a) Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá
Dựa vào tình hình trong và ngoài nhà trường, dựa vào tình hình đội ngũ, hiệu trưởng phải xây dựng được kế hoạch cho từng nội dung bồi dưỡng. Phải có kế hoạch dài hạn (5 - 10 năm), kế hoạch ngắn hạn (từng năm, từng tháng, tuần). Trong từng năm, từng tháng phải định hướng một số nội dung bồi dưỡng cần thực hiện. Tiếp đó phải tổ chức chặt chẽ, phải nêu rõ mục đích, yêu cầu, phương pháp thực hiện, phân công người phụ trách, thực hiện, điều tiết thời gian, kinh phí cho tập thể bàn bạc, thảo luận đi đến thống nhất. Triển khai, chỉ đạo chặt
chẽ, thường xuyên. Luôn đôn đốc, kiểm tra, điều chỉnh. Để tạo điều kiện cho phong trào phát triển phải có sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời.
b) Người quản lý phải nắm được đặc điểm cơ bản của tập thể sư phạm, đội ngũ giáo viên. Đó là các đặc điểm về mục tiêu, đặc điểm về lao động sư phạm, đặc điểm các yếu tố tâm lý, giá trị của tập thể sư phạm.
c) Đảm bảo chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên, xây dựng khối đại đoàn kết thống nhất trong tập thể sư phạm, trong đội ngũ giáo viên.
d) Xây dựng bầu không khí tâm lý thuận lợi trong tập thể đội ngũ giáo viên. Hiệu trưởng cần phối hợp với các tổ chức chính trị, xa hội thường xuyên tổ chức những sinh hoạt tập thể, những chuyến tham quan, nghỉ mát, hội thảo, quan tâm đến những sinh hoạt tập thể, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của từng giáo viên. Hiệu trưởng cần hoàn thiện phong cách quản lý của mình vì phong cách quản lý của hiệu trưởng có ảnh hưởng tới bầu không khí tâm lý của tập thể sư phạm qua tiếp xúc của hiệu trưởng với các giáo viên và điều tiết các quan hệ giữa các thành viên trong tập thể.
e) Tăng cường pháp chế XHCN, cải cách hành chính trong nhà trường nhằm xây dựng kỷ cương, nền nếp dạy và học, nhằm phát huy chức năng bộ máy nhà trường, phát huy sức mạnh của mỗi cá nhân và cộng đồng.