền gửi vào ngân hàng (đặc biệt là vốn trung và dài hạn) vừa đảm bảo NHTM kinh doanh có lãi, bảo toàn được vốn khuyến khích các doanh nghiệp tiếp cận vốn của ngân hàng, kích thích mở rộng tín dụng trung và dài hạn, đổi mới kỹ thuật và hiện đại hóa công nghệ.

- Tổ chức bộ máy tín dụng ngày càng chuyên nghiệp hơn. Vietcombank Ba Đình đã chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừa tăng cường khả năng giám sát giữa các chức năng, trong đó chức năng tham mưu ban hành chính sách tín dụng được tách biệt với chức năng quản lý khách hàng, thẩm định tín dụng, theo dõi, quản lí nợ, giám sát tín dụng.

- Xây dựng hệ thống khuôn khổ cơ chế, chính sách tín dụng rõ ràng, đồng bộ, gồm: + Định hướng chiến lược, tư tưởng chỉ đạo chính sách tín dụng thể hiện trong Sổ tay tín dụng. Chiến lược phát triển Vietcombank đến năm 2020 và các kế hoạch tín dụng hàng năm.

+ Các quy trình nghiệp vụ tín dụng được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và các tài liệu hướng dẫn như Sổ tay hướng dẫn tín dụng, phân tích đảm bảo nợ vay, quy trình quản lý cho vay trên hệ thống INCAS.

+ Khung chính sách tín dụng được ban hành, quy định giới hạn tín dụng và thẩm quyền quyết định giới hạn tín dụng….

3.2.2 Kiến nghị

Để nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh, cần phải nâng cao công tác kiểm tra, giám sát. Là một họat động quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng họat động của NH, công tác này trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, trong đó có tín dụng trung dài hạn. Việc kiểm tra, kiểm sóat ở đây không chỉ đơn thuần là kiểm tra các số liệu chỉ tiêu như trên mà quan trọng hơn là kiểm tra tính tuân thủ quy chế, quy định, quy trình cho vay của các cán bộ tín dụng, đảm bảo làm đúng theo pháp luật, trên cơ sở lợi ích tối đa nhất cho NH kết hợp với lợi ích khách hàng.

Là một chi nhánh trực thuộc hệ thống NH Ngoại thương Việt Nam, nằm trong hệ thống NH của nền kinh tế thì họat động của NH Ngoại thương Ba Đình có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới hệ thống này. Chất lượng tín dụng trung dài hạn của chi nhánh phụ thuộc không chỉ vào các yếu tố liên quan trực tiếp đến cấp chi nhánh mà còn chịu nhiều ảnh hưởng bởi các yếu tố liên quan đến cấp hệ thống. Để nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại NH Ngoại thương Ba Đình nói riêng, em xin đưa ra một số kiến nghị như sau

3.2.2.1 Đối với Nhà nước

- Cần tạo lập một môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ để người vay và người cho vay thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình

- Cần các giải pháp kinh tế ổn định vĩ mô, trung hòa tỷ giá, đảm bảo môi trường chung cho sự phát triển kinh tế bền vững, tạo nền tảng cho họat động NH nói chung và họat động tín dụng ngắn hạn nói riêng.

- Cần có biện pháp giải quyết dứt điểm nợ tồn đọng xấu trong hệ thống NH, đẩy mạnh tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế.

3.2.2.2 Đối với NH Nhà nước

- Cần hướng dẫn việc thực hiện các Nghị quyết của NHNN, nghị quyết của Chính phủ liên quan đến các NHTM một cách cụ thể, kịp thời. NHNN cũng có thể tổ chức thường xuyên các khóa tập huấn cần thiết dành cho các cán bộ NHTM.

- Cần nghiên cứu cải thiện các thủ tục để các NHTM chủ động hơn trong họat động, chẳng hạn quyết định trần, sàn lãi suất, mức thu các loại phí dịch vụ, cơ cấu tổ chức,

bổ nhiệm cán bộ sao cho phù hợp với thực tiễn của từng NH và không ảnh hưởng đến lợi ích tối đa của khách hàng.

- Cùng với hệ thống NHTM, NHNN cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục để người dân hiểu biết đúng đắn về họat động của NH, ngày càng chủ động tích cực tiếp cận NHTM. Hiểu biết đúng đắn của người dân là điều kiện cần thiết để NH có môi trường thuận lợi phát triển.

3.2.2.3 Đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nói chung

Mặc dù đã ban hành quy trình cho vay áp dụng với từng loại hình đối tượng vay vốn trong hệ thống NH Ngoại thương Việt Nam, song vẫn cần thiết phải ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa về việc thực hiện quy trình cho vay, nhất là trong thời buổi giá cả biến động leo thang, tình trạng nợ xấu và tín dụng đen đáng báo động như hiện nay. Một số quy định cụ thể về quy trình áp dụng cho từng loại tín dụng trung dài hạn nhìn chung còn chưa đầy đủ. Căn cứ vào quy trình mà NHNN đặt ra, NH Ngoại thương Việt Nam cần có hướng dẫn chi tiết để giúp cán bộ tín dụng nắm bắt và thực hiện đúng công vịêc đảm bảo chất lượng.

