Phân khu nguồn gây ô nhiễm

Một phần của tài liệu luận văn đánh giá thực trạng, diễn biến môi trường nước vịnh cửa lục và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm (Trang 82)

Các kết quả phân tích ở mục 2.1 cho thấy nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước vịnh Cửa Lục là do các hoạt động kinh tế xã hội và sinh hoạt trên bờ ven vịnh và dưới vịnh. Phân chia khu vực thành các khu vực môi trường theo nguồn phát sinh sẽ tạo cơ sở để quản lý tận gốc các nguồn gây ô nhiễm.

Khu vực môi trường là không gian dặc trưng riêng về các hoạt động phát triển và một số vấn đề môi trường liên quan nảy sinh, trên cơ sở đó có giải pháp quản lý thích hợp cho từng khu vực và chung cho toàn lãnh thổ nghiên cứu.

Mỗi khu vực môi trường được phân chia dựa vào các chỉ tiêu sau: - Loại hình sử dụng đất (Loại hình sản xuất hoặc sinh hoạt )

- Các vấn đề môi trường liên quan có khả năng nảy sinh,

Dựa vào các tiêu chí trên, trong phạm vị lãnh thổ nghiên cứu có thể phân thành 4 khu vực môi trường (KVMT) sau: 1. KVMT ven bờ phía Đông vịnh Cửa Lục, 2- KVMT ven bờ phía Bắc vịnh Cửa Lục, 3-KVMT ven bờ phía Tây vịnh Của Lục, 4- KHMT vịnh Cửa Lục ( Bảng 3.9)

Bảng 3.9. Các khu vực môi trường dựa theo nguồn gây ô nhiễm

STT Khu vực môi trường Các hoạt động chính gây ô nhiễm nước

Các vấn môi trường nước nảy sinh

1 KVMT ven bờ phia

Đông vịnh Cửa Lục

Quần cư đô thị - Nguồn nước thải sinh

hoạt chua được xử lý triệt để

- Lấp bãi mở rộng không gian phát triển đô thị làm giảm diện tích tích mặt nước vịnh

Khai thác than - Vật liệu thải, nước thải, dầu mỡ thải do khai thác than làm tăng ô nhiễm TSS, kim loại nặng, dầu

73

mỡ qua các kênh mương thoát nước.

2 KVMT ven bờ phía Bắc vịnh Cửa Lục.

Hoạt động phát triển khu công nghiệp Hoành bồ ( Sản xuất tủ lạnh, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, đồ trang trí nội thất, chế biến nông lâm thủy sản)

- Nước thải chứa các hóa chất, kim loại năng, chất hữu cơ

Nuôi trông thủy sản

( Ngoại trừ trồng và bảo vệ rừng ngập mặn )

Chủ yếu do hoạt động nuôi trồng thủy sản

nên giảm diện tích rừng, giảm khả năng tự làm sạch môi trường nước của rừng.

- Tiềm ẩn ô nhiễm nước từ việc sử dụng thức ăn cho nuôi thủy sản, bệnh dịch có thể phát sinh 3 KVMT ven bờ phia

Tây vịnh Cửa Lục

KCN Cái Lân ( Sản xuất và lắp ráp cơ khí, đồ dùng gia đình, sản xuất công – ten- nơ, đóng tầu, đồ dùng học tập, thiết bị)

- Nước thải chứa kim loại nặng, dầu mỡ

KCN Việt Hưng (Lắp ráp cơ khí, sản xuất đồ trang thiết bị nội thất, sản xuất chế biến nông lâm sản, hàng sản xuất, hàng tiêu dùng)

- Nước thải chứa kim loại nặng, dầu mỡ

- Hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải có thể tăng

74

4 KVMT vịnh Cửa

Lục

Hoạt động các cảng than - Làm tăng độ đục - Ô nhiễm dầu mỡ

Khai thác cát - Làm tăng TSS

- Biến động bồi xối trầm tích đáy ven vịnh phía đông bắc.

Hoạt động cảng nước sâu và giao thông thủy

Ô nhiễm dầu mỡ

3.4. Phân khu chất lƣợng môi trƣờng nƣớc vịnh Cửa Lục

Phân vùng chất lượng nước cùng với phân vùng nguồn gây ô nhiễm nước là vấn đề hết sức quan trọng và có ý nghĩa lớn trong công tác quản lý, dự báo xu thế diễn biến chất lượng nước từ đó giúp xây dựng các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm. Để đánh giá mức độ của ô nhiễm môi trường hay phân loại chất lượng môi trường nước vịnh Cửa Lục trong luận văn sử dụng Chỉ số chất lượng môi trường nước SWQI.

