Hiện trạng một số chỉ tiêu môi trường nước

Một phần của tài liệu luận văn đánh giá thực trạng, diễn biến môi trường nước vịnh cửa lục và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm (Trang 30)

Các thông số ô nhiễm môi trường được phân tích trên cơ sở kết quả quan trắc môi trường định kỳ của các quý trong năm 2012.

1. Độ chua pH

- Đối với nước thải từ KCN, trạm xử lý nước thải: Tại các điểm quan trắc, độ pH ổn định, các kết quả đo được dao động trong khoảng 6,3 - 8,1 nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT ( 5,5 < pH< 9.5).

21

Hình 1.1: Giá trị pH tại một số điểm quan trắc

- Đối với nước biển ven bờ: Nước biển ven bờ tại cảng Làng Khánh có giá trị từ 7,81 - 8,04, nằm trong QCVN 10:2008/BTNMT về chất lượng nước biển ven bờ. Độ pH trong năm có sự biến đổi theo mùa, vào mùa mưa giá trị pH có xu hướng cao hơn so với mùa khô do ảnh hưởng của dòng chảy xung quanh. Ngoài ra, tại hai điểm quan trắc tại điểm N2 và N7 cũng cho thấy giá trị pH không có dấu hiệu bị ô nhiễm

Hình 1.2: Giá trị pH một số mẫu nước biển ven bờ

Như vậy, các điểm quan trắc đều có giá trị pH nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN và không bị ô nhiễm axit hay kiềm.

22

2. Hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS)

Kết quả quan trắc tại một số vị trí xung quanh vịnh cho thấy: nhìn chung nước biển ven bờ tại khu vực nghiên cứu ít bị ảnh hưởng bởi nước thải từ các hoạt động phát triển xung quanh, nhưng tại một số cảng vận chuyển than và xi măng ở phía Đông vịnh có hàm lượng chất rắn lơ lửng vượt quá QCVN 10:2008/BTNMT.

- Ảnh hưởng của nước thải đối với nước biển ven bờ vịnh Cửa Lục: Các hoạt động kinh tế - xã hội tại khu vực ven bờ vịnh Cửa Lục cũng góp phần ảnh hưởng đến độ đục tại khu vực này. Kết quả quan trắc nước thải tại một số cơ sở sản xuất, trạm xử lý nước thải cho thấy, nước thải sau khi được xử lý có chất lượng tốt, hàm lượng TSS trong nước thải tại các điểm quan trắc đều nhỏ hơn 100 mg/l theo QCVN 40:2011/BTNMT về chất lượng nước thải. Do đó, mức độ ảnh hưởng đến chất lượng nước biển ven bờ vịnh Cửa Lục là không cao.

Hình 1.3: Hàm lượng TSS trong nước thải của một số cơ sở sản xuất

- Nước biển ven bờ: Kết quả quan trắc một số mẫu nước biển ven bờ xung quanh vịnh Cửa Lục cho thấy, có 2/4 mẫu quan trắc có dấu hiệu bị ô nhiễm với hàm lượng TSS nằm trong khoảng 54 - 71 mg/l. Các mẫu ô nhiễm chủ yếu bị ảnh hưởng bởi hoạt động vận chuyển than và xi măng. Đối với mẫu “nước biển ven bờ vịnh Cửa Lục - Cầu Bãi Cháy” và mẫu “nước qua cầu K67 - Cao xanh” không có dấu

23

hiệu ô nhiễm chất rắn lơ lửng, hàm lượng TSS lần lượt dao động trong khoảng 5 - 10 mg/l và 19 - 32 mg/l, nhỏ hơn nhiều so với QCVN 10:2008/BTNMT.

Hình 1.4: Hàm lượng TSS trong một số mẫu nước biển ven bờ Vịnh Cửa Lục

3. Hàm lượng oxy hóa học (COD)

Đối với các loại nước thải công nghiệp, nước thải sản xuất, hàm lượng COD có giới hạn 150 mg/l. Kết quả quan trắc một số cơ sở sản xuất xung quanh vịnh Cửa Lục cho thấy, hàm lượng COD trong nước thấp hơn nhiều lần so với QCVN 40:2011/BTNMT. Như vậy, có thể nhận thấy tác động, ảnh hưởng của các hoạt động công nghiệp đến vịnh là không đáng kể.

