Sự cần thiết của hoàn thiện

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm sản xuất tại Công ty Cổ Phần Xây Dựng số 11- Vinaconex 11 (Trang 63)

3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện.

Trong nền kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp này càng phải hoàn thiện từ công tác

tổ chức sản xuất đến công tác quản lý để có thể cạnh tranh về nhiều mặt và đặc điểm về giá của sản phẩm. Đạt được sự cạnh tranh về giá là điểm mạnh mang lại nhiều lợi thế và là tiền để doanh nghiệp có thể nhận được nhiều hợp đồng. Ngoài ra tròn lĩnh vực xây dựng giá ván là giá được xác định trước chủ đầu tư và nhà thầu trên cơ sở dự toán. Mà việc xây dựng giá dự toán là dựa vào giá thành của sản phẩm xây lắp mà công ty đã xác định trước đây. Vì vậy, việc thực hiện tốt chỉ tiêu giá thành dự toán là đòi hỏi bắt buộc của doanh nghiệp xây lắp. Từ đó mới có thể thực hiện được chi tiêu lợi nhuận đề ra. Do đó công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm là việc sống còn với doanh nghiệp xây lắp. Có thực hiện tốt việc quản lý chi phí sản xuất thì mới có thể hoàn thành hoặc vượt chỉ tiêu giá thành kế toán hoạch đặt ra. Vì vậy hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng.

3.2.3. Các yêu cầu khi hoàn thiện.

Hoàn thiện công tác kế toán là rất cần thiết song để đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý và mang lại hiệu quả thì công ty cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

- Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải trên cơ sở tôn trọng luật, chế độ, chuẩn mực kế toán, các thông tư hướng dẫn cùng các cơ chế tài chính liên quan.

- Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, loại hình sản xuất, quy trình công nghệ, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý. Do đó không thể có một mô hình chung cho tất cả các doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp phải tìm ra những đặc điểm, những phương thức hoàn thiện công tác quản lý và kế toán phù hợp, hiệu quả với bản than doanh nghiệp mình.

đảm bảo tiết kiệm chi phí. Các giải pháp được đưa ra phải là các giải pháp khả thư và có ý nghĩa. Tức là các giải pháp phải tính đến mối quan hệ giữa chi phí phải bỏ ra trong hiện tại và lợi ích thu được trong tương lai.

- Đồng thời việc hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phải tạo điều kiện thuận lợi trong công tác tin học kế toán và phù hợp với trình độ kế toán của đội ngũ kế toán. Phải tính toán, lương trước những ảnh hưởng do việc áp dụng các giải pháp mới vào công tác kế toán của doanh nghiệp.

3.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng Vinaconex 11.

3.3.1. Về việc luân chuyển chứng từ.

Do đặc điểm của ngành xây dựng, nên công ty có địa bàn hoạt đôngh rộng, các công trình thi công ở nhiều vùng khác nhau nên việc luân chuyển chứng từ của các đội lên công ty bị chậm trễ là điều không tránh khỏi. Các chứng từ của các đội trưởng hoặc kế toán đội trưởng thường cuối tháng hoặc cuối quý mới chuyển hóa đơn chứng từ hóa đơn lên phòng kế toán công ty. Điều này làm ảnh hưởng phần nào tới công tác hoạch toán kế toán của công ty, tới việc cung cấp cho ban lãnh đạo, ảnh hưởng một phần đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Công ty kết chuyển các khoản mục chi phí theo quý đồng thời các hóa đơn chứng từ như : hóa đơn mua nguyên liệu vật liệu, hóa đơn điện nước… đều có thời gian luân chuyên chậm. Sở dĩ có vấn đề này là do công ty không có quy định thời gian luân chuyển chứng từ cụ thể. Thông thường khi nào kế toán đội báo cáo số liệu tổng hợp thì mới mang chứng từ lên nộp trên công ty. Thời gian lưu chuyển chứng từ chậm về công ty còn có thể gây ra những rủi ro như việc : kế toán đội làm mất chứng từ, sửa chữa hoặc thay đổi chứng từ.

