Hoàn thiện nội dung phân tích

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn môt thành viên Smardoor 168 (Trang 42)

- Pḥng kinh doanh

b, Nguyên nhân khách quan Môi trường pháp lý

3.2.1 Hoàn thiện nội dung phân tích

3.2.1.1 Phân tích cơ cấu tài sản

Bảng 3.1 Cơ cấu tài sản giai đoạn năm 2011 – 2013

Đơn vị tính: Đồng Tỷ trọng Chỉ tiêu 2013 2012 2011 2013 2012 2011 A. Tài sản ngắn hạn 16.144.022.654 12.785.172.559 10.588.118.669 93,15 99,23 100 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 4.400.255.588 2.569.057.511 420.974.578 25,39 19,94 3,98 II. Các khoản phải thu ngắn hạn 3.978.233.402 6.884.761.168 9.408.262.571 22,96 53,44 88,86

1. Phải thu của

khách hang 3.741.333.402 2.662.772.629 908.262.571 21,59 20,67 8,58 2.Trả trước cho người bán - 721.988.539 - 0 5,60 0 3. Các khoản phải thu khác 236.900.000 3.500.000.000 8.500.000.000 1,37 27,16 80,28 III. Hàng tồn kho 7.688.705.237 3.316.882.440 662.003.785 44,37 25,74 6,25

Tỷ trọng Chỉ tiêu 2013 2012 2011 2013 2012 2011 IV. Tài sản ngắn hạn khác 76.828.427 14.471.440 96.877.735 0,44 0,11 0,91 1. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 40.602.602 71.834 31.415.735 0,23 0 0,30 2. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước - - 1.000.000 0 0 0,01 3. Tài sản ngắn hạn khác 36.225.825 13.753.100 64.462.000 0,21 0,11 0,61 B. Tài sản dài hạn 1.186.365.176 99.137.360 - 6,85 0,77 0 I. Tài sản cố định 1.186.365.176 99.137.360 - 6,85 0,77 0 1. Nguyên giá 1.354.049.820 107.800.001 - 7,81 0,84 0 2. Giá trị hao mòn lũy kế (*) (167.684.644) (8.662.641) (0,97) (0,07) 0 TỔNG TÀI SẢN 17.330.387.830 12.884.249.919 10.588.118.669 100 100 100

(Nguồn: Tính toán từ phụ lục báo cáo tài chính của Công ty)

Dựa vào phụ lục báo cáo tài chính của Công ty và bảng số liệu 2.2, ta có nhận xét cụ thể như sau:

Tiền và các khoản tương đương tiền: Chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản và có xu hướng tăng dần. Năm 2011, tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền rất nhỏ, chỉ chiếm 3.98% sau đó tăng mạnh lên 19,94% năm 2012, tức là tăng 20,75% tương ứng với mức tăng 2.197.053.890 đồng. Sang năm 2013 để đáp ứng nhu cầu đầu tư vào những tài sản sinh lời khác nên tỷ trọng về lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền tăng nhẹ lên 25,39%, tăng 71,28% tương ứng với 1.831.198.077 đồng so với năm 2012. Công ty đang có những chính sách phù hợp để vừa đảm bảo được khả

năng thanh toán cũng như đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, việc gia tăng cất trữ tiền mặt làm tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền của Công ty, lãng phí một khoản chi phí thay vì đem đi đầu tư hay gửi ngân hàng.

Các khoản phải thu ngắn hạn: Năm 2011, tỷ trọng các khoản phải thu của Công ty là rất lớn, chiếm 88,86% trên tổng tài sản, trong khi năm 2012 giảm xuống còn 53,44%, giảm khoảng 26,82% tương ứng giảm 2.523.501.403 đồng. Và tỷ trọng các khoản phải thu này tiếp tục giảm xuống còn 22,96% tại năm 2013, giảm khoảng 42,22% so với năm 2012 và tương ứng với 2.906.527.766 đồng.