- Về đảm bảo tiền vay, NH Ngoại thương Việt Nam đã ban hành công văn hướng dẫn bổ sung thực hiện đảm bảo tiền vay, trong đó có quy định các nội dung cần thực hiện. Tuy nhiên, cần có sự hướng dẫn cụ thể hơn nữa, nhất là sự hỗ trợ về mặt chuyên môn để thành lập Tổ thẩm định tài sản đảm bảo tại chi nhánh.

- Về nhân sự, NH Ngoại thương Việt Nam cũng cần thực hiện tốt hơn nữa các chính sách về nhân sự: tuyển chọn, đào tạo cán bộ, khen thưởng kịp thời, rõ ràng. NH Ngoại thương Việt Nam cần tiếp tục thường xuyên có chính sách đào tạo cán bộ qua các lớp huấn luyện hệ thống, gửi cán bộ đi đào tạo chuyên sâu, nghiên cứu các nghiệp vụ mới, công nghệ mới trên thế giới để tiếp tục ứng dụng vào hệ thống NH Ngoại thương Việt Nam. Vấn đề về tuyển chọn nhân sự đang ngày càng trở nên quan trọng đòi hỏi NH phải có chính sách tuyển chọn đúng đắn để từng bước nâng cao đội ngũ nhân viên, đưa NH vươn đến tầm cao của các họat động dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo.

- Về chương trình hiện đại hóa hệ thống NH, là chương trình mà NH đã đưa vào triển khai tích cực từ trước tới nay và đã mang lại hiệu quả nhất định. Trong thời gian tới, NH cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ, nhanh chóng áp dụng công nghệ tiên tiến trong

họat động của mình, đồng thời tích cực cập nhật, học hỏi công nghệ mới, tạo điều kiện áp dụng nhanh chóng các công nghệ này ở các chi nhánh

- Về phát triển hợp tác quốc tế, NH Ngoại thương Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác quốc tế và khai thác sử dụng hiệu quả nguồn lực từ bên ngoài, mở rộng họat động kinh doanh trên thị trường tiền tệ quốc tế, từng bước tiến gần đến các tiêu chuẩn quốc tế trong họat động của mình.

- Về hình ảnh văn hóa doanh nghiệp, NH Ngoại thương Việt Nam đã chủ động tích cực trong việc xây dựng thương hiệu “An toàn, chất lượng, hiệu quả, tăng trưởng bền vững”. Trong thời gian vừa qua, cùng với sự kỷ niệm 50 năm ngày thành lập NH Ngoại thương Việt Nam với tiền thân là Cục ngoại hối, Vietcombank tạo ra một logo mới với một slogan mới “Chung niềm tin, vững tương lai” làm củng cố, tôn vịnh địa vị và vị trí của một NH thương mại lâu đời và danh tiếng nhất Việt Nam. Việc tôn vinh thương hiệu này không chỉ có ý nghĩa trong tầm quốc gia mà còn ở tầm quốc tế, nó là bước ngoặt trọng đại đối với sự phát triển của NH Ngoại thương Việt Nam nói chung và các hệ thống chi nhánh nói riêng.

KẾT LUẬN

1. Kết quả nghiên cứu chất lượng tín dụng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Ba Đình

Trong xu hướng toàn cầu hóa kinh nền kinh tế nói chung, các họat động tài chính nói riêng thì các họat động của NH có rất nhiều vấn đề mới cần được nghiên cứu và triển khai cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và thông lệ quốc tế. Việc nghiên cứu áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh NH Ngoại thương – Ba Đình là vấn đề quan trọng và cấp thiết nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của NH. Trên cơ sở vận dụng các nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, chuyên đề này đã hoàn thành được một số nhiệm vụ đặt ra:

- Đưa ra một số luận chứng khoa học về chất lượng tín dụng trung dài hạn

- Nghiên cứu tổng quát về tình hình chất lượng tín dụng trung dài hạn của NH Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình trong thời gian ba năm gần đây (2012– 2014), qua đó đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của chi nhánh.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn của NH Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Ba Đình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Hạn chế của việc nghiên cứu và gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo.

Trong quá trình điều tra, thu thập số liệu và phân tích bài khóa luận có gặp phải một số hạn chế như:

- Thời gian nghiên cứu hẹp chỉ trong vòng 3 tháng nên khóa luận chưa thể đánh giá chính xác hết được mọi vấn đề và mục tiêu nghiên cứu.

- Việc thu thập số liệu cũng có một số hạn chế, vì chưa có kinh nghiệm làm việc trong NH nên những đánh giá và nhận xét còn mang tính chủ quan.

Do có những giới hạn về thời gian và không gian, điều kiện nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế của bản thân người thực hiện đề tài nghiên cứu nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo trong bộ môn cùng toàn thể các anh chị, cán bộ tại NH Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Ba Đình để khóa luận này được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh Ba Đình (Trang 49)