1. Cơ sở dữ liệu và phương pháp

Rất nhiều thông số môi trường được đo đạc, trong luận văn đã chọn lọc một số yếu tố chính để phân vùng chất lượng môi trường nước. Các tham số được lựa chọn thỏa mãn điều kiện sau:

- Có đo đạc và đồng bộ trong 4 quý. Có giá trị tới hạn để đánh giá chất lượng môi trường vùng nước ven bờ theo QCVN10:2008/BTNMT.

- Các tham số môi trường cụ thể được sử dụng dưới đây là: Nhiệt độ, pH, TSS, BOD5, Coliform, dầu khoáng mỡ.

- Phương pháp xây dựng bản đồ phân vùng CLN được thực hiện theo các bước sau:

+ Thu thập các tham số môi trường cân phân tích thông tin, xây dựng khu vực phân bố của các điểm quan trắc.

75

+ Sử dụng các thuật toán SQL để chồng lớp, phân tích thông tin và xây dựng thành các sơ đồ phân vùng chất lượng môi trường theo các nhóm trên.

2. Cách xác định giá trị của chỉ số chất lượng nước theo từng thông số ô nhiễm

Các kết quả phân vùng chất lượng nước (CLN ) khu vực vịnh Cửa Lục theo chỉ số SWQI

SWQI (n) =

Trong đó:

i = 1, 2, 3,…,n- là chỉ số đánh số các điểm quan trắc đối với mỗi vùng nước cụ thể.

- nồng độ hay hàm lượng thực tế quan trắc được tại điểm i, thường là trị số trung bình năm hay trung bình quý.

Co - nồng độ hay hàm lượng chất ô nhiễm tối đa cho phép được quy định theo QCVN 10:2008/BTNMT.

n - số lượng điểm quan trắc tại nguồn nước cụ thể;

Trị số 100 là chỉ số chất lượng nước biển ven bờ quy ước, tương ứng với điều kiện nồng độ quan trắc thực tế = nồng độ giá trị giới hạn cho phép được quy định theo QCVN.

SWQI01=

2. Phân chia các khu vực chất lượng nước vịnh Cửa Lục

a. Phân cấp chất lượng nước

Dựa vào kết quả tính toán chỉ số SWQI, chất lượng nước được chia thành 5 mức: nước có chất lượng tốt, nước không bị ô nhiễm, nước bị ô nhiễm , ô nhiễm nặng, ô nhiễm rất nặng ( Bảng 3.10).

76

Bảng 3.10. Bảng phân cấp chất lượng nước

Giá trị SWQI Mức đánh giá chất lƣợng nƣớc Màu

≤50 Khu vực có chất lượng tốt Xanh nước biển

50<SWQI0 ≤100 Khu vực không bị ô nhiễm Xanh lá cây

100<SWQI0 ≤200 Khu vực bị ô nhiễm Vàng

200<SWQI0 ≤300 Khu vực bị ô nhiễm nặng Da cam

>300 Khu vực bị ô nhiễm rất nặng Đỏ

b. Kết quả phân khu chất lượng nước vịnh Cửa Lục

Hiện nay các hoạt động sản xuất than tại thành phố Hạ Long chủ yếu nằm ở ngoại vi thành phố vì vậy ít ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan môi trường khu vực trung tâm, tuy nhiên Hạ Long là vùng có tiềm năng du lịch đặc biệt nên rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường. Những đối tượng chủ yếu ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường trong vùng là:

Các đơn vị kinh doanh và chế biến than: khu cảng xuất than ở phía Đông Bắc của Vịnh Cửa Lục có ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường chủ yếu do các bãi thải xít vịnh Cửa Lục. Các cảng tiêu thụ than chủ yếu nằm rải rác dọc bờ sông Diễn Vọng, ảnh hưởng chủ yếu đến cảnh quan: tạo bụi giữa các kho than tại cảng và quá trình rót than xuống phương tiện, gây ô nhiễm nguồn nước do nước mưa chảy tràn qua các kho than này chứa nhiêu thành phần gây ô nhiễm được đổ trực tiếp xuống sông Diễn Vọng, chảy ra vịnh Hạ Long. Hàm lượng TSS khá cao.