Phải thu khách hàng: Do đặc thù kinh doanh của Công ty là sản xuất, nhập khẩu và cung ứng dịch vụ nên các khoản phải thu của công ty là khá lớn. Năm 2011, khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng 8,58% so với tổng tài sản, tăng mạnh mẽ lên đến 20,67% vào năm 2012 và tiếp tục tăng nhẹ lên mức 21,59%. Sở dĩ có điều này là do công ty đã mở rộng chính sách tín dụng đối với khách hàng để thu hút thêm nhiều khách hàng, thúc đẩy bán hàng bởi trong bối cảnh nền kinh tế vẫn khó khăn và đang trong giai đoạn phục hồi, khả năng thanh toán của khách hàng cho Công ty là khó khăn hơn. Tuy nhiên chính điều này cũng đem tới những khó khăn cho Công ty, đó là Công ty sẽ phải mất thêm một khoản chi phí để quản lý các khoản nợ và các khoản thanh toán của khách hàng. Công ty có nguy cơ rơi vào tình trạng nợ xấu nếu không có hoạt động chuẩn bị kế hoạch tài chính tốt. Tuy nhiên điều này vẫn sẽ khiến Công ty mất chi phí cơ hội sử dụng vốn không nhỏ. Bên cạnh đó, khả năng thanh toán tức thời của công ty đối với nhà cung cấp cũng giảm do công ty đang bị khách hàng chiếm dụng vốn. Điều này có thể là một con dao hai lưỡi nếu công ty không kiểm soát chặt chẽ được mức rủi ro của các khoản phải thu.

Các khoản trả trước cho người bán: Năm 2011 và 2013, các khoản trả trước cho người bán không có biến động. Tuy nhiên vào năm 2012 khoản trả trước cho người bán là 721.988.539 đồng, chiếm tỷ trọng 5,6% trên tổng tài sản. Đó là vì trong năm 2012, Công ty cần một lượng lớn hàng hóa nên phải ứng trước tiền hàng cho người bán cũng từ đó mà các khoản trả trước cho người bán cũng tăng theo.

Các khoản phải thu khác năm 2011 là 8.500.000.000 đồng, chiếm tỷ trọng rất lớn 80,28% trên tổng tài sản. Tuy nhiên các khoản phải thu khác này cũng đã giảm xuống khoảng 58,82% so với năm 2012, giảm còn 3.500.000 đồng và giảm mạnh mẽ xuống 3.263.100.000 đồng năm 2013, chỉ còn 236.900.000 đồng tương ứng với tỷ trọng lúc này chỉ còn 1,37% trên tổng tài sản. Các khoản phải thu giảm rõ rệt là do Công ty TNHH một thành viên Smartdoor 168 đã thu được tiền từ các khoản nợ phải thu khác.

Tóm lại, Công ty cần xem xét lại hoạt động thúc đẩy bán hàng, cụ thể là chính sách tín dụng thương mại một cách cẩn trọng bởi việc đảm bảo an toàn thanh toán là

điều rất quan trọng. Hơn nữa, tránh tình trạng khoản vốn bị chiếm dụng lớn hơn rất nhiều khoản vốn mà Công ty đi chiếm dụng đươc.