Vì vậy công ty nên đẩy nhanh việc luân chuyển chứng từ bằng cách đưa ra những quy định về việc mang chứng từ gốc lên nộp lên phòng kế toán công

ty. Có thể giao thẳng trách nhiệm đó cho kế toán ở đội và quy định thời gian phải mang chứng từ gốc lên ( có thể 3 ngày) và quy định cách xử lý nên giao nộp chậm…

3.2.2. Về quản lý chi phí nhân công.

Công ty cần tăng cường công tác giáo dục, phát huy ý thức trách nhiệm của từng cỏn bộ công nhân viên trong cụng ty nâng cao trình độ chuyên môn cho công nhân.

Có các chế độ thưởng phạt đối với các vi phạm cũng như các thành quả xuất sắc mà cán bộ công nhân đạt được. Chẳng hạn, với vi phạm như đi làm muộn, bỏ việc không xin phép hoặc làm việc chưa đạt hiệu quả tối đa đối với công việc đề ra thì đều có các mức phạt cụ thể. Đối với một số cỏn bộ cụng nhân viên làm việc tích cực sáng tạo hoàn thành công việc trước thời hạn thí có các chế độ thưởng trích theo % lương tháng đó.

Ngoài ra công ty nên có sự khuyến khích các nhân viên bằng cách quan tâm đến đời sống gia đình của họ, các hoạt động văn hoá vui chơi giải trí…

3.2.3.Về quản lý và hạch toán chi phí sản xuất chung

Công ty cần kiểm tra chặt chẽ các chi phí phát sinh cả về nguồn gốc và đối tượng chịu chi phí.

Ví dụ: Khi xuất vật liệu X cần xem xét số lượng và mục đích xuất làm gì xuất vật liệu có đạt hiệu quả và yêu cầu của công việc đó hay không?

Khi xuất vật liệu xây dựng xác định chính xác giá trị của vật liệu và sau khi đưa vào sử dụng cần xác định giá trị đó sử dụng để phân bổ chi phí cho từng hàng mục công việc khác nhau ( phẩn bổ cho những đối tượng chi phí nào)

Đặc biệt với các vật liệu sử dụng nhiều lần thì cũng cần phân bổ chi phí nhiều lần nên quá trình xác định giá trị vật liệu đã dùng và còn lại, cần chính xác và để tránh lãng phí cho công trình này, giảm chi phí cho cụng trình khách

Các thiệt hại trong sản xuất cần xác định như nguyên nhân và giá trị thiệt hại đã gây ra. Nếu là thiệt hại do máy móc thì tính vào chi phí, còn do các lý do khác cần cú biện pháp bồi thường cụ thể để giảm chi phí.

Cụ thể, khi xây dựng công trình A có sự cố là sập trần thi người chịu trách nhiệm quản lý xác định nguyên nhân do vật liệu không đạt yêu cầu hay do thi công rút ngắn giai đoạn. Nếu do vật liệu không đạt yêu cầu thì thiết hại gây ra sẽ tính vào khấu trừ tiền mua vật liệu của người cung cấp còn nếu do rút ngắn giai đoạn thì công nhân và người quản lý thi công phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

3.2.5. Về việc tính giá thành đơn vị sản phẩm

Kế toán cụng ty nên có sự quan sát về công việc hạch toán giá thành sản phẩm của công ty xây dựng trong cùng ngành để tham khảo phương pháp hạch toán có hiệu quả nhất trong từng giai đoạn. Khi hạch toán giá thành sản phẩm cần xác định chi phí chặt chẽ sau khi đó khấu trừ thiệt hại tránh nâng cao chi phí sản phẩm. Kế toán có thể tính được cụ thể số NVL xuất cho sản xuất một loại sản phẩm còn chi phớ nhân cụng trực tiếp và chi phí sản xuất chung phải tính theo hệ số quy đổi cho từng loại có quy định khác nhau

Ví dụ: Tập hợp chi phí SXSP A : chi phí nguyên vật liệu thị trường 100.000, chi phí NCTT 54000.

