Kiểm soát chất lượng hoạt động Kiểm toán là việc các Công ty Kiểm toán giám sát, theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến, sự kiện phát sinh trong suốt quá trình tiến hành cuộc Kiểm toán, từ khâu lập kế hoạch Kiểm toán, thực hiện Kiểm toán đến kết thúc Kiểm toán
Hiện nay, tại Công ty ACC_Việt Nam, kiểm soát chất lượng cuộc Kiểm toán được coi là một trong những công tác có ý nghĩa quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình Kiểm toán. Điều đó được thể hiện từ khâu đào tạo, lựa chọn nhân viên và phân công công việc cho từng người, kiểm soát tiến độ, kết quả cuộc Kiểm toán, soát xét Hồ sơ Kiểm toán và đánh giá việc tiếp tục duy trì khách hàng
2.4.1.Kiểm soát nhân sự tham gia Kiểm toán
Kiểm soát chất lượng nhân viên trong các cuộc kiểm toán: Hàng tháng, ACC_Việt Nam đều có một thời gian để phổ biến những kiến thức cơ bản về các văn bản pháp luật mới được ban hành, cập nhật những biến động của thị trường, nền
kinh tế, chính sách của Nhà nước… để nâng cao tầm hiểu biết cho nhân viên. Ngoài ra, Công ty còn thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận về các tình huống khó khăn đã gặp phải trong quá trình Kiểm toán nhằm rút kinh nghiệm và nâng cao chất lượng các cuộc Kiểm toán tiếp theo.
Đối với việc lựa chọn nhân viên cho mỗi cuộc kiểm toán, Công ty luôn kết hợp giữa việc chọn những KTV có kinh nghiệm lâu năm, trình độ chuyên môn tốt và hiểu biết sâu sắc về khách hàng và các trợ lý kiểm toán mới vào nghề. Điều này nhằm đảm bảo chất lượng cuộc Kiểm toán đồng thời tạo cơ hội cho các trợ lý Kiểm toán học hỏi và tích lũy kinh nghiệm.
2.4.2.Kiểm soát chất lượng khi thực hiện Kiểm toán
Để đảm bảo chất lượng của cuộc Kiểm toán đòi hỏi công tác kiểm soát phải có quy trình chặt chẽ và hệ thống kiểm soát chất lượng là yếu tố rất quan trọng. Hệ thống Kiểm soát chất lượng của Công ty có thể được khái quát như sau:
S
ơ đồ 2.11. Hệ thống kiểm soát chất lượng
Việc kiểm soát chất lượng được Công ty quy định cụ thể, chi tiết thành các bảng soát xét và được áp dụng cho tất cả các cuộc Kiểm toán. Các nội dung kiểm soát được đánh tham chiếu (trong mục 3000 – Quản lý cuộc kiểm toán) và lưu trữ trong hồ sơ kiểm năm, bao gồm:
Một là: Soát xét tổng hợp của thành viên Ban Giám Đốc: Phụ lục 06 Hai là: Soát xét tổng hợp của chủ nhiệm Kiểm toán: Phụ lục 07
Ba là: Soát xét tổng hợp của Manager và thành viên Ban giám đốc phụ trách khách hàng: Phụ lục 08
Bốn là: Bản phê duyệt/tiếp tục Kiểm toán: Phụ lục 09 Năm là: Bản cam kết về tính độc lập: Phụ lục 10 Sáu là: Bản soát xét trình bày BCKT: Phụ lục 11
Ban giám đốc Kiểm toán viên Lãnh đạo phòng Trưởng nhóm Kiểm toán
Bảy là: Bản soát xét nội dung BCTC: Phụ lục 12
Tám là: Bản phê duyệt phát hành, soát xét, soạn lập và lưu trữ BCKT & Thư quản lý: Phụ lục 13:
Ngoài ra, một yêu cầu đặt ra đối với các KTV là trong quá trình thực hiện Kiểm toán, phải tuyệt đối tuân thủ chương trình Kiểm toán đã được xây dựng .Trong mọi trường hợp, KTV không được tự ý thay đổi chương trình Kiểm toán. Nếu xuất hiện những vấn đề khác với kế hoạch đề ra, KTV có thể tham khảo ý kiến của người trưởng nhóm và đề nghị điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. Mọi sự thay đổi đều phải được sự đồng ý của trưởng nhóm Kiểm toán và khách hàng - người kí hợp đồng Kiểm toán (nếu có)