Hàng tồn kho: Hàng tồn kho năm 2011 từ662.003.785 đồng. Tới năm 2012, giá trị của hàng tồn kho là 2.654.878.655 đồng, lúc này chiếm tỷ trọng 25,74% trên tổng tài sản. Tuy nhiên đến năm 2013 đã tăng lên tới 7.688.705.237 đồng, tăng 131,81% so với năm 2012, mức tăng rất mạnh chiếm tỷ trọng 44,37% trên tổng tài sản. Đây là chủ trương thay đổi chính sách của công ty, mặc dù làm tăng chi phí lưu kho, bảo quản cũng như bảo vệ nguồn tài sản này, những xác xuất xảy ra thiệt hại do hỏng hóc trong quá trình lưu giữ chưa kịp sử dụng đến. Tuy nhiên, để cung cấp kịp thời cho các dự án giúp công ty được chủ động về mặt đầu vào trong tình hình kinh tế thời điểm lúc bấy giờ, khi mà giá cả luôn biến động, đồng thời cũng có thể giảm thiểu được chi phí của việc sản xuất bị đội lên quá mức nên công ty quyết định tăng lưu kho. Cụ thể là năm 2013, giá vật liệu có giảm và ổn định hơn so với năm 2012, do đó Công ty muốn dự trữ một số lượng nhất định nguyên vật liệu để đề phòng tăng giá. Ngoài ra, Công ty còn sản xuất thêm một số lượng khá lớn sản phẩm về đồ gia dụng để chuẩn bị tung ra thị trường, mở rộng thêm lĩnh vực kinh doanh. Thêm vào đó là công ty ký thêm được hợp đồng hàng xuất khẩu giá trị cao với đối tác nước ngoài đầu năm 2013 nên phải tiến hành sản xuất và dự trữ hàng để đảm bảo thời hạn giao hàng cho đối tác. Việc dự trữ quá nhiều hàng tồn kho có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cũng như tốc độ quay vòng vốn của công ty. Tốc độ quay chậm lại khiến công ty mất đi cơ hội mở rộng kinh doanh.

Tóm lại, công tác quản lý hàng tồn kho của Công ty có sự thay đổi chính sách để phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô và giảm thiểu rủi ro lưu thông vốn cho Công ty. Mặc dù vậy trong quá trình lưu trữ, Công ty vẫn chưa có định mức tồn hàng tối thiểu cho mỗi giai đoạn biến động kinh tế, nhu cầu khách hàng nên còn khá thụ động, chưa đón đầu thị trường. Do đó, để xác định một định mức tồn kho cụ thể và dự đoán biến động thị trường, ban lãnh đạo Công ty TNHH một thành viên Smartdoor 168 cần đầu tư cho công tác phân tích tài chính doanh nghiệp nhiều hơn.

Thuế và các khoản phải thu Nhà nước: Năm 2012 và 2013 không có biến động. Tuy nhiên, ở năm 2011 phát sinh thuế đầu vào đã nộp thừa cho Nhà nước là 1.000.000 đồng chiếm tỷ trọng nhỏ 0,01% trên tổng tài sản. Điều này thể hiện Doanh nghiệp đã ứng trước cho khách hàng một khoản là 1.000.000 đồng.

Tài sản dài hạn: Do đặc thù kinh doanh của Công ty là phân phối và cung ứng dịch vụ nên tài sản dài hạn của công ty chủ yếu toàn bộ là tài sản cố định. Cùng với việc công ty mới đi vào hoạt động nên trong năm 2011nên không có biến động gì về tài sản dài hạn. Tài sản dài hạn bắt đầu tăng từ năm 2012 là 99.137.360 đồng chiếm tỷ

trọng 0,77% lên đến 1.186.365.176 đồng chiếm tỷ trọng 6,85% năm 2013 tăng thêm 1.087.277.816 đồng và mức tăng này tương ứng với 1096.69%.

Nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế: Năm 2012, nguyên giá tài sản cố định của Công ty là 107.800.001 đồng, chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 0,77% trên tổng tài sản. Đến năm 2013 tài sản cố định của Công ty là 1.186.365.176 đồng tỷ trọng tương đương chiếm 6,85%. Do trong năm 2013 Công ty tăng lượng tài sản cố định của mình bằng cách mua thêm tài sản sản với trị giá 1.246.249.819 đồng tương đương mức tăng 1156,08% kéo theo việc tăng giá trị hao mòn lũy kế từ 8.662.641 đồng năm 2012 lên 167.684.644 đồng năm 2013.

3.2.1.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Sau khi phân tích cơ cấu tài sản, ta xem xét đến cơ cấu nguồn vốn.