Chi phí sản xuất chung 45000. Cuối kỳ hoàn thành sản phẩm còn dở dang 20 sản phẩm mức độ hoàn thành 50%

Ta tiến hành phân bổ chi phí

Chi phí

=

100.000

x 20.000

NVL chính 80 + 20

Chi phí nhân công trực tiếp =

54000

x (20 sản phẩm x 50%) 80 (20SP x 50%)

= 6000

Chi phí sản xuất chung =

54000

(20 SP x 50%) = 5000 80 + (20SP x 50%)

Bảng tính Z sản phẩm

Khoản mục CP CP trong kỳ Dư cuối

kỳ Tổng Z sản phẩm Z đơn vị 1 - CPNVLTT 100.000 20.000 80.000 1000 2 - CPNCTT 54.000 6.000 48.000 600 3 - CPSXC 45.000 5.000 40.000 500 Cộng 199.000 31.000 168.000 21.000

3.2.6. Về việc tạo trình độ chuyên môn nhân viên kế toán

Công ty nên thường xuyên về tổ chức cho nhân viên kế toán đi tập huấn nghiệp vụ để nâng cao trình độ và nắm bắt được những thay đổi trong chế độ kế toán Việt Nam.

3.2.7. Việc phân tích chỉ tiêu giá thành.

Trong ngành xây dựng cơ bản thì đặc điểm nổi bật đó là thời giant hi công thường dài, các công trình thường kéo dài đến vài năm mà giá cả thị trường thì luôn biến động, đặc biệt là vài năm gần đây chỉ số lạm phát của nền kinh tế thường cao. Do đó công ty nên tiến hành phân tích chỉ tiêu giá thành các công trình, HMCT. Nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia kinh tế để có thể đánh giá, dự toán chính xác đươc chi phí phát sinh ở từng công trình, HMCT. Nó cũng là cơ sở để đưa ra giá thành đầu thầu một cách hợp lý. Từ đó có kế hoạch quản lý và điều chỉnh giá thành cho phù hợp với sự thay đổi của giá thị trường.

3.3.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước.

Như đã nói ở phần đầu, xây dựng cơ bản là ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Nó tạo tiền đề cơ sở hạ tầng, vật chất cho các ngành kinh tế khác phát triển. Nhưng do thù ngành xây dựng cơ bản và sản phẩm xây lắp nên việc quản lý và đầu tư xây dựng rất kho khăn, trong đó việc tiết kiệm chi phí sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp . Để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường, tuân thủ các chế độ và chuẩn mực kế toán, thực hiện tốt các nghĩa vụ với Nhà Nước thì công ty cũng rất cần có sự hướng dẫn chỉ đạo và tạo điều kiện của các cấp các ngành, của Bộ Tài Chính để công ty có thể làm tốt công việc kinh doanh và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, góp phàn phát triển thị trường xây dựng tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển đạt được những thành tựu lớn hơn.

- Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô

Trong nên kinh tế nước ta hện nay Nhà nước có vai trò điều tiết và quản lý vĩ mô nền kinh tế bằng pháp luật và các chính sách kinh tế tài chính. Các doanh nghiệp hoạt động trong nên kinh tế chịu ảnh hưởng bởi các yêu tố của môi trường vĩ mô. Nên mỗi sự biến động của các yếu tố của môi trường kinh tế vĩ mô đều ảnh hưởng trưc tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy Nhà nước cần hoạch định ra những chính sách và điều tiết cụ thể để luôn kiểm soát và thích ứng khi nền kinh tế có sự biến đông. Trong tình hình kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn thì việc ổn định nền kinh tế vĩ mô là công việc hết sức quan trọng, là tiền đề để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Về vấn đề này chúng ta đã thực hiện khá tốt, vì vậy Việt Nam luôn là một trong số những nước đứng đầu về môi trường chính trị ổn định. Đó là thành tựu của đường lối lãnh đạo sang suốt của Đảng và Nhà nước ta trong những năm vừa qua. Hy vọng trong những năm tiếp theo và lâu hhown nữa môi trường chính trị ổn định vẫn luôn được duy trì ở nước ta và tạo tiền đề cho các ngành kinh tế phát triển ổn định vẫn luôn được duy trì ở nước ta,

tạo tiền đề cho các ngành kinh tế phát triển, trong đó có ngành xây dựng cơ bản và công ty cổ phần xây dựng VINACONEX 11.