Bảng 1.6: Hàm lượng COD trong nước thải của một số cơ sở sản xuất xung quanh vịnh Cửa Lục

STT Vị trí quan trắc

COD (mg/l))

Quý I Quý II Quý III Quý IV

1 N1 3.3 4 5.4 4 3 N3 2.78 3.5 6.5 5 4 N4 3.4 5.4 5.2 4.3 5 N5 6.7 6.4 7.6 5 6 N6 3.2 3.6 3.5 3.3 8 N8 4.2 4.2 5.6 4.2 QCVN 40:20011/BTNMT – B 150

24

Tại các điểm quan trắc nước biển ven bờ đều có giá trị COD trung bình >4. Tuy nhiên tại điểm N2 vào quý IV có giá trị COD là 3,8 mg/l.

Hình 1.5: Hàm lượng COD tại một số mẫu nước biển ven bờ vịnh Cửa Lục

4. Hàm lượng kim loại nặng

* Chì

Chì (Pb) và Cadimi (Cd) trong nước biển tồn tại dưới dạng ion vô cơ và các phức vô cơ và hữu cơ. Chì, cadimi được sử dụng nhiều trong công nghiệp cũng như trong đời sống. Chì và Cadmi là những kim loại có nguồn gốc từ nước thải công nghiệp và riêng Cadimi một phần sinh ra từ nguồn nước sản xuất nông nghiệp do quá trình sử dụng các loại hoá chất bảo vệ thực vật.

- Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đến môi trường nước vịnh Cửa Lục: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dựa trên bảng kết quả phân tích kim loại chì trong nước thải của một số cơ sở sản xuất cho thấy, hầu hết nước thải của các cơ sở có hàm lượng Chì xấp xỉ với QCVN 40:2011/BTNMT (cột B), thậm chí tại một số thời điểm hàm lượng chì còn vượt quá giới hạn và bắt đầu bị ô nhiễm nhẹ. Trong đó, tại điểm quan trắc N5 - Khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung phường Hà Khánh hàm lượng chì quan trắc trong cả quý I, II, III đều bằng với quy chuẩn, riêng quý IV, hàm lượng chì trong nước vượt quy chuẩn 0,1 mg/ l. Như vậy, mặc dù đã được qua xử lý nhưng hàm lượng chì trong nước thải vẫn ở mức cao, thậm chí có những thời điểm bị ô nhiễm. Đây là một trong các nguyên nhân dẫn đền ô nhiễm kim loại nặng tại khu vực nghiên cứu.

25

Bảng1.7: Hàm lượng chì trong nước thải tại một số cơ sở sản xuất xung quanh vịnh Cửa Lục

STT Vị trí quan trắc

Pb (mg/l)

Quý I Quý II Quý III Quý IV

1 N1 0.4 0.46 0.48 0.5 2 N3 0.1 0.1 0.5 0.6 3 N4 0.4 0.5 0.6 0.54 4 N5 0.5 0.5 0.5 0.6 5 N8 0.34 0.4 0.5 0.5 QCVN 40:2011/BTNMT – B 0.5

(Nguồn: Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ)

- Nước biển ven bờ vịnh Cửa Lục: Kết quả quan trắc 3 mẫu nước biển ven bờ khu vực vịnh Cửa Lục cho thấy: tất cả các mẫu quan trắc đều bị nhiễm Chì, trong đó, hàm lượng Chì tại điểm N2 cao nhất, gấp 1 - 5 lần so với QCVN 10:2008/BTNMT về chất lượng nước biển ven bờ. Điểm N9 tại Cảng Làng Khánh cũng có những thời điềm gấp 2 lần so với QCVN.

Bảng1.8. Hàm lượng chì trong nước biển ven bờ vịnh Của Lục

STT Vị trí quan trắc

Pb (mg/l)

Quý I Quý II Quý III Quý IV

1 N2 0.5 0.3 0.1 0.5

2 N7 0.1 0.3 0.25 0.2

3 N9 0.1 0.1 0.1 0.2

QCVN 10:2008/BTNMT – Các nơi khác 0.1

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh)

* Cadimi

Cadimi là một kim loại có nguồn gốc từ nước thải công nghiệp và một phần từ nguồn nước sản xuất nông nghiệp do quá trình sử dụng các loại hoá chất bảo vệ thực vật. Giới hạn cho phép của QCVN 10:2008/BTNMT đối với nước biển ven bờ là 0,005 mg/l và đối với nước thải công nghiệp là 0,1 mg/l.