Bảng3.2. Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn năm 2011 – 2013

Đơn vị tính: Đồng

Tỷ trọng (%)

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Năm

2013 Năm Năm 2012 Năm 2011 A.Nợ phải trả 5.119.718.886 1.557.775.190 352.456.579 29,54 12,09 3,33 I. Nợ ngắn hạn 2.289.718.886 1.557.775.190 352.456.579 13,21 12,09 3,33 II. Nợ dài hạn 2.830.000.000 0 0 16,33 0 0 B. Vốn chủ sở hữu 12.210.668.944 11.326.474.729 10.235.662.090 70,46 87,91 96,67 I. Vốn chủ sở hữu 10.000.000.000 10.000.000.000 10.000.000.000 57,70 77,61 94,45 7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 2.210.668.944 1.326.474.729 235.662.090 12,76 10,30 2,23 TỔNG NGUỒN VỐN 17.330.387.830 12.884.249.919 10.588.118.669 100 100 100

Nợ phải trả

Năm 2012, tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn tăng từ 3,33% năm 2011 lên còn 12,09%, tức là giá trị nợ phải trả tăng 3,33% tương ứng mức tăng 1.205.318.611 đồng. Trong đó, do công ty không sử dụng nợ dài hạn nên nợ ngắn hạn hầu hết được sử dụng khi phản ảnh toàn bộ tình hình nợ phải trả của công ty.

Năm 2012, nợ ngắn hạn tăng mạnh như vậy bởi năm 2012 khi công ty thực hiện một vài hợp đồng với những đối tác lớn vì vậy uy tín của Công ty tăng cao hơn dẫn tới việc người bán cho công ty được hưởng chính sách trả chậm dẫn tới tăng khoản nợ ngắn hạn. Sang năm 2013, tỷ trọng của nợ phải trả của công ty tăng lên rất mạnh khi chiếm 29,54% tổng nguồn vốn. Uy tín của công ty trên thị trường tăng cao thì việc chiếm dụng vốn của người bán cũng tăng theo, tuy nhiên nguyên nhân chính của sự tăng lên đột biến của khoản nợ phải trả là việc trong năm công ty đã phát hành trái phiếu để huy động khoản nợ dài hạn khiến cho khoản nợ này tăng lên 2.830.000.000 đồng tương ứng với 16,33% tỷ trọng toàn bộ nguồn vốn. Công ty cũng đã có sự so sánh trong việc sử dụng các nguồn vốn và có sự cân nhắc để đưa ra quyết định sử dụng nguồn vốn dài hạn. Tuy nhiên với đặc thù kinh doanh thường sử dụng nguồn vốn ngắn hạn là chủ yếu trong quá trình kinh doanh thì việc sử dụng nguồn nợ vay dài hạn là không cần thiết mang tính thận trọng quá cao thậm chí còn lãng phí khi chi phí của nguồn vay này cao hơn so với sử dụng nợ ngắn hạn. Công ty cần có kế hoạch kinh doanh cụ thể tận dụng hiệu quả nguồn vay dài hạn.

Vốn chủ sở hữu

Giai đoạn năm 2011 – 2013, giá trị vốn chủ sở hữu không có sự thay đổi lớn song tỷ trọng của khoản này trên tổng nguồn vốn lại biến động rõ rệt là do sự thay đổi của giá trị khoản nợ phải trả tác động lên. Tuy nhiên với xu hướng giảm vốn chủ sở hữu sẽ đảm bảo cho Công ty có được một sự cân bằng hơn trong sử dụng nguồn vốn của mình.

Vốn đầu tư của chủ sở hữu giai đoạn năm 2011 – 2013 của Công ty không có sự thay đổi khi vẫn giữ ở mức 10.000.000.000 đồng do bản thân Công ty chưa có định hướng về việc mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh hay không phải rót vốn thêm để bù lỗ.

Về lợi nhuận chưa phân phối sau thuế, đây là khoản mục có sự thay đối rõ rệt khi có sự gia tăng đáng kể qua từng năm và chiếm tỷ trọng không nhỏ trong vốn chủ sở hữu

Nhận xét: Công ty đang có sự dịch tỷ trọng nguồn vốn của mình khi gia tăng việc sử dụng nợ ngắn hạn có chi phí thấp mạng lại hiệu quả cao hơn khi chi phí thấp hơn.