Một số đơn vị khai thác và chế biến vật liệu xây dựng tại Đại Yên, Hà Phong chưa có các biện pháp giảm thiểu do đó gây ảnh hưởng tới môi trường, gây ô nhiễm không khí, nước mặt, nước biển, môi trường đất. Khu khai thác cát trên sông Trới cũng còn làm cho dòng chảy bị biến đổi.

Khu công nghiệp Cái Lân tập trung nhiều nhà máy nên đòi hỏi nước thải phải được xử lý triệt để nếu không sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bên cạnh đó, môi trường nước vịnh Cửa Lục cũng đang chịu sự ảnh hưởng bởi nguồn nước thải từ các nhà máy xi măng Thăng Long, xi măng Hạ Long, nhiệt điện

77

Quảng Ninh.

Hình 3.7.Sơ đồ phân khu CLN khu vực vịnh Cửa Lục năm 2011

Hình 3.8 Sơ đồ phân khu CLN nước khu vực Vịnh Cửa Lục năm 2012

Khu vực có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng SWQI ≥ 300 như: Khu CN Cái Lân (664,05), khu công nghiệp khai thác than Làng Khánh (1.000,88), nhà máy xi măng Hạ Long (626,42), khu công nghiệp Việt Hưng (365,56) các khu vực này là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất, nước thải từ quá trình hoạt động kinh tế của khu công nghiệp.

78

Khu vực bị ô nhiễm nằm trong khoảng 100≤SWQI≤200 là khu vực sông Trới (140,38), sông Diễn Vọng (102,26). Khu vực này cần chú ý, nằm trong ngưỡng ô nhiễm môi trường dễ bị ảnh hưởng. Chính vì thế cần tránh ảnh hưởng từ khu vực gây ô nhiễm khuếch tán tại các khu vực bên cạnh đặc biệt là khu khai thác than Hà Khẩu.

- Khu vực nằm trong ngưỡng an toàn hay khu vực không bị ô nhiễm như: Sông Diễn Vọng , Khu dân cư phường Yết Kiêu, khu K67 có chỉ số SWQI nằm trong khoảng 50 ≤SWQI≤100. Khu vực cảng Cái Lân có chỉ số SWQI thấp 15,20 chất lượng nước ở đây khá tốt cần tránh làm ảnh hưởng hệ sinh thái khu vực.

Khu vực nằm trong ngưỡng an toàn hay khu vực không bị ô nhiễm nằm trong khoảng 50 ≤SWQI≤100 Khu dân cư phường Yết Kiêu (87,24). Khu vực cầu Bãi Cháy có chỉ số SWQI thấp 37,50 chất lượng nước ở đây khá tốt cần tránh làm ảnh hưởng hệ sinh thái khu vực. Tuy nhiên không nên quá chủ quan cần quản lý, giám sát môi trường khu vực tránh mức tối đa ảnh hưởng.

Các kết quả nghiên cứu trên là cơ sở đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước phù hợp với khu vực ( Xây dựng một số định hướng chung cho khu vực vịnh Cửa Lục để quản lý như thường xuyên- quan trắc số liệu, thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình xử lý, triệt để và áp dụng một số công cụ kinh tế để kiểm sát.

3.5. Đề xuất giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước vịnh Cửa Lục nói riêng đã và đang được các cấp, các ngành quan tâm và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn gặp phải một số tồn tại, bất cập: về cơ chế chính sách chưa rõ nét, công tác quản lý còn chồng chéo, nhận thức của người dân chưa cao.

` Dựa vào kết quả nghiên cứu trên, trong luận văn có thể đề xuất một số định hướng, một số giải pháp nhằm một phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước vịnh Cửa Lục.

3.5.1. Một số giải pháp chung

1, Tỉnh Quảng Ninh đã và đang triển khai các quy hoạch, kế hoạch liên quan đến môi trường nước nhằm đưa ra các chiến lược phát triển lâu dài theo hướng phát

79

triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh” theo Thông báo số 108-TB/TW của Bộ Chính trị ngày 01/10/2012.