26

- Ảnh hưởng của nước thải công nghiệp đến hàm lượng Cadimi trong nước thải: Nhìn chung, nước thải của các cơ sở sản xuất không có dấu hiệu bị nhiễm Cd. Hàm lượng Cadimi trong nước thải tại các điểm quan trắc đều nằm trong QCVN 40:2011/BTNMT.

Bảng 1.9: Hàm lượng Cadimi trong nước thải sản xuất xung quanh vịnh Cửa Lục

STT Vị trí quan trắc

Cd (mg/l)

Quý I Quý II Quý III Quý IV

1 N1 0.0005 0.0005 2 N3 0.0005 0.0005 0.0005 0.0005 3 N4 0.0005 0.0005 0.0005 0.0005 4 N5 0.0005 0.0005 5 N6 0.0005 0.0005 6 N8 0.0005 0.0005 0.0005 0.0005 QCVN 40:2011/BTNMT – B 0.1

(Nguồn: Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ)

- Nước biển ven bờ vịnh Cửa Lục: Nước biển ven bờ vịnh Cửa Lục có hàm lượng Cadimi thấp hơn nhiều lần so với QCVN 10:2008/BTNMT và không có dấu hiệu ô nhiễm. Các giá trị quan trắc đều đạt 0.0005 mg/l.

Hình 1.6: Hàm lượng Cd trong một số mẫu nước biển ven bờ vịnh Cửa Lục năm 2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

27

* Sắt và Mangan.

- Mangan:

+ Kết quả quan trắc một số mẫu nước thải của các cơ sở sản xuất xung quanh khu vực vịnh Cửa Lục cho thấy, hàm lượng mangan trong nước thải sản xuất đều nhỏ hơn 1 mg/l theo QCVN40:2011/BTNMT. Do đó, nước thải không bị ô nhiễm nên hàm lượng mangan trong nước biển ven bờ cũng ít bị tác động của các cơ sở sản xuất này.

Bảng 1.10: Hàm lượng Mn trong nước thải của một số cơ sở sản xuất xung quanh vịnh Cửa Lục

STT Vị trí quan trắc Mn

Quý I Quý II Quý III Quý IV

1 N1 0.1 0.2 0.3 0.2 3 N3 0.3 0.4 0.34 0.38 4 N4 0.3 0.4 0.4 0.3 5 N5 0.2 0.2 0.3 0.1 6 N8 0.1 0.1 0.1 0.1 QCVN 40:2011/BTNMT – B 1

(Nguồn: Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ)

+ Nước biển ven bờ vịnh Cửa Lục: Mặc dù trong nước thải của các cơ sở sản xuất nêu trên không bị nhiễm Mn, nhưng trong 3 mẫu nước biển ven bờ xung quanh vịnh Cửa Lục lại có hàm lượng Mn vượt quá so với QCVN 10:2008/BTNMT về chất lượng nước biển ven bờ. Trong đó, hàm lượng Mn trong nước trung bình vượt từ 2 - 3 lần so với quy chuẩn và có sự biến động theo thời gian. Tại điểm quan trắc N2, hàm lượng Mn trong nước biển thấp nhất vào quý I cũng đạt mức 0,1 g/ ml. Hàm lượng Mn cao nhất tại điểm N9 - Cảng Làng Khánh với hàm lượng Mn từ 0,3 - 0,4 mg/ l, tức là vượt 3 - 4 lần so với quy chuẩn.

28

Hình 1.7: Hàm lượng Mn trong một số mẫu nước biển ven bờ vịnh Cửa Lục

- Hàm lượng Fe:

+ Đối với nước thải của một số cơ sở sản xuất xung quanh vịnh Cửa Lục: Tại các cơ sở sản xuất xung quanh vịnh Cửa Lục, hàm lượng sắt nằm trong QCVN 40:2011/BTNMT - cột B về chất lượng nước thải công nghiệp. Hàm lượng sắt đo được trong tất cả các mẫu nước thải dao động trong khoảng 0,1 - 0,5 mg/l, đều nhỏ hơn 5 mg/l theo giới hạn cho phép trong QCVN.