3.2.1.3 Hoàn thiện nhóm chỉ tiêu về khả năng quản lư nợ

Bảng3.3. Nhóm chỉ tiêu về khả năng quản lý nợ giai đoạn năm 2011 – 2013

Đơn vị tính: Lần

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

Hệ số nợ trên tổng nguồn vốn 0,30 0,12 0,03

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 0,42 0,14 0,03

(Nguồn: Tính toán từ phụ lục báo cáo tài chính của Công ty)

Hệ số nợ trên tổng nguồn vốn

Hệ số này phản ánh rằng năm 2011, trong 1 đồng đầu tư cho tài sản thì có 0,03 đồng đến từ nợ, còn lại là vốn chủ sở hữu. Hệ số này đang tăng dần qua từng năm 0,12 vào năm 2012 và 0,30 vào năm 2013. Đây là hệ số thể hiện kết cấu vay nợ của Công ty. Sở dĩ hệ số này có sự tăng lên qua từng năm bởi vì công ty đã chuyển đổi từ việc sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho nợ như năm 2011 sang việc tăng vốn chiếm dụng của người bán hàng như năm 2012 và 2013, thể hiện qua tốc độ tăng của nợ lớn hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn. Hệ số này phản ánh tình hình tài chính của Công ty tương đối lành mạnh, mức độ rủi ro ở mức thấp. Tuy nhiên công ty cần giữ hệ số này ở mức ổn định và tránh việc để hệ số này quá cao khiến cho công ty có nguy cơ gặp rủi ro trong khả năng thanh toán.

Bảng phụ: Nhóm chỉ tiêu khả năng quản lý nợ

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

Hệ số nợ trên tổng nguồn vốn 0,5 0,51 0,51

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 1,04 1,06 1,08

Lại một lần nữa chúng ta có thể thấy chiến lược kinh doanh thận trọng của công ty khi đem so sánh với chỉ số ngành. Trong khi chỉ số nợ trên tổng nguồn vốn ở toàn ngành luôn nằm trên mức 50% tổng nguồn vốn thì chỉ số nợ của công ty chỉ chiếm 3% và 12% lần lượt vào năm 2011 và 2012, mặc dù có sự tăng lên đáng kể vào năm 2013 khi chỉ số nợ chiếm 30% tổng nguồn vốn nhưng nhìn chung khoảng cách vẫn còn rất lớn với toàn ngành. Ngoài ra nợ còn là nguồn tài trợ chính trong việc sản xuất kinh doanh của toàn ngành khi mức nợ luôn lớn hơn số vốn chủ hữu của doanh nghiệp (>1 lần). Đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh với đặc thù là ngắn hạn, việc công ty dùng nguồn vốn chủ sở hữu để tài trợ cho hầu hết hoạt động kinh doanh sản xuất của mình thực sự không cần thiết và gây lãng phí nguồn vốn. Công ty cần thay đổi chính sách quản lý nợ của mình để tận dụng tốt được nguồn vốn ngắn hạn cũng như dài hạn, tránh việc kinh doanh an toàn quá mức làm ảnh hưởng tới lợi nhuận kì vọng của mình.

3.2.1.4 Hoàn thiện nhóm chỉ tiêu về khả năng quản lư tài sản

Bảng3.4. Nhóm chỉ tiêu về khả năng luân chuyển tài sản giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: Vòng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

Vòng quay các khoản phải trả 16,62 11,73 16,47

Vòng quay hàng tồn kho 4,95 5,37 8,77

Vòng quay khoản phải thu 11,49 8,20 7,51

Vòng quay tiền 82,41 80,25 67,14

(Nguồn: Tính toán từ phụ lục báo cáo tài chính của Công ty)

Vòng quay các khoản phải trả

Chỉ số này cho chúng ta biết được khả năng chiếm dụng vốn của người bán .

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn môt thành viên Smardoor 168 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)