- Tạo ra môi trường pháp lý ổn định và thống nhất.

Môi trường pháp lý công bằng chính là hành lang để các doanh nghiệp hoạt động và cạnh tranh nhau một cách công bằng. Nó tác động lớn đễn hoạt động của các doanh nghiệp như luật thuế, luật doanh nghiệp, luật lao động… các luật này cũng đã được chỉnh sửa, bổ sung nhiều lần để phù hợp với tình hình phát triển thực tế của nền kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập, chồng chéo và thiếu đòng bộ, rõ rang gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi thực hiện, làm mất nhiều thời gian, tiền của, công sức của các doanh nghiệp. Và vậy việc hoàn thiện môi trường pháo luật là rất cần thiết tạo tiền đề và sự công bằng cho các doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh hiểu quả.

Tạo điều kiện cho khoa học kỹ thuật và giáo dục phát triển, vì yếu tố người nhân lực giỏi không chỉ cần thiết riêng với ngành xây dựng mà cần thiết cho tất cả các ngành nghề, lĩnh vực trong nền kinh tế, xã hội. Vì vậy việc tạo điều kiện cho khoa học kỹ thuật phát triển là cần thiết. Nước ra hiện nay còn lạc hậu so với các nước phát triển trên thế giới, cần phải học hỏi kinh nghiệm khoa học của các nước đi trước để phát triển nền kinh tế. Quan tâm và tạo điều kiện để giáo dục phát triển, để tạo ra đội ngũ lao động đủ năng lực trình độ và có đạo đức, lối sống văn minh.

- Có những quy định rõ rang cho ngành xây dựng.

Ngành xây dựng cơ bản vốn là ngành có lượng vốn lớn, các công trình xây dựng có quy mô lớn. Nên việc quản lý nguồn vốn là hết sức quan trọng, tránh tình trạng tham ô tham nhũng gây thất thoát vốn Nhà nước và mất niền tin của nhân dân. Nên Nhà nước nên có những chính sách quy định trách nhiệm rõ rang… Qua đó quản lý chất lượng các công trình xây dựng đặc biệt là công trình công cộng như cầu, đường …để tránh tình trạng các công trình

xã hội. Ngoài ra việc quy định các khung giá của ngành xây dựng cũng như các chỉ tiêu như lợi nhuận, doanh thu… cho các công ty xây dựng thuộc sự quản lý của Nhà nước nên thường xuyên được xem xét điều chỉnh cho phù hợp với thực tế tại thị trường hiện nay

3.3.2. Kiến nghịa với ban lãnh đạo tổng công ty.

Tổng công ty nên hướng dẫn chi tiết hơn cho Công ty các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Yêu cầu công ty con báo cáo trước phương án kinh doanh của munhf và thường xuyên theo dõi việc thực hiện phương án đó của Công ty con. Tuy nhiên vẫn phải tạo điều kiện , sự thông thoáng cho Công ty con phát huy khả năng độc lập của mình. Tăng cường sự liên kết, học hỏi kinh nghiệm cũng như hộ trợ về mọi mặt giữa các công ty con để tăng khả năng cạnh tranh của Công ty.

Mặt khác Tổng Công ty cần tăng cường đạo tạo ngũ cán bộ quản lý cũng như nhân viên để công ty không chỉ có một đội ngũ nhân viên ngày càng giỏi về chuyên môn, am hiểu chủ trương chính sách của Nhà nước và năm vững các quy định, mục tiêu của Tổng công ty nói chung và từng doanh nghiệp mình công tác nói riêng đáp ứng nhu cầu phát triển của cả tổng công ty. Ngoài ra các chương trình đạo tạo chuyên sâu về công nghệ thông tin cũng giúp cho các cán bộ, công nhân viên vững vàng về công nghệ thong tin để có thể làm việc một cách hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm sản xuất tại Công ty Cổ Phần Xây Dựng số 11- Vinaconex 11 (Trang 63)