Bảng 1.11: Hàm lượng Fe trong nước thải của một số cơ sở sản xuất xung quanh vịnh Cửa Lục

STT Vị trí quan trắc Fe (mg/l)

Quý I Quý II Quý III Quý IV

1 N1 0.4 0.5 0.5 0.46 3 N3 0.1 0.24 0.35 0.1 4 N4 0.29 0.29 0.29 0.16 5 N5 0.4 0.45 0.5 0.3 6 N8 0.1 0.1 0.2 0.24 QCVN 40:2011/BTNMT – Cột B 05

(Nguồn: Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ)

+ Nước biển ven bờ: Mặc dù trong các mẫu nước thải quan trắc không có dấu hiệu ô nhiễm nhưng trong các mẫu quan trắc nước biển ven bờ lại có dấu hiệu

29

nhiễm sắt mặc dù hàm lượng không quá cao. Tại điểm N2 nước biển bị ô nhiễm nặng nhất với hàm lượng Fe dao động từ 0,3 - 0,45 mg/l.

Hình 1.8: Hàm lượng Mn trong một số mẫu nước biển ven bờ vịnh Cửa Lục

* Arsen (As), Thuỷ ngân ( Hg)

Arsen hay còn được gọi là thạch tín rất độc đối với sinh vật. As tồn tại trong nước dưới dạng các ion tự do, ion phức và các hợp chất hữu cơ. Giới hạn cho phép của As theo QCVN 10:2008/BTNMT đối với nước biển ven bờ khu vực nuôi trồng thuỷ sản, bảo tồn thuỷ sinh là 0,01 mg/l, đối với khu vực bãi tắm là 0,04 mg/l và các nơi khác là 0,05 mg/l.

Kết quả quan trắc chất lượng nước thải xung quanh vịnh Cửa Lục và nước biển khu vực vùng Vịnh Cửa Lục cho phép hàm lượng As đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT và QCVN10:2008/BTNMT.

Bảng 1.12. Hàm lượng As trong nước thải và nước biển xung quanh vịnh Của Lục

STT Vị trí quan trắc As (mg/l)

Quý I Quý II Quý III Quý IV

1 N1 0.004 0.005 0.005 0.005 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 N2 0.005 0.002 0.004 0.004

3 N3 0.008 0.006 0.006 0.006

30 5 N5 0.05 0.05 0.06 0.07 6 N7 0.05 0.004 0.004 0.004 7 N8 0.003 0.004 0.004 0.004 8 N9 0.006 0.04 0.04 0.005 QCVN 10:2008/BTNMT – Các nơi khác QCVN 40:2011/BTNMT - cột B 0.05 0.1

(Nguồn: Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ)

- Thuỷ ngân có thể xâm nhập vào nguồn nước dưới nhiều hình thức và từ nhiều nguồn khác nhau, đáng kể nhất là nguồn nước thải công nghiệp từ các nhà máy hoá chất. Phần lớn thuỷ ngân trong nước tồn tại ở dạng Methyl thuỷ ngân, gây độc mạnh. Hàm lượng thuỷ ngân theo QCVN 10:2008/BTNMT đối với nước biển ven bờ khu vực nuôi trồng thuỷ sản, bảo tồn thuỷ sinh là 0,005 mg/l (1 mg/l), đối với khu vực bãi tắm là 0,002 mg/l và các nơi khác là 0,005 mg/l.

+ Tại các mẫu quan trắc nước thải của một số cơ sở sản xuất xung quanh vịnh Cửa Lục cho thấy không có dấu hiệu bị ô nhiễm thủy ngân. Các kết quả quan trắc đều nhỏ hơn nhiều so với QCVN 40:2011/BTNMT.