Về quy hoạch: Tỉnh đã xây dựng và phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh giai đoạn 2010-2015, tầm nhìn đến 2020 tại Quyết định số 713/QĐ-UBND ngày 2/4/2012; Phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2020, định hướng 2030 tại Quyết định số 3594/QĐ- UBND ngày 28/12/2012, trong đó nêu rõ mục tiêu đến năm 2025 toàn bộ nước thải ra Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long được xử lý đạt tiêu chuẩn Châu Âu; Phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, bản đồ nhạy cảm đường bờ cho tỉnh Quảng Ninh; Xây dựng Quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải các đô thị tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Hiện đang xây dựng Quy hoạch môi trường Tỉnh Quảng Ninh, Quy hoạch môi trường Vịnh Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Đồng thời, UBND tỉnh cũng xác định 13 nhóm giải pháp cụ thể để phát triển biển, đảo:

(1) Tăng cường xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp lý để khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững biển

(2) Hoàn thiện khung thể chế quản lý biển.

(3) Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng và tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa các nguồn ô nhiễm biển.

(4) Thúc đẩy tăng cường quản lý tổng hợp đới bờ (ICM). (5) Quản lý dựa vào hệ sinh thái.

(6) Xây dựng và phát triển các khu bảo tồn biển. (7) Quản lý dựa vào cộng đồng/ Mô hình đồng quản lý.

(9) Chú trọng các giải pháp bảo đảm sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven biển.

80

(10) Lồng ghép vấn đề thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH) vào trong chính sách, qui hoạch và công tác quản lý tài nguyên và môi trường biển.

(11) Xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai, thảm họa, chống xói lở bờ biển, bảo vệ dân cư, ứng phó với BĐKH.

(12) Tăng cường giáo dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực biển phục công tác điều tra, nghiên cứu và quản lý tài nguyên, môi trường biển.

(13) Nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư về biển để khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

2. Lồng ghép các hoạt động bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Tất cả các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đều được gắn với các quy hoạch, kế hoạch liên quan đến môi trường nước nhằm đưa ra các chiến lược phát triển lâu dài theo hướng phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh” theo Thông báo số 108-TB/TW của Bộ Chính trị ngày 01/10/2012.

Tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các đơn vị sản xuất kinh doanh khu vực vịnh Cửa Lục nói riêng và cả tỉnh nói chung đều phải có cán bộ chuyên trách về mặt môi trường. Thực hiện sản xuất theo phương án sản xuất sạch hơn, gắn kiểm toán môi trường vào sản xuất để đảm bảo đạt các Quy chuẩn về môi trường nhưng không ảnh hưởng đến năng suất sản xuất.

3. Tăng cường giám sát và quản lý môi trường

a, Xây dựng nguồn nhân lực quản lý môi trường

Đầu tư cho nguồn nhân lực quản lý môi trường tại Sở TNMT, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, thường xuyên tập huấn cho cán bộ môi trường nhằm nâng cao năng lực quản lý.

Đầu tư kinh phí cho việc xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và kiểm toán nguồn thải.

Sử dụng phương pháp kiểm toán môi trường, xác định các nguồn thải đặc trưng để có được biện pháp quản lý thích hợp.

81

Xây dựng hệ thống GIS quản lý nguồn thải theo khu vực, theo ngành dựa vào phần mềm mapinfo để xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên môi trường, kinh tế - xã hội toàn khu vực, giúp việc quản lý được thuận tiện.

Tăng cường công tác quản lý môi trường. Quy định chặt chẽ việc thẩm định phương án bảo vệ môi trường trong quá trình xét duyệt các dự án phát triển, nhất là các công trình có nguy cơ gây ô nhiễm lớn như hóa chất, cảng biển, đóng tầu, nhiệt điện... Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch để bảo vệ môi trường.

Đa dạng hóa các nguồn vốn bảo vệ môi trường. Tăng cường nguồn vốn ngân sách cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường. Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với các cơ sở sản xuất để xây dựng các công trình xử lý chất thải. Huy động các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đóng góp kinh phí để xây dựng hệ thống xử lý chất thải theo nguyên tắc "Người được hưởng lợi phải trả tiền, người gây ô nhiễm phải đầu tư để khắc phục ô nhiễm". Đẩy mạnh công tác giáo dục môi trường trong toàn thể nhân dân, kể cả ở thành thị và nông thôn.

b, Giám sát việc thực hiện nghiêm túc các thủ tục về môi trường

Việc kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường (hồ sơ báo cáo đánh giá

Một phần của tài liệu luận văn đánh giá thực trạng, diễn biến môi trường nước vịnh cửa lục và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)