Bảng 1.13: Hàm lượng Hg trong một số mẫu nước thải xung quanh vịnh Cửa Lục

STT Vị trí quan trắc Hg (mg/l)

Quý I Quý II Quý III Quý IV

1 N1 0.00003 0.00003 0.00003 0.00003 3 N3 0.00003 0.00003 0.00003 0.00003 4 N4 0.00003 0.00003 0.00003 0.00003 5 N5 0.0003 0.0003 0.0003 0.0003 6 N8 0.00003 0.00003 0.00004 0.00003 QCVN 40:2011/BTNMT –B 0.01

(Nguồn: Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ)

+ Đối với nước biển ven bờ, hàm lượng thủy ngân trong giới hạn cho phép theo QCVN 10:2008/BTNMT là 0,005 mg/l. Kết quả quan trắc 3 mẫu nước biển ven bờ xung quanh vịnh Cửa Lục cho thấy không có dấu hiện ô nhiễm thủy ngân trong nước.

31

Bảng 1.14: Hàm lượng Hg tại một số điểm quan trắc nước biển ven bờ

STT Vị trí quan trắc Hg (mg/l)

Quý I Quý II Quý III Quý IV

1 N2 0.00003 0.00003 0.00003 0.00003 2 N7 0.00003 0.00004 0.00003 0.00003

3 N9 0.007 0.008 0.008 0.008

QCVN 10:2008/BTNMT – Các

nơi khác 0.005

(Nguồn: Báo cáo quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh)

5. Hàm lượng Coliform

- Ảnh hưởng của nước thải sản xuất đên hàm lượng Coliform trong nước vịnh Cửa Lục: Nhìn chung, chất lượng nước thải trước khi xả vào vịnh tương đối tốt, chỏ có 1/6 cơ sở được đánh giá có hàm lượng Colifom vượt quá QCVN 40:2011/BTNMT. Hàm lượng Coliform tại Khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung phường Hà Khánh vượt 1,4 - 1,66 lần giới hạn cho phép trong QCVN.

Bảng 1.15: hàm lượng coliform trong một số mẫu nước thải khu vực vịnh Cửa Lục

STT Vị trí quan trắc Coliform (MPN/100ml)

Quý I Quý II Quý III Quý IV

1 N1 250 320 450 300 3 N3 40 60 150 150 4 N4 720 670 670 670 5 N5 7000 8430 7350 7350 6 N8 60 90 160 160 QCVN 40:2011/BTNMT – B 5000

(Nguồn: Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ)

- Kết quả quan trắc nước biển ven bờ tại một số khu vực cho thấy: hầu hết các điểm quan trắc có hàm lượng coliform đều nằm trong giới hạn cho phép, nhỏ hơn 1000 MPN/100 ml. Tuy nhiên, tại điểm quan trắc N9 - cảng Làng Khánh có

32 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hàm lượng Coliform cao hơn nhiều lần so với QCVN 10:2008/BTNMT, hàm lượng Coliform dao động từ 7000 - 9000 MNP/ 100 ml, gấp 7 - 9 lần so với quy chuẩn

Hình 1.9: Hàm lượng coliform tại một số mãu nước biển ven bờ 6. Hàm lượng dầu mỡ trong nước biển

- Ảnh hưởng của nước thải sản xuất đến hàm lượng đầu mỡ trong môi trường nước vịnh Cửa Lục: nhìn chung, kết quả quan trắc môi trường nước thải của một số cơ sở sản xuất cho thấy, hàm lượng tổng dầu mỡ khoáng đạt QCVN 40:2011/BTNMT đối với nước thải công nghiệp và không có dấu hiệu bị ô nhiễm. Trong 6 vị trí quan trắc, điểm N8 - Nước thải Nhà máy xử lý nước thải Hà Khánh có hàm lượng dầu mỡ cao nhất cũng chỉ đạt mức 0,39 mg/l, sau đó là điểm quan trắc N1- Trạm xử lý nước thải Hà Khẩu với hàm lượng 0,32 mg/l (quý II)

33

Bảng 1.16: Kết quả quan trắc nước thải một số cơ sở sản xuất xung quanh vịnh Cửa Lục

STT Vị trí quan trắc Dầu mỡ (mg/l)

Quý I Quý II Quý III Quý IV

1 N1 0.28 0.2 0.23 0.32 2 N3 0.01 0.02 0.01 0.01 3 N4 0.15 0.21 0.34 0.29 4 N5 0.1 0.21 0.3 0.25

Một phần của tài liệu luận văn đánh giá thực trạng, diễn biến môi trường nước vịnh cửa lục và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm (Trang 30)